Đề án Đô thị thông minh - cơ hội phát triển nhanh và bền vững
Đề án Đô thị thông minh là một trong những dự án quan trọng của TP. Hồ Chí Minh, bởi sự tác động sâu rộng và toàn diện của Đề án đến mọi đối tượng từ các cơ quan công quyền, tổ chức đến từng người dân. Tác động của Đề án thể hiện rõ ở chỗ: Công tác điều hành mang tính tổng thể, tích hợp liên ngành cao trên cơ sở kết nối, dùng chung dữ liệu; khả năng dự báo chính xác giúp tối ưu nguồn lực, thời gian, chi phí, góp phần tăng hiệu quả sử dụng ngân sách của Thành phố.
Đề án Đô thị thông minh là một trong những dự án quan trọng của TP. Hồ Chí Minh, bởi sự tác động sâu rộng và toàn diện của Đề án đến mọi đối tượng từ các cơ quan công quyền, tổ chức đến từng người dân. Tác động của Đề án thể hiện rõ ở chỗ: Công tác điều hành mang tính tổng thể, tích hợp liên ngành cao trên cơ sở kết nối, dùng chung dữ liệu; khả năng dự báo chính xác giúp tối ưu nguồn lực, thời gian, chi phí, góp phần tăng hiệu quả sử dụng ngân sách của Thành phố.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đô thị thông minh cũng tạo cơ hội để Thành phố đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: Công nghiệp vi mạch, thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, kết nối vạn vật IoT trong tất cả lĩnh vực như: Giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, quy hoạch, xây dựng, quản lý hành chính… với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ đời sống của người dân. Tất cả người dân, doanh nghiệp và chính quyền có thể cùng hợp tác xây dựng nhiều hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao cho xã hội, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, với việc tăng cường cải cách hành chính và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực, đô thị thông minh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế thành phố theo hướng kinh tế tri thức. Ngoài ra, thông qua các kênh kết nối thông tin, việc cung cấp dữ liệu mở rộng rãi, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp nêu ý kiến, phản ánh các bức xúc, thực hiện vai trò giám sát của mình và tham gia trong suốt quá trình xây dựng và triển khai các chính sách.
Trọng tâm của Đề án là việc xây dựng 4 Trung tâm gắn liền với xây dựng Chính quyền điện tử. Bốn trung tâm đó là: (i) Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở; (ii) Trung tâm điều hành đô thị thông minh; (iii) Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội của thành phố; (iv) Trung tâm an toàn thông tin. Hiện Đề án đã triển khai được 18 tháng (từ tháng 12/2017) và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Cụ thể:
Về xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Thành phố đã triển khai Hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu dựa trên nền các dữ liệu hiện có của các Sở ngành như: CSDL văn bản điện tử, CSDL một cửa điện tử, CSDL khiếu nại tố cáo, CSDL đăng ký doanh nghiệp, CSDL đường dây nóng Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố - giai đoạn 1 đi vào hoạt động tại Công viên Phần mềm Quang Trung từ tháng 1/2019. Ngoài ra, Thành phố đã triển khai thử nghiệm Cổng thông tin dữ liệu mở data.hochiminhcity.gov.vn, cung cấp thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ ngành nghề y, thông tin về cơ sở giáo dục và dịch vụ...
Về xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Thành phố đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các camera giám sát của Sở Giao thông vận tải, UBND các quận (quận 1, 2, Phú Nhuận, Gò Vấp). Tổng số camera được tích hợp về Trung tâm điều hành là hơn 1.000 camera, trong đó phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm: Nhận diện khuôn mặt, nhận diện các loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự Trung tâm đã kết nối (tiếp nhận, kiểm tra, xử lý) thông tin tổng hợp từ Cổng thông tin 10221; hệ thống một cửa điện tử; hệ thống ứng dụng lắng nghe mạng xã hội. Trung tâm điều hành đã ứng dụng quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền bản đồ số (GIS) với vai trò tích hợp tất cả các cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Bưu chính, viễn thông, điện lực, cấp nước.
Về xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, Thành phố đã hoàn thành tập tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo, từ đó ứng dụng các mô hình dự báo chuỗi thời gian để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho năm 2019 và năm 2020. Ứng dụng công nghệ trực quan hoá dữ liệu để xây dựng bộ dashboard trình diễn dữ liệu và kết quả dự báo xu hướng phát triển của các chỉ số kinh tế. Các bộ dữ liệu vĩ mô và vi mô được khai thác trong điều kiện kỹ thuật cho phép để mô hình hoá nhằm phân tích một số nội dung thuộc về đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm mô phỏng dự báo được giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển
Về thành lập Trung tâm An toàn thông tin, UBND Thành phố cũng đã phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin thành phố. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, sẽ tổ chức thành lập công ty với phần vốn góp của nhà nước chiếm từ 51% trở lên vốn điều lệ, với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh thông tin.
Để việc triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất, đồng bộ trong các cơ quan nhà nước, nhằm tận dụng các tài nguyên số và thực hiện quá trình chuyển đổi số, hướng đến xây dựng chính quyền số, Chính quyền điện tử, song hành với việc xây dựng 4 trung tâm trên, UBND Thành phố ban hành và công bố Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 28/09/2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kế hoạch tổng thể nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của TP.HCM về phát triển một đô thị thông minh, hỗ trợ hiệu quả các chương trình đột phá của thành phố, đặc biệt là chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Thực hiện Quyết định 4250, Thành phố hiện nay đang tập trung triển khai chính quyền điện tử thành phố (LGSP) với các hệ thống tích hợp, dịch vụ dùng chung như Hệ thống tích hợp dữ liệu (DIP, FSP), Trục liên thông kết nối (ESB), dịch vụ đăng ký, xác thực người dùng và đăng nhập một lần (SSO), các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Văn bản điều hành.
Về thành lập Trung tâm An toàn thông tin, UBND Thành phố cũng đã phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin thành phố. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, sẽ tổ chức thành lập công ty với phần vốn góp của nhà nước chiếm từ 51% trở lên vốn điều lệ, với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh thông tin.
Để việc triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất, đồng bộ trong các cơ quan nhà nước, nhằm tận dụng các tài nguyên số và thực hiện quá trình chuyển đổi số, hướng đến xây dựng chính quyền số, Chính quyền điện tử, song hành với việc xây dựng 4 trung tâm trên, UBND Thành phố ban hành và công bố Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 28/09/2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kế hoạch tổng thể nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của TP.HCM về phát triển một đô thị thông minh, hỗ trợ hiệu quả các chương trình đột phá của thành phố, đặc biệt là chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Thực hiện Quyết định 4250, Thành phố hiện nay đang tập trung triển khai chính quyền điện tử thành phố (LGSP) với các hệ thống tích hợp, dịch vụ dùng chung như Hệ thống tích hợp dữ liệu (DIP, FSP), Trục liên thông kết nối (ESB), dịch vụ đăng ký, xác thực người dùng và đăng nhập một lần (SSO), các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Văn bản điều hành.
Vai trò của Cục Thống kê trong Đề án Đô thị thông minh
Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh có vai trò chính trong việc cung cấp số liệu xây dựng các mô hình dự báo, phân tích, đánh giá của Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội của Đề án. Cốt lõi của các ứng dụng AI, điều khiển thông minh là việc có được dữ liệu data chuẩn mực, đáng tin cậy, mang tính phổ biến, sát thực với hiện tượng kinh tế - xã hội. Các bộ dữ liệu thống kê mà Cục Thống kê Thành phố có được chủ yếu qua các cuộc điều tra thường xuyên, cập nhật bổ sung, đưa ra các mô hình phục vụ phân tích, dự báo của Trung tâm mô phỏng dự báo như: CSDL điều tra doanh nghiệp hằng năm; CSDL về hộ sản xuất kinh doanh cá thể; CSDL về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; dữ liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; CSDL về dân số, lao động việc làm, đời sống dân cư… đặc biệt là CSDL về dân số qua kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 tới đây. Việc sớm có được kết quả Tổng điều tra Dân số thể hiện quyết tâm của Ngành Thống kê về ứng dụng tin học vào điều tra thống kê trong thời đại công nghiệp 4.0. Cục Thống kê Thành phố đã phác hoạ các đề tài phân tích, cũng như kế hoạch khai thác tối đa, có hiệu quả nguồn dữ liệu này (ví dụ như kết hợp xây dựng dữ liệu dân cư với ngành Tư pháp, Công an, Giáo dục, Lao động Thương binh - Xã hội…).
Kết hợp với CSDL điều tra doanh nghiệp, dữ liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua nhiều năm, Cục Thống kê Thành phố cũng được Thành phố giao nhiệm vụ phối hợp với Sở, ngành trong việc xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế 2019 và các năm tiếp theo.
Việc tham gia vào xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội của Đề án còn gián tiếp giới thiệu với xã hội uy tín của số liệu thống kê; thể hiện vai trò của Ngành Thống kê trong tham mưu Lãnh đạo ban hành chính sách; và hơn hết điều quan trọng là dữ liệu thống kê không bao giờ ngủ yên (Data never to sleep).
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Cục Thống kê Thành phố cũng vấp phải không ít khó khăn khi xây dựng các bộ dữ liệu để mô phỏng. Đó là yêu cầu chuỗi thời gian quan sát đủ dài để dự báo; dữ liệu phải đồng bộ nhất quán, phạm vi thu thập và phải được quản lý tập trung, tránh phân tán. Trước mắt, Thành phố đã tích hợp một số CSDL chuyên ngành của Sở ngành vào Kho dữ liệu chung (tại data.hochiminhcity.gov.vn) nhưng chưa tích hợp được với CSDL quốc gia nói chung và của Ngành Thống kê nói riêng (do việc triển khai CSDL quốc gia còn chậm và các quy định quản lý của Bộ, ngành). Đây là bài học kinh nghiệm cho kết nối đồng bộ dữ liệu giữa các cấp quản lý với nhau. /.
1. Cá nhân, tổ chức phản ánh hoặc cần giải đáp thông tin qua các ứng dụng như: gọi điện thoại, nhắn tin đến đầu số 1022, gửi email [email protected], website 1022.tphcm.gov.vn, ứng dụng 1022 trên điện thoại thông minh hay qua fanpage 1022 trên mạng xã hội Facebook
Kết hợp với CSDL điều tra doanh nghiệp, dữ liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua nhiều năm, Cục Thống kê Thành phố cũng được Thành phố giao nhiệm vụ phối hợp với Sở, ngành trong việc xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế 2019 và các năm tiếp theo.
Việc tham gia vào xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội của Đề án còn gián tiếp giới thiệu với xã hội uy tín của số liệu thống kê; thể hiện vai trò của Ngành Thống kê trong tham mưu Lãnh đạo ban hành chính sách; và hơn hết điều quan trọng là dữ liệu thống kê không bao giờ ngủ yên (Data never to sleep).
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Cục Thống kê Thành phố cũng vấp phải không ít khó khăn khi xây dựng các bộ dữ liệu để mô phỏng. Đó là yêu cầu chuỗi thời gian quan sát đủ dài để dự báo; dữ liệu phải đồng bộ nhất quán, phạm vi thu thập và phải được quản lý tập trung, tránh phân tán. Trước mắt, Thành phố đã tích hợp một số CSDL chuyên ngành của Sở ngành vào Kho dữ liệu chung (tại data.hochiminhcity.gov.vn) nhưng chưa tích hợp được với CSDL quốc gia nói chung và của Ngành Thống kê nói riêng (do việc triển khai CSDL quốc gia còn chậm và các quy định quản lý của Bộ, ngành). Đây là bài học kinh nghiệm cho kết nối đồng bộ dữ liệu giữa các cấp quản lý với nhau. /.
1. Cá nhân, tổ chức phản ánh hoặc cần giải đáp thông tin qua các ứng dụng như: gọi điện thoại, nhắn tin đến đầu số 1022, gửi email [email protected], website 1022.tphcm.gov.vn, ứng dụng 1022 trên điện thoại thông minh hay qua fanpage 1022 trên mạng xã hội Facebook
Huỳnh Văn Hùng
Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh