Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc
Năm 2018, cùng với sự thống nhất, quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ước tính năm 2018 tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng. Cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 19,3%, tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 5,01%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp chiếm 22,82%, công nghiệp - xây dựng 20,08%, dịch vụ 53,02%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm.
Năm 2018, cùng với sự thống nhất, quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ước tính năm 2018 tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng. Cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 19,3%, tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 5,01%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp chiếm 22,82%, công nghiệp - xây dựng 20,08%, dịch vụ 53,02%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có bước chuyển biến khá tích cực, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình sản xuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Một số hoạt động nổi bật trong lĩnh vực này phải kể đến như: Quảng bá xúc tiến tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đối với na, quýt; Tổ chức thành công Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc; Ngày hội Na Chi Lăng lần 2, Tuần lễ quảng bá Na Chi Lăng năm 2018 tại Hà Nội. Tại Lễ tôn vinh Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018 có 5 sản phẩm của tỉnh được trao danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”.
Xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt. Đến hết năm 2018, hoàn thành xây dựng 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 48 xã, đạt 23,2%; bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đạt 9,7 tiêu chí, toàn tỉnh không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Công nghiệp của Lạng Sơn có thế mạnh về khai thác than và sản xuất xi măng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, theo kết quả điều tra doanh nghiệp thời điểm 01/4/2018, có 167 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, gồm có 3 doanh nghiệp nhà nước, 154 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao và duy trì được mức tăng trưởng khá so với năm 2017 thuộc các lĩnh vực như: Khai thác than; khai thác đá; điện sản xuất; thu gom, xử lý rác thải; các sản phẩm về kim loại màu, hóa chất…
Tỉnh đã hoàn thành bước một Đề án điều chỉnh phạm vi, quy mô Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Hiện các nhà đầu tư đang tích cực triển khai Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu trung chuyển hàng hóa và Khu chế xuất 1.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, khối lượng thực hiện đạt khá cao. Vốn đầu tư thực hiện năm 2018 trên địa bàn Tỉnh ước đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Trong năm 2018, UBND tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với tổng vốn đầu tư công năm 2018 do Tỉnh quản lý là 3.436,2 tỷ đồng.
Thương mại nội địa tiếp tục phát triển, hệ thống cung ứng hàng hóa đa dạng, rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Phát triển các hình thức thương mại điện tử tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích... và triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh ước đạt trên 18,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định không có biến động lớn. Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo, lồng ghép các chương trình để thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên nghèo.
Năm 2019 - Tập trung phát triển kinh tế tăng trưởng cao và bền vững
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định không có biến động lớn. Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo, lồng ghép các chương trình để thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên nghèo.
Năm 2019 - Tập trung phát triển kinh tế tăng trưởng cao và bền vững
Tỉnh Lạng Sơn tiếp tục xác định “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu cần tập trung thực hiện xuyên suốt trong nhiệm kỳ 2016-2020.
Năm 2019, Tỉnh tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2019 là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng gắn ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất, đổi mới hình thức sản xuất, có sự tham gia của doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Xây dựng, nhân rộng các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn cho các loại rau, cây ăn quả đặc sản. Từng bước phát triển mô hình chăn nuôi công nghiệp, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh phạm vi, quy mô Khu kinh tế cửa khẩu của Tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hải quan, thuế, kiểm dịch, xuất nhập cảnh, nâng cao năng lực thông quan để thu hút các thành phần kinh tế của cả nước tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để huy động các nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu vực cửa khẩu; hỗ trợ, tạo thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Hạ tầng Khu chế xuất 1 và Khu trung chuyển hàng hóa (giai đoạn 1).
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông. Thành lập Quỹ phát triển đất của Tỉnh để chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư và tăng thu ngân sách. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hồ chứa nước Bải Lải giai đoạn 1 và các công trình, dự án trọng điểm của Tỉnh. Nghiên cứu, triển khai một số định hướng chiến lược như: Xây dựng cảng cạn, Trung tâm hành chính của Tỉnh...
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ nông, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng phục vụ cho đầu tư xây dựng; tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai các dự án tại khu vực các cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2, các dự án thủy điện nhỏ. Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đến năm 2040./.
Năm 2019, Tỉnh tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2019 là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng gắn ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất, đổi mới hình thức sản xuất, có sự tham gia của doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Xây dựng, nhân rộng các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn cho các loại rau, cây ăn quả đặc sản. Từng bước phát triển mô hình chăn nuôi công nghiệp, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh phạm vi, quy mô Khu kinh tế cửa khẩu của Tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hải quan, thuế, kiểm dịch, xuất nhập cảnh, nâng cao năng lực thông quan để thu hút các thành phần kinh tế của cả nước tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để huy động các nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu vực cửa khẩu; hỗ trợ, tạo thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Hạ tầng Khu chế xuất 1 và Khu trung chuyển hàng hóa (giai đoạn 1).
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông. Thành lập Quỹ phát triển đất của Tỉnh để chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư và tăng thu ngân sách. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hồ chứa nước Bải Lải giai đoạn 1 và các công trình, dự án trọng điểm của Tỉnh. Nghiên cứu, triển khai một số định hướng chiến lược như: Xây dựng cảng cạn, Trung tâm hành chính của Tỉnh...
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ nông, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng phục vụ cho đầu tư xây dựng; tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai các dự án tại khu vực các cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2, các dự án thủy điện nhỏ. Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đến năm 2040./.
Lê Thị Vân Anh
Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn