Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có Quốc lộ 32 chạy qua, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các trung tâm kinh tế, chính trị như: Hà Nội, thành phố Việt Trì, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 68,86 nghìn ha, có 17 xã, 195 khu dân cư, dân số trên 85 nghìn người, gồm 19 dân tộc, trong đó DTTS chiếm 82,7%.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Phú - Xuân Đài đang được gấp rút hoàn thành
hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương và sinh hoạt của người dân nơi đây.
hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Ông Tạ Ngọc Yến, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: Trong 05 năm qua, việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển luôn vượt mục tiêu đề ra. Kết cấu hạ tầng cơ sở phát triển nhanh, đảm bảo phục vụ sản xuất, nhiều công trình quan trọng, thiết yếu được đưa vào sử dụng, an sinh xã hội được đảm bảo: Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn từng bước được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú
Thăm quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn.
trọng và nâng cao; giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương; các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo trước 2 năm so với kế hoạch vào tháng 3/2018. Kinh tế có sự tăng trưởng khá. Sản xuất lương thực liên tiếp được mùa, an ninh lương thực được đảm bảo.
Sự thay đổi nhanh chóng của huyện miền núi Tân Sơn bắt nguồn từ việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt theo Đề án 30a. Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện đạt gần 4.000 tỷ đồng. Nhiều công trình quan trọng, cấp bách được đưa vào sử dụng và đầu tư mới.
Các trục lộ chính kết nối huyện Tân Sơn với các địa phương khác được cải tạo, nâng cấp. Sau 5 năm, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 65%, tăng 26% so với thời điểm năm 2015. Đối với những địa hình có nhiều đồi núi, sông, suối dẫn đến vào mùa mưa một số khu vực bị chia cắt, cô lập, huyện tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cầu vượt lũ tại một số “nút thắt” về giao thông, như cầu treo Bến Gạo (xã Văn Luông) đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019, cầu vượt lũ tại các xã Kiệt Sơn, Đồng Sơn, Văn Luông chuẩn bị được đầu tư trong năm 2020. Hệ thống thủy lợi cũng được quan tâm nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất lúa, rau màu chủ động tưới tiêu đạt gần 70%. Một số dự án thủy điện đã và đang được đầu tư. Dự kiến trong năm 2020, điện lưới sẽ đến với các bản vùng cao còn lại, hoàn thành mục tiêu phủ điện toàn huyện.
Hoạt động trải nghiệm sống ảo của giới trẻ ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Ảnh: Tư liệu
Nhờ hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, nhất là các ngành hàng, sản phẩm chủ lực, mũi nhọn cho giá trị kinh tế cao như cây chè, gỗ nguyên liệu giấy và gà nhiều cựa. Giá trị sản phẩm bình quân trên mỗi héc-ta đất canh tác đạt 87,4 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2015. Sản lượng chè búp tươi đạt 38 nghìn tấn, sản lượng gỗ khai thác đạt 120 nghìn m3/năm. Người dân trong Huyện phát huy thế mạnh chăn nuôi đại gia súc, nâng tổng đàn trâu, bò lên 23 nghìn con. Huyện đã có một xã đạt chuẩn nông thôn mới và hai xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên.
Huyện Tân Sơn khai thác tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch.
Trong thời gian tới, huyện Tân Sơn sẽ tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và XDNTM. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng phát triển kinh tế với nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Huy động tối đa nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, triển khai tổ chức sản xuất theo hướng hợp lý, hiệu quả. Hướng tới xây dựng huyện Tân Sơn phát triển nhanh, bền vững./.
Đồi chè Long Cốc (huyện Tân Sơn) hiện là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn
thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Ảnh: Tư liệu.