Là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, những năm qua, Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Lô Gâm đã thực hiện nhiều dự án đầu tư và phát triển rừng phòng hộ, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ rừng.
Bảo Lạc có tiềm năng, lợi thế lớn cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, do là huyện vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, rừng trồng phân tán nên việc khai thác thế mạnh này gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, Bảo Lạc có nhiều đồng bào DTTS sinh sống với tỷ lệ hộ nghèo cao. Họ vẫn sống dựa vào rừng, trình độ dân trí không đồng đều nên hiểu biết, chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế, công tác bảo vệ rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo ban luôn quan tâm, động viên người lao động
Với tổng số cán bộ chỉ có 8 người, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong điều kiện địa bàn rộng như vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Lô Gâm xác định phải làm tốt công tác tham mưu để UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý và bảo vệ rừng đặc biệt rừng phòng hộ cho các phòng ban chuyên môn liên quan, đồng thời đôn đốc các địa phương phối hợp với Ban để thực hiện “Dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 -2020 huyện Bảo Lạc” đạt hiệu quả.
Trong hoạt động chuyên môn, Ban Quản lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và trách nhiệm của nhân dân, cán bộ đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng thường xuyên bồi dưỡng công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phụ trách địa bàn cơ sở. Ban đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở để khảo sát nhu cầu trồng rừng của nhân dân (để lựa chọn cây phù hợp), triển khai đăng ký trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho nhân dân. Ban Quản lý cũng phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện tốt các chính sách bảo vệ rừng gắn với chính sách giảm nghèo, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển rừng đối với các hộ giao khoán bảo vệ rừng để người dân ổn định cuộc sống và yên tâm gắn bó với rừng. Đặc biệt, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những năm qua đã góp phần giúp việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức, ý thức của chủ rừng được nâng lên tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng.
Ban Quản lý cũng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát thiết kế, lập kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh toán các hạng mục theo Hồ sơ thuyết minh thiết kế được phê duyệt để chi trả tiền công lao động cho các hộ tham gia nhận khoán kịp thời, giúp người dân yên tâm phát triển rừng.
Nhờ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp đồng bộ, Ban Quản lý đã luôn hoàn thành các chỉ tiêu về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cụ thể, năm 2018, Ban đã hoàn thành trồng 60ha rừng sản xuất; chăm sóc 158,8ha rừng trồng phòng hộ với cây trồng chủ yếu là Sa Mộc đang phát triển tốt. Ngoài ra, với năng lực chuyên môn của mình, Ban còn tham gia thêm việc thực hiện chăm sóc rừng sản xuất của các hộ dân ở các xã Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân... Năm 2019, Ban Quản lý đạt được 100% chỉ tiêu UBND tỉnh giao như trồng 70ha rừng sản xuất (bao gồm Sa Mộc và Xoan ta), trồng được 37,3 ha rừng thay thế (phòng hộ), chăm sóc 106,5ha rừng phòng hộ, Ban cũng tiếp tục duy trì hoạt động chăm sóc rừng sản xuất đã ký hàng năm với các hộ dân. Với những kết quả đạt được, Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Lô Gâm đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện Bảo Lạc từ 49,3% năm 2017 lên 50,75% vào năm 2019 giúp bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện sinh kế cho người dân./.
Trong hoạt động chuyên môn, Ban Quản lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và trách nhiệm của nhân dân, cán bộ đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng thường xuyên bồi dưỡng công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phụ trách địa bàn cơ sở. Ban đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở để khảo sát nhu cầu trồng rừng của nhân dân (để lựa chọn cây phù hợp), triển khai đăng ký trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho nhân dân. Ban Quản lý cũng phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện tốt các chính sách bảo vệ rừng gắn với chính sách giảm nghèo, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển rừng đối với các hộ giao khoán bảo vệ rừng để người dân ổn định cuộc sống và yên tâm gắn bó với rừng. Đặc biệt, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những năm qua đã góp phần giúp việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức, ý thức của chủ rừng được nâng lên tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng.
Ban Quản lý cũng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát thiết kế, lập kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh toán các hạng mục theo Hồ sơ thuyết minh thiết kế được phê duyệt để chi trả tiền công lao động cho các hộ tham gia nhận khoán kịp thời, giúp người dân yên tâm phát triển rừng.
Nhờ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp đồng bộ, Ban Quản lý đã luôn hoàn thành các chỉ tiêu về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cụ thể, năm 2018, Ban đã hoàn thành trồng 60ha rừng sản xuất; chăm sóc 158,8ha rừng trồng phòng hộ với cây trồng chủ yếu là Sa Mộc đang phát triển tốt. Ngoài ra, với năng lực chuyên môn của mình, Ban còn tham gia thêm việc thực hiện chăm sóc rừng sản xuất của các hộ dân ở các xã Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân... Năm 2019, Ban Quản lý đạt được 100% chỉ tiêu UBND tỉnh giao như trồng 70ha rừng sản xuất (bao gồm Sa Mộc và Xoan ta), trồng được 37,3 ha rừng thay thế (phòng hộ), chăm sóc 106,5ha rừng phòng hộ, Ban cũng tiếp tục duy trì hoạt động chăm sóc rừng sản xuất đã ký hàng năm với các hộ dân. Với những kết quả đạt được, Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Lô Gâm đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện Bảo Lạc từ 49,3% năm 2017 lên 50,75% vào năm 2019 giúp bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện sinh kế cho người dân./.
Long Trịnh