Học điêu khắc động từ đồ chơi trung thu truyền thống

|

Trước thời điểm trình làng triển lãm điêu khắc động về Kiều như hứa hẹn, nhà điêu khắc Lê Đình Nguyên (ảnh dưới) gây sự chú ý khi đảm nhiệm vai trò họa sĩ tạo hình rối cho vở diễn Thân phận nàng Kiều, dự kiến tham dự Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra vào cuối năm tại Hà Nội.

Sau những buổi công diễn báo cáo, tổng duyệt, nhận được đánh giá khả quan từ công chúng, lãnh đạo Nhà hát múa rối trung ương đã tự tin, quyết đưa Thân phận nàng Kiều ra... rạp, bán vé và tạo được hiệu ứng đáng mừng. Đầy hào hứng và phấn khích, dù tuyên bố đã xếp rối Kiều sang một bên để tập trung sáng tạo cho triển lãm Kiều, nhà điêu khắc Lê Đình Nguyên vẫn hồ hởi chia sẻ mối duyên tình lâu năm của mình với sân khấu múa rối.

Thông tin nhà điêu khắc Lê Đình Nguyên tham gia vào vở diễn rối thử nghiệm Thân phận nàng Kiều với vai trò họa sĩ tạo hình con rối có thể gây bất ngờ với nhiều người, trừ giới sân khấu bởi ông từng là người lăn lộn lâu năm với sân khấu múa rối?

Tôi vốn là họa sĩ của Nhà hát múa rối Trung ương, đã... về hưu được mấy năm nay. Hồi học mỹ thuật công nghiệp khoa thiết kế nội thất, được năm đầu tôi đã biết mình chọn nhầm ngành rồi, xin chuyển sang khoa sơn mài nhưng không được. Vậy nên ngày làm bài tốt nghiệp xong, tôi tặng lại toàn bộ đồ dùng học tập cho sinh viên khóa dưới, rồi về làm họa sĩ tạo hình rối cho Nhà hát múa rối trung ương tận tới lúc về hưu.

Một cá tính mạnh như ông mà dung hòa được trong một công trình nghệ thuật tập thể, một vở diễn sân khấu, âu cũng là chuyện lạ?

Mấy bữa trước, đạo diễn NSND Nguyễn Tiến Dũng gọi điện, hẹn gặp bảo nhà hát đang chuẩn bị dựng rối Kiều để tham dự Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế. Anh thuyết phục tôi tham gia tạo hình con rối. Viện dẫn đủ lý do từ chối không được, tôi đọc kịch bản và thấy sự đồng cảm đầu tiên là tác giả đã loại nhân vật Kim Trọng ra ngoài, vậy nên tôi đã đồng ý. Tôi phác thảo các nhân vật khác rất nhanh, từ Tú Bà, thằng bán tơ, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư, Thúc Sinh... riêng nàng Kiều vẽ mãi chưa ưng. Lúc đầu tôi bàn với đạo diễn, vẽ Kiều siêu thực một chút, như làn khói mỏng tang, nhưng khi cho diễn viên diễn trên sân khấu thì không ổn. Trong một buổi trên sàn tập, theo dõi các nghệ sĩ điều khiển nhân vật rối để còn chỉnh sửa, tôi cầm giấy vẽ, như khoảnh khắc trời cho, chưa đến một phút, tôi vẽ nàng Kiều với mái đầu có bóng dáng của cây đàn tỳ bà. Sự chìm nổi thân phận nàng Kiều có gắn chặt với cây đàn này. Xem maket nhân vật Thúy Kiều, đạo diễn đã ôm lấy tôi, cũng một cảm giác vỡ òa, tôi hiểu mình đã đúng. Trong quá khứ, đã có nhiều họa sĩ vẽ Kiều, dựng tượng Kiều, và tôi thấy hài lòng, thấy mình đã đóng góp được cho sân khấu, cho văn hóa truyện Kiều của mình bằng nhân vật rối Kiều... Rất mừng là cũng nhiều khán giả và bạn bè, đồng nghiệp hưởng ứng, ghi nhận và chia sẻ với chúng tôi.

Tạo được ấn tượng với tạo hình rối cho vở rối Kiều, ông vẫn còn giữ ý định về triển lãm điêu khắc động Kiều chứ?

Tất nhiên rồi, tôi đã nói sao có thể không làm được. Cho đến giây phút này, tôi đã gác rối Kiều sang một bên, giống như đã gác những con trâu vào một góc, để tập trung cho điêu khắc động về Kiều.

Từ dự định đến thực thi, ông có vẻ ấp ủ quá nhiều thời gian cho một triển lãm của mình?

Làm điêu khắc động vất vả lắm và không thể nhanh được. Thí dụ chỉ một nhân vật Hồ Tôn Hiến thôi, của rối thì khác và thành tác phẩm điêu khắc động sẽ khác, tôi có thể làm tới 10 tác phẩm chỉ xoay quanh nhân vật tàn ác đến ghê lạnh này. Các nhân vật của truyện Kiều đều mang âm hưởng thời đại, cả thời đương đại, dù cụ Nguyễn Du sống cách chúng ta đã vài thế kỷ. Từ làm điêu khắc tĩnh, chuyển sang điêu khắc động, người nghệ sĩ, nếu không cao tay, không đủ bản lĩnh, không có một nền tảng tri thức tốt, rất có thể sẽ trở thành người làm... đồ chơi thuần túy.

Ở Việt Nam, ông có lẽ là người thành công hơn cả trong lĩnh vực điêu khắc động. Vậy làm điêu khắc động quá khó, quá đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực hay chưa đủ hấp dẫn đối với các nghệ sĩ khác?

Đúng là tôi nm trong s ít i nhng người làm điêu khc động bây gi. Nhưng điêu khc động mình bây gi cũng không phi là mi, bi đã được bt ngun t dân gian. Trong văn hóa đồ chơi trung thu ca mình, t nghìn năm nay đã có điêu khc động. Hay nhng giai thoi v Trng nguyên Nguyn Hin, bé tí đã ch huy đám bn tr con làm được con voi biết đi. Ông ly đất nn con voi, đặt bn cái chân voi lên bốn con cua, lấy hai con bướm làm tai, con đỉa làm vòi voi... và con voi tự đi, tự vẫy tai, ve vẩy vòi được. Các cụ nhà mình đã rất kỹ thuật và uyên bác chỉ trong từng món đồ chơi tưởng là đơn giản.

Tức là nghệ sĩ làm điêu khắc động, trước hết phải làm chủ được khoa học kỹ thuật?

Người ta làm điêu khắc tĩnh xong thì lại khát khao làm điêu khắc động. Ở chùa Thầy và một ngôi chùa tại Hải Phòng, có hai pho tượng động. Chùa Thầy là tượng Từ Đạo Hạnh, nhưng bây giờ bị hỏng rồi. Sư Từ Đạo Hạnh ngồi trong khán, cụ thủ từ mở cửa khán ra, ngài từ từ đứng dậy, đóng cửa vào, ngài lại ngồi xuống. Bức tượng chuyển động được thế là do hệ thống dây mây chôn dưới đất điều khiển. Tôi mê điêu khắc động vì vốn ham chơi, nghịch ngợm từ bé, hay mày mò, phá phách. Trước khi vào học trường mỹ thuật, tôi đã có bốn năm đi làm thợ. Dù chỉ là một công nhân không bằng cấp, nhưng tôi được phân về phòng chế thử, mà ở đó hầu hết là các kỹ sư tốt nghiệp đại học ra trường. Thời đó xin đi học cũng không phải dễ dàng gì, nhưng tôi may mắn được bà trưởng phòng tổ chức ở công ty ký giấy đồng ý cho đi học, nên mới thành sinh viên mỹ thuật công nghiệp. Điêu khắc động khó đúng là vì còn gắn với khoa học công nghệ và bởi vậy trên thế giới, một tác phẩm điêu khắc động thường rất đắt, đắt hơn điêu khắc tĩnh nhiều. Tôi biết cũng có nhiều người thử sức ở điêu khắc động, nhưng chưa khắc phục được đòi hỏi về kỹ thuật. Cái động trong điêu khắc động phải do người nghệ sĩ tự nghĩ ra, tự sáng tạo chứ không đơn thuần là nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện bên ngoài.

Nhiều tác phẩm điêu khắc động của các nghệ sĩ nước ngoài được đặt tại các không gian công cộng rộng lớn, thu hút rất đông người xem, đặc biệt khách du lịch. Ông có tham vọng về một tác phẩm lớn như thế không?

Ở mình thì khó vì không dễ có sẵn một không gian công cộng dành cho nghệ thuật, và nếu có thì cũng khó để vượt qua các rào cản thủ tục, quy trình cho sự ra đời của một tác phẩm nghệ thuật ngoài trời. Mà nghệ sĩ như tôi bảo đi xin xỏ gõ cửa này cửa kia để có giấy phép, có vị trí, có không gian cho tác phẩm của mình, thì không bao giờ tôi làm được. Bởi vậy nếu có ước mơ, tôi chỉ mơ có mảnh đất rộng của riêng mình, làm các tác phẩm lớn, trưng bày ở đó, mở cửa cho người dân ra vào thưởng thức.

Trân trọng cảm ơn ông!