Lần đầu tiên Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện một chương trình có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ đến từ các vùng miền trên cả nước, trong đó hơn 50% các nghệ sĩ là đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình cho NSƯT Nguyễn Huỳnh Tú đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc là nghệ sĩ Đinh Văn Đức, người dân tộc Mường - Nhà hát Ca múa nhạc Sơn La.
Chỉ với thời lượng 15 phút, nhưng màn hòa tấu với những giai điệu, tiết tấu dựa trên âm hưởng đặc trưng từ các nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của 54 dân tộc như: sáo Mèo, khèn Thái, đàn tính, cồng chiêng Tây Nguyên, chiêng Mường… đã tạo nên một bản giao hưởng với sự kết hợp tinh tế, đậm bản sắc các dân tộc Việt Nam.
Sự gắn kết, hòa quyện trong từng giai điệu của từng loại nhạc cụ đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của Đại hội - đó là tình đoàn kết, gắn bó của đồng bào các dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S.
Đóng góp không nhỏ cho thành công của chương trình nghệ thuật “Âm vang đại ngàn”, Ban Tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ, tài trợ đắc lực của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Được biết, đây là một trong những ngân hàng tham gia tích cực các hoạt động hướng đến cộng đồng, an sinh xã hội.
Chỉ tính từ đầu năm 2020 đến nay, SCB đã chung tay cùng đồng bào miền trung vượt qua khó khăn trước thiên tai, lũ lụt, với số tiền ủng hộ lên đến gần 3 tỷ đồng; ủng hộ 1,5 tỷ đồng vào các quỹ “Vì người nghèo”.
Ngoài ra SCB cũng trao tặng 150 triệu đồng ủng hộ đội ngũ y, bác sĩ tại các Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi huyện Hòa Vang, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang; đóng góp gần 1,6 tỷ đồng mua tặng 100 giường y tế cho các bệnh viện; tài trợ 1,2 tỷ đồng xây dựng 20 nhà ở cho gia đình chính sách khó khăn tại tỉnh Long An...
Thời gian này, Nhà hát liên tiếp nhận được nhiều nhiệm vụ tổ chức, dàn dựng và trình diễn các chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.