Sau khi Việt Nam và Lào ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố, đổi mới và ngày càng phát triển sâu rộng. Đặc biệt, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.330 km, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố mỗi bên, có vị trí chiến lược trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 9 cửa khẩu quốc tế với 6 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu... Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, dịch vụ giữa các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam - Lào.
Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Lào đã tạo hành lang pháp lý với việc ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào (tháng 3/2015) và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào (tháng 6/2015). Hai bên cũng đã phối hợp hoàn thành Quy hoạch mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào; đồng thời tiếp tục gặp gỡ, trao đổi giữa cơ quan chức năng hai nước, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào hàng năm để tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước.
Ảnh minh họa
Tại kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023, hai nước đã nỗ lực, hoàn thành 13 nhóm nhiệm vụ đề ra tại kỳ họp 45 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. Đáng chú ý, các bộ, cơ quan hai bên tích cực, chủ động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Với những nỗ lực của cả hai nước, thương mại song phương Việt Nam - Lào đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2005, kim ngạch song phương Việt Nam - Lào mới đạt 165 triệu USD, đến năm 2022 đã tăng gần 10 lần, đạt 1,6 tỷ USD. Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 2011-2015, thương mại song phương hai nước đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 18%/năm. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào luôn duy trì ổn định. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,373 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Năm 2022, con số này là 1,7 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2021. Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương ước tính đạt khoảng 1,65 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng giá trị nhập khẩu từ Lào tăng 4,2%.
Theo Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng trưởng dựa trên cơ sở của mối quan hệ thương mại tích cực giữa hai nước. Theo đó, các mặt hàng Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào bao gồm: Hàng tiêu dùng và hàng hóa thông thường như thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng; hàng công nghiệp và xây dựng như vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị công nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng và công nghiệp của Lào; nông sản và thực phẩm chế biến; dịch vụ như du lịch, giáo dục và tư vấn...
Bên cạnh đó, hợp tác đầu tư cũng được quan tâm, thúc đẩy. Đánh giá về tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong năm 2023, vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào đạt 116,6 triệu USD, tăng 65,3% so với năm 2022. Lũy kế đến nay, Lào tiếp tục đứng thứ nhất trong số 80 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, với 245 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 5,5 tỷ USD và Việt Nam luôn là một trong ba nước đầu tư lớn nhất tại Lào.
Đến nay, nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nộp ngân sách, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng tại một số địa phương… được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao. Công tác an sinh xã hội tiếp tục phát huy tích cực, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp hơn 150 triệu USD cho công tác an sinh xã hội tại Lào.
Cần đột phá, tạo sung lực mới
Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đều cho rằng, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước còn rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như khai khoáng, dược liệu, xây dựng, du lịch, ứng dụng công nghệ trong đầu tư phát triển dự án nông nghiệp, hợp tác điện gió...
Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam và Lào đã có nhiều cuộc gặp gỡ, hội đàm trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác. Tại Hội nghị đầu tư hợp tác Việt Nam - Lào vừa được tổ chức vào tháng 01/2024, bàn về phương hướng phát triển hợp tác thương mại, kinh tế song phương, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tìm hiểu, đầu tư vào Lào trong các lĩnh vực mà Lào có thế mạnh, như nông nghiệp sạch, chế biến nông sản, khoáng sản, năng lượng sạch...
Trong khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước là nhu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến lược, cần ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của mỗi nước, tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, vì lợi ích thiết thực của Nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng cho rằng, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước thời gian tới cần có đột phá. Trong đó, cần đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội- Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng-Vientiane để kết nối Lào ra biển, hợp tác hàng không, hạ tầng kết nối các cửa khẩu...
Tại kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, Chính phủ hai nước đã thống nhất sẽ tiếp tục tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng của Lào; tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác, đầu tư. Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2024 từ 10 - 15% so với năm 2023; Tập trung giải quyết khó khăn, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông; Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Hai bên cũng thống nhất các giải pháp đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia “Một hành trình, 3 điểm đến”. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất trên các lĩnh vực.
Thủ tướng hai nước Việt Nam - Lào cũng nhấn mạnh sẽ quyết liệt tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận, cam kết, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đồng thời gợi mở thông điệp về định hướng hợp tác đầu tư vào Lào trong thời gian tới, tạo sung lực mới để các doanh nghiệp sớm nắm bắt được cơ hội, nhanh chóng hiện thực hóa các dự án tiềm năng trong hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Năm 2024, Lào với cương vị là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã đưa ra chủ đề:“Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi”, trên tinh thần đó, với tư duy hợp tác mới và những biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá của cả hai bên, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư lớn, hiệu quả cao cho hoạt động đầu tư kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước./.
Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam và Lào đã có nhiều cuộc gặp gỡ, hội đàm trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác. Tại Hội nghị đầu tư hợp tác Việt Nam - Lào vừa được tổ chức vào tháng 01/2024, bàn về phương hướng phát triển hợp tác thương mại, kinh tế song phương, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tìm hiểu, đầu tư vào Lào trong các lĩnh vực mà Lào có thế mạnh, như nông nghiệp sạch, chế biến nông sản, khoáng sản, năng lượng sạch...
Trong khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước là nhu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến lược, cần ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của mỗi nước, tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, vì lợi ích thiết thực của Nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng cho rằng, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước thời gian tới cần có đột phá. Trong đó, cần đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội- Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng-Vientiane để kết nối Lào ra biển, hợp tác hàng không, hạ tầng kết nối các cửa khẩu...
Tại kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, Chính phủ hai nước đã thống nhất sẽ tiếp tục tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng của Lào; tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác, đầu tư. Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2024 từ 10 - 15% so với năm 2023; Tập trung giải quyết khó khăn, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông; Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Hai bên cũng thống nhất các giải pháp đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia “Một hành trình, 3 điểm đến”. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất trên các lĩnh vực.
Thủ tướng hai nước Việt Nam - Lào cũng nhấn mạnh sẽ quyết liệt tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận, cam kết, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đồng thời gợi mở thông điệp về định hướng hợp tác đầu tư vào Lào trong thời gian tới, tạo sung lực mới để các doanh nghiệp sớm nắm bắt được cơ hội, nhanh chóng hiện thực hóa các dự án tiềm năng trong hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Năm 2024, Lào với cương vị là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã đưa ra chủ đề:“Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi”, trên tinh thần đó, với tư duy hợp tác mới và những biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá của cả hai bên, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư lớn, hiệu quả cao cho hoạt động đầu tư kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước./.