Tại phiên chất vất tại kỳ họp 5 Quốc hội khóa XV (diễn ra từ 06-08/6/2023), một câu hỏi được đặt ra là: Một số người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo, cận nghèo. Tâm lý này diễn ra khá phổ biến trên cả nước khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, mặc dù chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện về đất sản xuất, nhà ở, hỗ trợ đời sống cho đồng bào khó khăn để giữ đồng bào bám đất, giữ nhà nhưng tình hình di cư tự do trong một bộ phận đồng bào vẫn còn tái diễn. Vậy đâu là nguyên nhân va cần có giải pháp giải quyết như thế nào?
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng dân tộc ở đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Qua khảo sát, có hiện tượng người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo, cận nghèo. Điều này xuất phát từ thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Để giải quyết vấn đề này, Bô trưởng cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp. Nguyên tắc, tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành. Để thống kê, tổng hợp, rà soát hộ nghèo trên phạm vi cả nước, các địa phương cần thực hiện một cách khách quan, trách nhiệm, để đảm bảo người dân thoát nghèo bền vững, đảm bảo điều kiện tối thiểu để người dân yên tâm sinh sống. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục để bà con hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện vươn lên. Hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phụ thuộc vào yếu tố phát triển từng giai đoạn, nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp, tổng hợp, tiến tới phải có những hệ thống tiêu chí phù hợp hơn, để người thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo trở lại.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng dân tộc ở đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Qua khảo sát, có hiện tượng người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo, cận nghèo. Điều này xuất phát từ thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Để giải quyết vấn đề này, Bô trưởng cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp. Nguyên tắc, tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành. Để thống kê, tổng hợp, rà soát hộ nghèo trên phạm vi cả nước, các địa phương cần thực hiện một cách khách quan, trách nhiệm, để đảm bảo người dân thoát nghèo bền vững, đảm bảo điều kiện tối thiểu để người dân yên tâm sinh sống. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục để bà con hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện vươn lên. Hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phụ thuộc vào yếu tố phát triển từng giai đoạn, nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp, tổng hợp, tiến tới phải có những hệ thống tiêu chí phù hợp hơn, để người thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo trở lại.
Thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn,
người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều
người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều
Về vấn đề di cư tự do, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua Nhà nước, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách định canh, định cư, tạo điều kiện về đất sản xuất, nhà ở, hỗ trợ đời sống cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó, nhiều nhóm cộng đồng dân cư có điều kiện sống rất tốt, được bố trí tái định cư sau thu hồi đất. Tuy nhiên vẫn diễn ra tình trạng một bộ phận người dân tộc thiểu số di cư từ địa phương này sang địa phương khác phát nương, làm rẫy, mang theo cả gia đình, đời sống rất khó khăn, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tập quán và kinh tế. Về tập tục, tập quán thì từ trước đến nay là đồng bào dân tộc Mông di cư nhiều hơn, thường xuyên hơn, có trường hợp di cư đến nhiều địa bàn nhiều tỉnh khác nhau. Hiện nay có những hộ gia đình chưa có hộ khẩu ổn định nhưng đã di cư đến 3 – 4 tỉnh.
Giải pháp để khắc phục tình trạng trên là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con Nhân dân tại chỗ. Ngoài ra, khi xây dựng các dự án tái định cư khi thu hồi đất cần xây dựng các dự án tái định cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là đầy đủ các điều kiện về dịch vụ cơ bản để người dân ổn định cuộc sống. Trong đó, tiếp tục tuyên truyền cho người dân về chính sách pháp luật, kịp thời nắm bắt giải quyết vướng mắc của cộng đồng dân cư để yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, có một số nhóm đồng bào không thuộc vùng dự án, không được thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy, thực hiện Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc sẽ tập trung nguồn lực đầu tư tại vùng khó khăn nhất.
Trong giai đoạn sau của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tập trung 12 nhóm chính sách, giải quyết những vướng mắc trong Quyết định 861. Tiếp đó, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng chính sách để xây dựng các chính sách phù hợp vào giai đoạn sau. Như vậy các giải pháp này vừa tổng quan, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có phân kỳ theo từng giai đoạn để đầu tư, hỗ trợ cho bà con Nhân dân. Về trách nhiệm, Ủy ban Dân tộc sẽ cùng phối hợp với các bộ, ngành để đánh giá, rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những chính sách bất cập, đồng thời có những chính sách mới trong giai đoạn mới./.
B.N