Lương tối thiểu và giá tiêu dùng là hai chỉ tiêu thống kê khác nhau, nhưng cùng liên quan đến mức sống của Nhân dân và biến động của chúng có quan hệ với nhau. Khi lương tối thiểu tăng lên, đời sống của Nhân dân sẽ được nâng lên, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hàng hóa tiêu thụ sẽ nhiều hơn, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu và tất nhiên dẫn đến biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên, tức là có yếu tố lạm phát sẽ ảnh hưởng đến mức sống của nhân dân và đó cũng là một trong những yêu cầu để tăng lương tối thiểu.
Xét về biến động theo thời gian, lương tối thiểu và giá tiêu dùng đều có xu thế chung là tăng lên. Song xét về điều kiện cụ thể, hai chỉ tiêu này có những đặc điểm biến động khác nhau.
Tính mức lương tối thiểu bình quân một tháng trong năm và chỉ số phát triển về lương tối thiểu
Từ số liệu về mức lương tối thiểu một tháng có trong các nghị định nâng lương của Chính phủ và thời gian thực tế (tính bằng tháng) áp dụng mức lương đó, bằng phương pháp bình quân cộng gia quyền, ta tính được mức lương tối thiểu bình quân một tháng trong năm (viết gọn là lương tối thiểu bình quân năm) cùng chỉ số phát triển lương tối thiểu qua các năm như Bảng 1.
Ghi chú:
Từ số liệu chỉ số phát triển lương tối thiểu (tính được ở cột 6 Bảng 1) và chỉ số phát triển giá tiêu dùng bình quân năm (có trong hệ thống số liệu Thống kê), ta tiếp tục lập Bảng 2 để tính tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2023.
Bảng 2. Tính tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các năm (%)
Nhận xét đánh giá khi so sánh tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các năm
Từ năm 2016 đến năm 2019, sản xuất của Việt Nam khá ổn định, lương tối thiểu luôn tăng cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng và theo xu thế chênh lệch giữa tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng giá tiêu dùng ngày càng rộng ra (chênh lệch này đạt 0,82% năm 2016; 1,93% năm 2017; 3,63% năm 2018 và 4,27% năm 2019). Đến năm 2020, do bước đầu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản xuất có khó khăn hơn nên năm này không thể hiện chính sách quyết định nâng lương nên lương bình quân một tháng trong năm chỉ tăng 3,47%, tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng là 0,24% (3,47% - 3,23%). Bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng lương tối thiểu là 5,32%, cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng là 2,17% (5,32% - 3,15%). Tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng đồng nghĩa với đời sống của Nhân dân được nâng lên.
PGS. TS. Tăng Văn Khiên
Hội Thống kê Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các nghị định nâng lương của Chính phủ năm 2013, năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019 và 2023;
2. Niên giám Thống kê của TCTK năm 2022 và số liệu của Vụ Thống kê Giá TCTK;
3. Bài báo: “Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000 - 2021” trong Tạp chí Con số và Sự kiên số 654 kỳ 2 - T9/2023.