Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa độ mở kinh tế và chi tiêu hộ gia đình đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng mô hình ARDL trong giai đoạn từ quý I/2010 đến quý IV/2021.
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn 2010-2021
Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có thể thấy kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế đạt được gắn liền với chất lượng tăng trưởng và các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay. Tăng trưởng GDP trong giai đoạn này bình quân đạt 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020, Việt Nam đã vươn lên từ quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Trong giai đoạn này, không chỉ số lượng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện mà năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 39%, vượt mục tiêu đề ra là 35%; năng suất lao động giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 5,8%/năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% năm 2020, điều này có thể thấy lạm phát trong nền kinh tế trong giai đoạn này được kiềm chế rất tốt. Đồng thời, Chính phủ cũng đặt mục tiêu quan tâm hàng đầu về lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý bằng cách duy trì mục tiêu, nhiệm vụ “điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế”.
Các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, thương mại, đầu tư, năng lượng, an ninh lương thực tiếp tục được bảo đảm, cải thiện. Tổng kim ngạch XNK tăng mạnh; cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện rõ rệt. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên gần 544 tỷ USD năm 2020. XK tăng nhanh, từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên gần 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân khoảng 14%/năm, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt gần 100 tỷ USD năm 2020 - đạt cao nhất từ trước đến nay. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh; chất lượng, hiệu quả đầu tư được cải thiện. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 10,6%/năm; đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn, công nghệ cao. Tăng trưởng GDP năm 2021 tăng 2,58% thấp hơn so với mức 2,91% của năm 2020, và cũng là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thì đây là con số đáng khích lệ. Đáng chú ý, kết quả tăng trưởng kinh tế của quý IV/2021 ở cả 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đã cải thiện do tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi, đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt tăng trưởng dương. Đặc biệt, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong đó, XK đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19%; nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD, kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp và đứng trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Có thể nói, bức tranh kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua đã chịu tách động tích cực từ độ mở kinh tế và chi tiêu hộ gia đình
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% năm 2020, điều này có thể thấy lạm phát trong nền kinh tế trong giai đoạn này được kiềm chế rất tốt. Đồng thời, Chính phủ cũng đặt mục tiêu quan tâm hàng đầu về lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý bằng cách duy trì mục tiêu, nhiệm vụ “điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế”.
Các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, thương mại, đầu tư, năng lượng, an ninh lương thực tiếp tục được bảo đảm, cải thiện. Tổng kim ngạch XNK tăng mạnh; cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện rõ rệt. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên gần 544 tỷ USD năm 2020. XK tăng nhanh, từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên gần 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân khoảng 14%/năm, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt gần 100 tỷ USD năm 2020 - đạt cao nhất từ trước đến nay. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh; chất lượng, hiệu quả đầu tư được cải thiện. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 10,6%/năm; đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn, công nghệ cao. Tăng trưởng GDP năm 2021 tăng 2,58% thấp hơn so với mức 2,91% của năm 2020, và cũng là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thì đây là con số đáng khích lệ. Đáng chú ý, kết quả tăng trưởng kinh tế của quý IV/2021 ở cả 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đã cải thiện do tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi, đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt tăng trưởng dương. Đặc biệt, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong đó, XK đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19%; nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD, kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp và đứng trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Có thể nói, bức tranh kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua đã chịu tách động tích cực từ độ mở kinh tế và chi tiêu hộ gia đình
Tiêu dùng tư nhân và tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn này, tiêu dùng tư nhân biểu diễn mối quan hệ tuyến tính với GDP, mối quan hệ thuận chiều này là bằng chứng chứng minh tiêu dùng tư nhân tăng dẫn đến GDP tăng theo. Tiêu dùng tư nhân được cho là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế cho những năm tới.
Nghiên cứu đánh giá tác động của độ mở kinh tế và chi tiêu hộ gia đình đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ làm sáng tỏ vai trò của độ mở kinh tế và chi tiêu hộ gia đình trong tăng trưởng kinh tế đất nước.
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý của biến tăng trưởng kinh tế đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP thực tế của Việt Nam theo giá cố định năm 2010), chi tiêu hộ, giá trị XK, giá trị NK được thu thập từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn quý I/2010 và quý IV/2021. Trong đó, biến độ mở nền kinh tế được tính bằng cách lấy tổng giá trị XK và NK chia cho GDP của từng năm, được viết tắt là OPEN.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý của biến tăng trưởng kinh tế đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP thực tế của Việt Nam theo giá cố định năm 2010), chi tiêu hộ, giá trị XK, giá trị NK được thu thập từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn quý I/2010 và quý IV/2021. Trong đó, biến độ mở nền kinh tế được tính bằng cách lấy tổng giá trị XK và NK chia cho GDP của từng năm, được viết tắt là OPEN.
Biến phụ thuộc GDP được lựa chọn làm đại diện cho tăng trưởng kinh tế bởi đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được các nhà quản lý và hoạch định chính sách quan tâm. Bên cạnh đó, GDP phản ánh giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ nhất định (thường là quý, năm).
Đối với độ mở nền kinh tế, độ mở thương mại cũng luôn được các nhà nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực tới GDP. Một đất nước có nhiều hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế sẽ thu hút nhiều cơ hội đầu tư hơn từ nước ngoài, điều này sẽ góp phần làm tăng trưởng GDP. Do đó, độ mở thương mại của nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều tới GDP (Ogunmuyiwa & Ekone, 2010; Nizhegorodtsev & Goridko, 2015; Chaitip & cộng sự, 2015).
Đối với chi tiêu hộ gia đình, các hộ gia đình cung cấp các yếu tố đầu vào, chủ yếu là lao động cho các doanh nghiệp để nhận lương. Các doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ lao động đó để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, có thể bán cho các hộ gia đình để thu về tiền mặt. Nỗ lực để tăng sức chi tiêu nội địa bằng cách tăng chi tiêu tư nhân, do đó sẽ thúc đẩy tăng tổng cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (các nghiên cứu điển hình như: Deaton & Muelbaue,1980; Ma, 2004; Xiong, 2010; Que & Ma, 2010; Yang, 2010; Wu et al., 2006; Ma, 2007; Li, 2007; Cui, 2010).
Mô hình nghiên cứu
* Kiểm định gốc đơn vị (unit root test)
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định gốc đơn vị được dùng phổ biến là ADF của Dickey và Fuller (1979) để kiểm định nghiệm đơn vị cho các biến trong mô hình.
Đối với kiểm định gốc đơn vị ADF, giá trị tuyệt đối của giá trị thống kê kiểm tra của các biến nhỏ hơn các giá trị tới hạn tương ứng của nó ở chuỗi gốc, do đó không thể kết luận về sự hiện diện của gốc đơn vị đối với các biến ở chuỗi gốc. Tuy nhiên, sau khi sai phân bậc 1 ở mức ý nghĩa 5%, các chuỗi dữ liệu đều có tính dừng. Do đó, chuỗi dữ liệu của các biến là phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu này.
* Kiểm định đường bao (bounds test)
Kiểm định đường bao nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế với tiêu dùng hộ gia đình và độ mở nền kinh tế
Kết quả bảng 3 cho thấy, thống kê (53,09444) lớn hơn giá trị giới hạn đường bao trên I (1) ứng với mức ý nghĩa 1% là 5%. Như vậy, có thể kết luận với mức ý nghĩa 1%, mô hình tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa biến phụ thuộc (tăng trưởng GDP) với biến độc lập (tiêu dùng hộ gia đình, độ mở nền kinh tế).
* Lựa chọn độ trễ tối ưu
Đây là một công đoạn quan trọng trước khi ước lượng mô hình ARDL. Việc tìm ra độ trễ tối ưu cho các chuỗi thời gian ở mô hình ARDL rất quan trọng để có phần nhiễu có phân phối chuẩn, không bị tự tương quan và không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Khi lựa chọn mô hình, tiêu chuẩn hiệu quả nhất thường được dùng là AIC. Do đó, nghiên cứu sử dụng mô hình AIC để áp dụng, mô hình sẽ hiệu quả nhất khi độ trễ của các biến LNGDP, LNHC, OPEN lần lượt là 4,4,2. Độ trễ này là phù hợp nhất, thỏa mãn giả định về độ trễ tối ưu của mô hình ARDL.
Đây là một công đoạn quan trọng trước khi ước lượng mô hình ARDL. Việc tìm ra độ trễ tối ưu cho các chuỗi thời gian ở mô hình ARDL rất quan trọng để có phần nhiễu có phân phối chuẩn, không bị tự tương quan và không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Khi lựa chọn mô hình, tiêu chuẩn hiệu quả nhất thường được dùng là AIC. Do đó, nghiên cứu sử dụng mô hình AIC để áp dụng, mô hình sẽ hiệu quả nhất khi độ trễ của các biến LNGDP, LNHC, OPEN lần lượt là 4,4,2. Độ trễ này là phù hợp nhất, thỏa mãn giả định về độ trễ tối ưu của mô hình ARDL.
Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn của mô hình ARDL (4,4,2) được thể hiện ở bảng 4.
Trong dài hạn, với mức ý nghĩa 1%, chi tiêu hộ gia đình và độ mở nền kinh tế đều tác động tới GDP trong dài hạn. Trong đó, độ mở thương mại của nền kinh tế là tác động mạnh nhất, theo sau là chi tiêu hộ gia đình. Hệ số co giãn của OPEN là 0,54 hàm ý rằng, khi độ mở thương mại tăng 1% sẽ thúc đẩy GDP tăng 0,54%.
Khi chi tiêu hộ gia đình tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0,38% trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, GDP chịu tác động của giá trị GDP của 3 quý trước. Cụ thể, GDP quý trước, 2 quý trước, 3 quý trước tăng 1% thì GDP hiện tại giảm lần lượt là 0,26%, 0,33%, 0,65%. Đối với chi tiêu hộ gia đình trong ngắn hạn, cụ thể nếu chi tiêu hộ gia đình hiện tại tăng 1% thì GDP hiện tại giảm 0,008%, chi tiêu hộ gia đình quý trước, 2 quý trước, 3 quý trước tăng 1% thì GDP hiện tại giảm lần lượt là 0,31%, 0,36%, 0,64%. Đối với độ mở nền kinh tế trong ngắn hạn, cụ thể nếu độ mở nền kinh tế hiện tại tăng 1% thì sẽ làm GDP giảm 0,004%, độ mở nền kinh tế quý trước tăng 1% thì GDP giảm 0,178%.
Có thể thấy trong ngắn hạn, chi tiêu hộ gia đình và độ mở nền kinh tế có tác động trái chiều đến GDP. Điều này được lý giải bởi trạng thái GDP trong dài hạn là trạng thái không chịu bất cứ cú sốc nào của các biến độc lập. Tuy nhiên, hệ số CointEq (-1) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giải thích rằng khi các yếu tố thay đổi trong ngắn hạn, làm lệch giá trị GDP khỏi đường cân bằng trong dài hạn thì ở kỳ tiếp theo (quý sau đó), giá trị của các nhân tố này có xu hướng quay lại vị trí cân bằng với mức độ điều chỉnh 76,77%.
Sau khi xem xét các tác động của các biến nghiên cứu trong ngắn hạn và dài hạn, để kiểm tra tính chính xác của mô hình, các kiểm định được thực hiện trong bảng 6 như sau:
Kết quả kiểm định từ bảng 6 cho thấy, các kiểm định này đều cho kết quả tốt và kết quả của mô hình không có sai sót. Do đó, mô hình là phù hợp và tin cậy.
Để khẳng định sự ổn định của mô hình, hình 3 trình bày kết quả kiểm định tổng tích của phần dư CUSUM và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ.
Hì
Nguồn: Eviews
Kết quả cho thấy, tổng tích lũy của phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư đều nằm trong dải tiêu chuẩn với mức ý nghĩa 5%. Vì vậy có thể kết luận mô hình hoạt động ổn định.
Kết quả cho thấy, tổng tích lũy của phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư đều nằm trong dải tiêu chuẩn với mức ý nghĩa 5%. Vì vậy có thể kết luận mô hình hoạt động ổn định.
Kết luận
Trên cơ sở sử dụng mô hình ARDL để nghiên cứu các yếu tố tác động tới GDP trong giai đoạn từ quý I/2010 đến quý IV/2021 cho thấy, về tác động của các nhân tố trong dài hạn thì chi tiêu hộ gia đình, độ mở thương mại của nền kinh tế đều có tác động cùng chiều với GDP, trong đó độ mở thương mại của nền kinh tế có tác động mạnh nhất.
Trong ngắn hạn, chi tiêu hộ gia đình và độ mở thương mại của nền kinh tế đều có tác động ngược chiều đến GDP; đồng thời, GDP của giai đoạn trước cũng có tác động ngược chiều đến GDP. Tuy nhiên, sự chênh lệch này sẽ dần tự điều chỉnh với tốc độ 76,77% hằng quý để trở lại trạng thái cân bằng trong dài hạn. Nghiên cứu đồng thời cũng sử dụng các kiểm định để kiểm tra mô hình và kết quả các kiểm định cho thấy mô hình phù hợp và đáng tin cậy và có thể áp dụng trong thực tiễn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdul Karim, Z., Abdul Karim, B., & Ahmad, R. (2010). Fixed investment, household consumption, and economic growth: A structural vector error correction model (SVECM) study of Malaysia.
Adefeso, H.A. and Mobolaji, H.I. (2010). The fiscal - monetary policy and economic growth in Nigeria: Further empiri- cal evidence. Pakistan Journal of Social Sciences, 7 (2), 137-142.
Chaitip, P., Chokethaworn, K., Chaiboonsri, C., & Khounkhalax, M. (2015). Money supply influencing on economic growth-wide phenomena of AEC open region. Procedia Economics and Finance, 24, 108-115.
Cui H-Y (2010). An study on the relationship between residents’ consumption and economic growth of Shanxi (in Chi- nese), Future Dev 11:96-99
Fang Lu (2009). The impetus research of household consump-tion in Hubei Province on economic growth (in Chinese).
Regional Econ 22:93-95
Handriyani, R., Sahyar, M. M., & Si, A. M. (2018). Analysis the effect of household consumption expenditure, invest- ment and labor to economic growth: A case in province of North Sumatra. Studia Universitatis Vasile Goldiș Arad, Seria Științe Economice, 28(4), 45-54.
Nizhegorodtsev, R., & Goridko, N. (2015). The impact of money supply on economic growth: theory, experience, modelling. Handbook on the Economics, Finance and Management Outlooks, 3, 66-72.
Lân, N. P. (2010). Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng. Tạp chí Ngân hàng.
Liang, F. and W. Huang, 2011. The relationship between money supply and the GDP of United States. Hong Kong Baptist University.
Teshome, A. (2011). Sources of Inflation and Economic Growth in Ethiopia: Deive Analysis. In aiga forum web. Xiong A-H (2010) Analysis on resident consumption and the economic growth (in Chinese), Shandong Univ J., 5(6):1-
13
Yang X-N (2010). Consumer and economic growth (in Chinese). Market Modernization. Finance Forum 16:136-137
Trong ngắn hạn, chi tiêu hộ gia đình và độ mở thương mại của nền kinh tế đều có tác động ngược chiều đến GDP; đồng thời, GDP của giai đoạn trước cũng có tác động ngược chiều đến GDP. Tuy nhiên, sự chênh lệch này sẽ dần tự điều chỉnh với tốc độ 76,77% hằng quý để trở lại trạng thái cân bằng trong dài hạn. Nghiên cứu đồng thời cũng sử dụng các kiểm định để kiểm tra mô hình và kết quả các kiểm định cho thấy mô hình phù hợp và đáng tin cậy và có thể áp dụng trong thực tiễn./.
TS. Phùng Thế Đông - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Nguyễn Kim Trang - CSERP, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế
Nguyễn Kim Trang - CSERP, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdul Karim, Z., Abdul Karim, B., & Ahmad, R. (2010). Fixed investment, household consumption, and economic growth: A structural vector error correction model (SVECM) study of Malaysia.
Adefeso, H.A. and Mobolaji, H.I. (2010). The fiscal - monetary policy and economic growth in Nigeria: Further empiri- cal evidence. Pakistan Journal of Social Sciences, 7 (2), 137-142.
Chaitip, P., Chokethaworn, K., Chaiboonsri, C., & Khounkhalax, M. (2015). Money supply influencing on economic growth-wide phenomena of AEC open region. Procedia Economics and Finance, 24, 108-115.
Cui H-Y (2010). An study on the relationship between residents’ consumption and economic growth of Shanxi (in Chi- nese), Future Dev 11:96-99
Fang Lu (2009). The impetus research of household consump-tion in Hubei Province on economic growth (in Chinese).
Regional Econ 22:93-95
Handriyani, R., Sahyar, M. M., & Si, A. M. (2018). Analysis the effect of household consumption expenditure, invest- ment and labor to economic growth: A case in province of North Sumatra. Studia Universitatis Vasile Goldiș Arad, Seria Științe Economice, 28(4), 45-54.
Nizhegorodtsev, R., & Goridko, N. (2015). The impact of money supply on economic growth: theory, experience, modelling. Handbook on the Economics, Finance and Management Outlooks, 3, 66-72.
Lân, N. P. (2010). Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng. Tạp chí Ngân hàng.
Liang, F. and W. Huang, 2011. The relationship between money supply and the GDP of United States. Hong Kong Baptist University.
Teshome, A. (2011). Sources of Inflation and Economic Growth in Ethiopia: Deive Analysis. In aiga forum web. Xiong A-H (2010) Analysis on resident consumption and the economic growth (in Chinese), Shandong Univ J., 5(6):1-
13
Yang X-N (2010). Consumer and economic growth (in Chinese). Market Modernization. Finance Forum 16:136-137