Những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Nam Định có sự cải thiện đáng kể, đã tạo lên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn Nam Định là nơi để đặt nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, tính đến ngày 15/9/2023, Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 36 dự án (bao gồm 25 dự án đầu tư trong nước và 11 dự án FDI), với tổng số vốn đăng ký 1.835,3 tỷ đồng và 181,9 triệu USD. Trong đó, cấp mới cho 10 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 178,5 triệu USD.
Cũng trong 9 tháng của năm 2023, nhiều dự án quan trọng đã được Tỉnh ký kết với các đối tác như: Ký kết thoả thuận phát triển dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Quanta có tổng mức đầu tư 120 triệu USD; ký thỏa thuận với Tập đoàn Sunrise Material (Singapore) phát triển dự án đầu tư 100 triệu USD và Tập đoàn JiaWei (Đài Loan) phát triển dự án đầu tư 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án SANBANG PTE.LTD (Singapore) sản xuất các loại khăn, vải dệt, sợi DTY tại Khu công nghiệp Rạng Đông. Đặc biệt là việc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với VSIP trong chuyến thăm của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Việt Nam vào tháng 8/2023. Trước đó, Tỉnh cũng thu hút đầu tư thành công Tập đoàn Xuân Thiện với tổ hợp dự án sản xuất thép công nghệ cao có tổng vốn đầu tư gần 100 nghìn tỷ đồng ở huyện Nghĩa Hưng.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, tính đến ngày 15/9/2023, Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 36 dự án (bao gồm 25 dự án đầu tư trong nước và 11 dự án FDI), với tổng số vốn đăng ký 1.835,3 tỷ đồng và 181,9 triệu USD. Trong đó, cấp mới cho 10 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 178,5 triệu USD.
Cũng trong 9 tháng của năm 2023, nhiều dự án quan trọng đã được Tỉnh ký kết với các đối tác như: Ký kết thoả thuận phát triển dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Quanta có tổng mức đầu tư 120 triệu USD; ký thỏa thuận với Tập đoàn Sunrise Material (Singapore) phát triển dự án đầu tư 100 triệu USD và Tập đoàn JiaWei (Đài Loan) phát triển dự án đầu tư 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án SANBANG PTE.LTD (Singapore) sản xuất các loại khăn, vải dệt, sợi DTY tại Khu công nghiệp Rạng Đông. Đặc biệt là việc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với VSIP trong chuyến thăm của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Việt Nam vào tháng 8/2023. Trước đó, Tỉnh cũng thu hút đầu tư thành công Tập đoàn Xuân Thiện với tổ hợp dự án sản xuất thép công nghệ cao có tổng vốn đầu tư gần 100 nghìn tỷ đồng ở huyện Nghĩa Hưng.
Lễ ký kết thỏa thuận phát triển dự án tại khu công nghiệp Mỹ Thuận
giữa tỉnh Nam Định và Quanta Computer INC
Thu hút đầu tư hiệu quả, góp phần giúp kinh tế tỉnh Nam Định trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng 9,06% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao trong Vùng và cả nước (xếp thứ 3/11 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 6/63 tỉnh, thành ). Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 13,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 14,13%.
Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp sức hút đầu tư của tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng là do những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đã có sự phát triển nhanh và đồng bộ. Đặc biệt, hạ tầng giao thông phát triển đã tăng khả năng kết nối liên vùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa, đây là một trong yếu tố quan trọng khiến các doanh nghiệp quan tâm và quyết định đầu tư vào Tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều khu, cụm công nghiệp (CCN) được đầu tư xây dựng đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất sạch, xây dựng nhà máy và nhanh chóng đi vào sản xuất.
Với phương châm "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư", trong đó tập trung phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, có tính lan tỏa, kết nối liên vùng, gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, Tỉnh đã xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông cho từng giai đoạn như: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Nam Định năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định năm 2020, định hướng đến năm 2030; bổ sung quy hoạch tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; bổ sung quy hoạch tuyến đường bộ mới thành phố Nam Định - đường trục phát triển kinh tế biển Nam Định...
Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp sức hút đầu tư của tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng là do những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đã có sự phát triển nhanh và đồng bộ. Đặc biệt, hạ tầng giao thông phát triển đã tăng khả năng kết nối liên vùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa, đây là một trong yếu tố quan trọng khiến các doanh nghiệp quan tâm và quyết định đầu tư vào Tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều khu, cụm công nghiệp (CCN) được đầu tư xây dựng đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất sạch, xây dựng nhà máy và nhanh chóng đi vào sản xuất.
Với phương châm "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư", trong đó tập trung phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, có tính lan tỏa, kết nối liên vùng, gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, Tỉnh đã xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông cho từng giai đoạn như: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Nam Định năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định năm 2020, định hướng đến năm 2030; bổ sung quy hoạch tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; bổ sung quy hoạch tuyến đường bộ mới thành phố Nam Định - đường trục phát triển kinh tế biển Nam Định...
Lễ động thổ giai đoạn II, Dự án xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định
với đường cao tốc cầu Ghẽ - Ninh Bình
Để kịp thời đón nhận những làn sóng dịch chuyển đầu tư, tỉnh Nam Định huy động mọi nguồn lực để thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, có tính liên kết vùng như: Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; xây dựng cầu qua sông Đào, đường trục phía nam thành phố Nam Định…
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các dự án mới, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, Tỉnh đã tổ chức rà soát hiện trạng, xây dựng dự thảo phương án phát triển các Khu công nghiệp (KCN), CCN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch Tỉnh, đồng thời tăng cường thu hút các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng các KCN, CCN đã được phê duyệt quy hoạch.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã có 26 CCN với diện tích 626,6ha, chiếm 44% số CCN (26/59 CCN) và 35,3% diện tích đất so với quy hoạch. Có 06 KCN với diện tích 1.288,72ha, chiếm 60% số KCN (6/10 KCN) và 63% diện tích đất so với quy hoạch.
Bên cạnh đó, các KCN, CCN như: KCN dệt may Rạng Đông ở huyện Nghĩa Hưng; KCN Mỹ Thuận, CCN Yên Bằng ở huyện Ý Yên; CCN Thanh Côi ở huyện Vụ Bản … cũng đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng để sớm thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, Tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư phát triển hạ tầng các KCN, CCN mới như: KCN Hồng Tiến, KCN Trung Thành, KCN Hải Long, CCN Đại An, CCN Nam Thanh ... gia tăng quỹ đất sạch chờ đón các nhà đầu tư.
Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nam Định là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 2 tỷ USD. Với việc hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện, cùng sự năng động, sáng tạo trong hoạt động xúc tiến đầu tư, tin rằng Nam Định sẽ tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ với các nhà đầu tư và hoàn thành mục tiêu đã đề ra./.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các dự án mới, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, Tỉnh đã tổ chức rà soát hiện trạng, xây dựng dự thảo phương án phát triển các Khu công nghiệp (KCN), CCN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch Tỉnh, đồng thời tăng cường thu hút các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng các KCN, CCN đã được phê duyệt quy hoạch.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã có 26 CCN với diện tích 626,6ha, chiếm 44% số CCN (26/59 CCN) và 35,3% diện tích đất so với quy hoạch. Có 06 KCN với diện tích 1.288,72ha, chiếm 60% số KCN (6/10 KCN) và 63% diện tích đất so với quy hoạch.
Bên cạnh đó, các KCN, CCN như: KCN dệt may Rạng Đông ở huyện Nghĩa Hưng; KCN Mỹ Thuận, CCN Yên Bằng ở huyện Ý Yên; CCN Thanh Côi ở huyện Vụ Bản … cũng đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng để sớm thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, Tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư phát triển hạ tầng các KCN, CCN mới như: KCN Hồng Tiến, KCN Trung Thành, KCN Hải Long, CCN Đại An, CCN Nam Thanh ... gia tăng quỹ đất sạch chờ đón các nhà đầu tư.
Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nam Định là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 2 tỷ USD. Với việc hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện, cùng sự năng động, sáng tạo trong hoạt động xúc tiến đầu tư, tin rằng Nam Định sẽ tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ với các nhà đầu tư và hoàn thành mục tiêu đã đề ra./.
Thành Nam