Ngành Công thương Nam Định - Phát huy vai trò động lực tăng trưởng

|

Ngành Công thương Nam Định - Phát huy vai trò động lực tăng trưởng

Một năm thành công

Trong bối cảnh kinh tế khu vực và trong nước còn nhiu khó khăn nhưng năm 2018, hầu hết các chỉ tiêu v phát triển công nghiệp và thương mại Nam Định đu đạt và vượt so với năm 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt trên 78,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2017. Nhiu sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: Sợi các loại, cửa sổ bằng sắt, thép, phụ tùng xe có động cơ...

Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp từng bước được đầu tư. Nam Định hiện có 3 khu công nghiệp (KCN) tập trung đã đi vào hoạt động, thu hút được 177 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đăng ký 7.412 tỷ đồng và 751,9 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 42 nghìn lao động. Ngoài các KCN, các huyện, thành phố cũng quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN). Trên toàn tỉnh có 20 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút 472 dự án đầu tư, tạo việc làm cho hơn 19 nghìn lao động.

Bên cạnh thế mạnh của địa phương là dệt may, Ngành đã tham mưu để tỉnh thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và thân thiện với môi trường như: Năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, dược phẩm...
 
 
Thăm quan dây chuyn sản xuất Nhà máy May Phú Sơn, huyện Hải Hậu, Nam Định.
 
Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 16,8%  so với năm 2017. Toàn tỉnh có khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở các KCN, CCN làng ngh. Mặt hàng chủ lực của Nam Định vẫn là may mặc, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, tập trung vào phân khúc thị trường xuất khẩu có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như: Hoa K, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc..

Thương mại nội địa ngày càng phát triển, mạng lưới kinh doanh được mở rộng. Phương thức mua bán văn minh hiện đại như: Trung tâm thương mại siêu thị, trung tâm điện máy, các cửa hàng tự chọn... đã xuất hiện không chỉ ở thành phố mà đã có mặt ở tất cả các huyện trong tỉnh, với các tên tuổi có tiếng như: BigC, Co.op Mart, Pico, Nguyễn Kim, Lan Chi Mart... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt xấp xỉ 40 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2017.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Để đạt được kết quả đó, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, phải kể tới những giải pháp thiết thực, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời của ngành Công Thương Nam Định. Ngành đã tổng hợp, đ xuất và triển khai giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc, trong đó, tập trung vào những vấn đ chính sau:

Thứ nhất, rà soát các thủ tục hành chính (TTHC), kịp thời kiến nghị UBND tỉnh giảm bớt các TTHC theo hướng thông thoáng, đơn giản hóa, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong giải quyết các vấn đ liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng và điu kiện SXKD... Trong năm 2018, Sở đã tham mưu để tỉnh rút bớt 44 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyn giải quyết của Sở. Ngoài ra, Sở làm tốt công tác tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa và giải quyết hồ sơ qua cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Thứ hai, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp v thị trường trong và ngoài nước; cung cấp nội dung và ảnh hưởng các hiệp định thương mại quan trọng được ký kết có hiệu lực như: EVFTA, CPTPP; hỗ trợ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trong nước và quốc tế…qua cổng thông tin Thương mại điện tử của Sở Công Thương hoặc trên các phương tiện truyn thông của tỉnh.

Thứ ba, hỗ trợ các DNNVV, HTX thông qua các Chương trình hỗ trợ: Khuyến công, XTTM, Thương mại điện tử, Xuất khẩu, Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn,…

Thứ tư, làm đầu mối, thường trực, phối hợp các ngành liên quan đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, cụ thể như chương trình: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Sở KH&ĐT, chương trình Khuyến công của Sở Công Thương, chương trình Đào tạo ngh cho lao động nông thôn của Sở LĐTB&XH…/.

Long Phương