Năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm bị gián đoạn, giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì sự ổn định, thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn và đảm bảo về nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để an sinh, an dân trong đại dịch.
Năm 2021, tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) khá tốt trong 6 tháng đầu năm; nhưng bước sang quý III, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh/thành phố khiến cho sản xuất NLTS bị ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ, sản phẩm NLTS khó tiêu thụ. Bước sang quý IV, sản xuất NLTS dần được phục hồi do các địa phương thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại dịch bệnh nên người dân chưa khôi phục hoàn hoàn sản xuất.
Tăng trưởng Nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì sự ổn định
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực NLTS năm 2021 so với 2020 ước tính tăng 2,86%, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,18%, lâm nghiệp tăng 3,88%, thủy sản tăng 1,73%.
Nhiều sản phẩm NLTS đã vượt khó để duy trì sản xuất và phát triển tương đối tốt (ước tính sản lượng năm 2021 so với năm 2020) như: Lúa tăng 2,6%, cà phê nhân tăng 2,98%, chè tăng 2,08%, cao su tăng 2,77%, hồ tiêu tăng 3,7%, điều tăng 10%, xoài tăng 4,85%, cam tăng 33,18%, bưởi tăng 8,04%, nhãn tăng 6,09%, vải tăng 22,57%, thịt lợn tăng 3,6%, thịt gia cầm tăng 3,2%, sữa bò tươi tăng 10,5%, gỗ khai thác tăng 5,04%, tôm sú tăng 1,19%, tôm thẻ chân trắng tăng 5,96%....
Năm 2021, tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) khá tốt trong 6 tháng đầu năm; nhưng bước sang quý III, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh/thành phố khiến cho sản xuất NLTS bị ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ, sản phẩm NLTS khó tiêu thụ. Bước sang quý IV, sản xuất NLTS dần được phục hồi do các địa phương thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại dịch bệnh nên người dân chưa khôi phục hoàn hoàn sản xuất.
Tăng trưởng Nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì sự ổn định
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực NLTS năm 2021 so với 2020 ước tính tăng 2,86%, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,18%, lâm nghiệp tăng 3,88%, thủy sản tăng 1,73%.
Nhiều sản phẩm NLTS đã vượt khó để duy trì sản xuất và phát triển tương đối tốt (ước tính sản lượng năm 2021 so với năm 2020) như: Lúa tăng 2,6%, cà phê nhân tăng 2,98%, chè tăng 2,08%, cao su tăng 2,77%, hồ tiêu tăng 3,7%, điều tăng 10%, xoài tăng 4,85%, cam tăng 33,18%, bưởi tăng 8,04%, nhãn tăng 6,09%, vải tăng 22,57%, thịt lợn tăng 3,6%, thịt gia cầm tăng 3,2%, sữa bò tươi tăng 10,5%, gỗ khai thác tăng 5,04%, tôm sú tăng 1,19%, tôm thẻ chân trắng tăng 5,96%....
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Một trong những yếu tố chính khiến sản xuất NLTS đạt nhiều kết quả tích cực trong năm 2021 là do Việt Nam có nền tảng đi lên từ một nước nông nghiệp, do đó mạng lưới sản xuất NLTS đa dạng, trải khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây chính là yếu tố giảm thiểu rủi ro quan trọng trong sản xuất, bởi nếu một khu vực, hoặc một vùng bị ảnh hưởng tiêu cực, bị tổn thương thì vẫn có những vùng sản xuất khác làm bệ đỡ và hỗ trợ. Yếu tố khác là lực lượng lao động vẫn rất dồi dào, hiện nay dân số khu vực nông thôn chiếm tới hơn 60% tổng dân số cả nước, sinh kế từ hoạt động sản xuất NLTS cũng góp phần lớn cho hơn 60 triệu dân cư nông thôn và một phần dân cư khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, thời tiết năm 2021 tương đối thuận lợi cho sản xuất, không có nhiều cơn bão lớn, không còn tình trạng hạn hán, nhiễm mặn; Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được kiểm soát kịp thời, tránh tình trạng bùng phát dịch lớn; Giá bán một số nông sản tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, điển hình là hồ tiêu, giá trị xuất khẩu sản phẩm này tăng hơn 40% so với năm 2020 dù khối lượng xuất khẩu giảm. Đồng thời, có sự đóng góp của công cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cây lâu năm được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhiều giống cây lâu năm có chất lượng, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, năng suất ổn định đã được đưa vào sản xuất, đồng thời các biện pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh đồng bộ đã được triển khai tại các vùng trên cả nước. Sản xuất lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt”.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chất lượng cao vẫn tiếp tục thể hiện qua kết quả trồng trọt, rõ nét nhất là cơ cấu lúa chất lượng cao ngày càng được tăng lên. Sản lượng lúa cả năm tăng 2,61% nhưng giá trị sản xuất lúa tăng 2,67% do tỷ trọng sản lượng lúa chất lượng trong tổng số được nâng lên, sản lượng lúa chất lượng cao tăng 3,93%. Ngoài ra, sản lượng một số sản phẩm chất lượng cao khác như xoài cát chu tăng 5,5%; sầu riêng hạt lép tăng 23%.
Trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng có nhiều giải pháp, ứng phó kịp thời trước diễn biến dịch Covid-192: Theo dõi sát sao diễn biến giá cả và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong nước, đặc biệt tại các địa phương, khu vực có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội; đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản giai đoạn dịch bệnh.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn vướng mắc về xuất nhập khẩu nông sản do ảnh hưởng dịch Covid-19, thông tin kịp thời đến địa phương, doanh nghiệp các cảnh báo, quy định mới của thị trường xuất khẩu. Kịp thời nắm bắt, tạo thuận lợi, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tuyến biên giới đất liền với các quốc gia Trung Quốc3, Lào, Campuchia. Thực hiện hoạt động “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”. Duy trì kết nối, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ, đưa ra các biện pháp tháo gỡ, thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại; phối hợp giải quyết các khó khăn, điều tra chống bán phá giá đối với gỗ ván dán của Việt Nam. Phát triển thương hiệu, quảng bá nông sản tại thị trường quốc tế….
Đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid - 19
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định về các chính sách hỗ trợ cho người dân, quan tâm người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm… do đại dịch Covid nhằm bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội…
Hỗ trợ Gạo: Để đảm bảo người dân không bị thiếu lương thực do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; khó khăn do thiên tai và ở các hộ có nguy cơ thiếu đói giáp hạt, tính đến ngày 23/12/2021, tổng số gạo đã hỗ trợ là gần 149,1 nghìn tấn cho 2,54 triệu lượt hộ với gần 9,94 triệu lượt nhân khẩu.
Hỗ trợ về thực phẩm rau củ quả thiết yếu: Tổng số tiền hỗ trợ về thực phẩm, rau củ quả thiết yếu trên phạm vi cả nước đạt gần 3,12 nghìn tỷ đồng, cho gần 5,34 triệu lượt hộ.
Bên cạnh đó, Nhà nước, doanh nghiệp, các mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân về tiền mặt, vay vốn, bảo hiểm, vật dụng y tế, tiền điện, nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Sự tăng trưởng ổn định của ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng là cơ sở giúp Việt Nam vẫn hoàn toàn đảm bảo an ninh
lương thực cho gần 100 triệu dân trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Trong khi một số nước trên thế giới phải tạm dừng xuất khẩu nhiều loại nông sản để đảm bảo cung ứng trong nước thì Việt Nam không những cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, mà còn tiếp tục xuất khẩu được nhiều sản phẩm NLTS.
Đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid - 19
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định về các chính sách hỗ trợ cho người dân, quan tâm người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm… do đại dịch Covid nhằm bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội…
Hỗ trợ Gạo: Để đảm bảo người dân không bị thiếu lương thực do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; khó khăn do thiên tai và ở các hộ có nguy cơ thiếu đói giáp hạt, tính đến ngày 23/12/2021, tổng số gạo đã hỗ trợ là gần 149,1 nghìn tấn cho 2,54 triệu lượt hộ với gần 9,94 triệu lượt nhân khẩu.
Hỗ trợ về thực phẩm rau củ quả thiết yếu: Tổng số tiền hỗ trợ về thực phẩm, rau củ quả thiết yếu trên phạm vi cả nước đạt gần 3,12 nghìn tỷ đồng, cho gần 5,34 triệu lượt hộ.
Bên cạnh đó, Nhà nước, doanh nghiệp, các mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân về tiền mặt, vay vốn, bảo hiểm, vật dụng y tế, tiền điện, nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Sự tăng trưởng ổn định của ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng là cơ sở giúp Việt Nam vẫn hoàn toàn đảm bảo an ninh
lương thực cho gần 100 triệu dân trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Trong khi một số nước trên thế giới phải tạm dừng xuất khẩu nhiều loại nông sản để đảm bảo cung ứng trong nước thì Việt Nam không những cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, mà còn tiếp tục xuất khẩu được nhiều sản phẩm NLTS.
Xuất khẩu sản phẩm và chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao
Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và có nguồn gốc từ nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao trong năm 2021, ước đạt 48,65 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; sản phẩm chăn nuôi ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1%; thuỷ sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7%; các mặt hàng lâm sản ước đạt 15,97 tỷ USD, tăng 20,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,88 tỷ USD, tăng 40,5%.
Trong năm 2021, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 27,3%, tăng 23,2% so với năm 2020; Trung Quốc chiếm 19,3% (tăng 13,6%); Nhật Bản chiếm 6,9% (tăng 4,7%) và Hàn Quốc chiếm 4,4% (tăng 11,4%).
Số liệu từ Bảng 1 cho thấy, một số sản phẩm có giá trị kim ngạch tăng cao như: Cà phê tăng 9,4%, cao su tăng 39%, rau quả tăng 7,8%, hạt điều tăng 13,9%, hạt tiêu tăng 42%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 17,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 19,7%. Điều đáng nói là, thủy sản dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, gián đoạn sản xuất trong năm 2021 nhưng vẫn là ngành có giá trị xuất khẩu lớn, ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so năm 2020. Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang rất nhiều thị trường quốc tế. Trong đó, 6 thị trường dẫn đầu là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch xuất.
Thành công của chương trình OCOP
Số lượng địa phương tham gia, chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP liên tục tăng trong những năm qua. Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP cấp tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến cuối năm 2021, cả nước đã có 62 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm4, công nhận 5.401 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (vượt 1.401 sản phẩm so với kế hoạch đề ra và gấp 1,7 lần so với năm 2020), trong đó 62,6% sản phẩm 3 sao, 35,8% sản phẩm 4 sao và 1,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hơn 2.944 chủ thể tham gia, trong đó có 38,8% là HTX, 27,4% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.
Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường và được người dân tín nhiệm. Đến nay, có 20 sản phẩm OCOP 5 sao (đã được Bộ NN&PTNT công nhận năm 2020). Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu, ưu tiên sản phẩm OCOP chất lượng cao làm quà tặng, quà biếu tại các hoạt động ngoại giao, sự kiện cấp quốc gia, bộ, ngành và địa phương, từ đó góp phần khẳng định thương hiệu, thúc đẩy hợp tác và xuất khẩu.
Tóm lại, năm 2021, ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam có những điểm sáng nổi bật, đó là: Tăng trưởng duy trì sự ổn định, xuất khẩu sản phẩm tăng cao, trong khi vẫn đảm bảo về nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để an sinh, an dân trong đại dịch./.
Dương Mạnh Hùng
Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản - TCTK
Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản - TCTK