Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 là một trong những nội dung quan trong chương trình làm việc của Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (diễn ra trong các ngày 02-08/10/2023).
Ngày 01/6/2012, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI ban hành Nghị quyết một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 xác định “chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ ta: Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định và hài hòa hơn; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên mọi miền đất nước được nâng lên. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng, mức hỗ trợ và mở rộng diện bao phủ theo hướng công bằng, tiến bộ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, cơ bản bảo đảm an sinh của người dân theo quy định của Hiến pháp. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công. Thể chế thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm. Hệ thống y tế, giáo dục, an sinh và trợ giúp xã hội tiếp tục được kiện toàn và mở rộng. Quy mô, năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được nâng lên; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội được Nhà nước ưu tiên đầu tư, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém và nhìn chung chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
Hội nghị Trung ương 8 đã thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nghị quyết lần này xác định rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội để hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nghị quyết lần này có nhiều nội dung kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI. Nổi bật là:
Về phạm vi và cách tiếp cận, nếu như Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI chỉ đề cập đến một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 thì lần này, Nghị quyết mới đã mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội, tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cách tiếp cận cũng được điều chỉnh, từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội.
Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đồng thời với việc tiếp tục khẳng định, kế thừa những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, vẫn còn nguyên giá trị, Hội nghị lần này đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn những nhận thức mới trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ mới và tiếp tục khẳng định: Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển; cần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm hiện thực hoá các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng (như dịch Covid-19), bảo vệ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính sách xã hội cần được đặt trong tổng thể việc quản lý phát triển xã hội bền vững, giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước; sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Phát huy truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", nhân ái, nghĩa tình, "thương người như thể thương thân" của Nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Về mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Trung ương đã thống nhất cao xác định mục tiêu đến năm 2030 và Định hướng đến năm 2045, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, đề ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp mới, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Tin rằng Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong thời kỳ mới sau khi được ban hành sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân./.
Ngày 01/6/2012, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI ban hành Nghị quyết một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 xác định “chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ ta: Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định và hài hòa hơn; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên mọi miền đất nước được nâng lên. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng, mức hỗ trợ và mở rộng diện bao phủ theo hướng công bằng, tiến bộ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, cơ bản bảo đảm an sinh của người dân theo quy định của Hiến pháp. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công. Thể chế thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm. Hệ thống y tế, giáo dục, an sinh và trợ giúp xã hội tiếp tục được kiện toàn và mở rộng. Quy mô, năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được nâng lên; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội được Nhà nước ưu tiên đầu tư, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội...
Đến cuối năm 2022 có khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số. Năm 2022, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi chỉ còn 6,6%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 16,8%. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện là 73,6 tuổi. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn phổ cập giáo dục từ cấp mầm non (trẻ 5 tuổi) đến trung học cơ sở. Tính đến năm 2022, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 ở Việt Nam đạt 97,85%, trong đó nhóm tuổi 15-35 đạt 99,3%. |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém và nhìn chung chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
Hội nghị Trung ương 8 đã thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nghị quyết lần này xác định rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội để hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nghị quyết lần này có nhiều nội dung kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI. Nổi bật là:
Về phạm vi và cách tiếp cận, nếu như Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI chỉ đề cập đến một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 thì lần này, Nghị quyết mới đã mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội, tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cách tiếp cận cũng được điều chỉnh, từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội.
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong thời kỳ mới sẽ có nhiều nội dung
kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI
kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI
Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đồng thời với việc tiếp tục khẳng định, kế thừa những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, vẫn còn nguyên giá trị, Hội nghị lần này đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn những nhận thức mới trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ mới và tiếp tục khẳng định: Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển; cần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm hiện thực hoá các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng (như dịch Covid-19), bảo vệ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính sách xã hội cần được đặt trong tổng thể việc quản lý phát triển xã hội bền vững, giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước; sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Phát huy truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", nhân ái, nghĩa tình, "thương người như thể thương thân" của Nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Về mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Trung ương đã thống nhất cao xác định mục tiêu đến năm 2030 và Định hướng đến năm 2045, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, đề ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp mới, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Tin rằng Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong thời kỳ mới sau khi được ban hành sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân./.
P.V