Vấn đề thiếu nước sinh hoạt đối với người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn khan hiếm nguồn nước luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với nỗ lực giải bài toán thiếu nước sạch, nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai, thực hiện thành công các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, hỗ trợ, tìm kiếm nguồn nước… nhằm đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho mọi người dân, từng bước nâng cao điều kiện sinh hoạt, đời sống dân cư.
Theo thống kê, cả nước vẫn còn hơn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Tại một số nơi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước.
Kết quả từ cuộc Điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh của đồng bào DTTS đã có những cải thiện đáng kể, song vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong đó, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm: Nước máy, nước mua (xi téc, bình), nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ) là 88,6%, tăng 15,3 điểm phần trăm so với năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số dân tộc có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp (dưới 50%) bao gồm: Bru Vân Kiều (48,5%), Si La (48,3%), Cống (43,5%) và Chứt (39,2%). Các kết quả thống kê cũng cho thấy, có sự chênh lệch về tỷ lệ hộ DTTS được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn; tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 97,7%, cao hơn 10,5 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (87,2%).
Theo thống kê, cả nước vẫn còn hơn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Tại một số nơi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước.
Kết quả từ cuộc Điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh của đồng bào DTTS đã có những cải thiện đáng kể, song vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong đó, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm: Nước máy, nước mua (xi téc, bình), nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ) là 88,6%, tăng 15,3 điểm phần trăm so với năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số dân tộc có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp (dưới 50%) bao gồm: Bru Vân Kiều (48,5%), Si La (48,3%), Cống (43,5%) và Chứt (39,2%). Các kết quả thống kê cũng cho thấy, có sự chênh lệch về tỷ lệ hộ DTTS được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn; tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 97,7%, cao hơn 10,5 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (87,2%).
Nước sạch đến với người dân vùng đồng bào DTTS
Trước thực tế việc tiếp cận nguồn nước sạch hợp vệ sinh còn hạn chế, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS, những năm gần đây Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, dự án nước sạch nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt, đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi, cụ thể như: Các Chương trình MTQG, Chương trình giảm nghèo 135, 30a, Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Các dự án thuộc Chương trình Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước…
Thực hiện các chương trình, dự án trên theo chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, hiện các địa phương trong cả nước đã và đang triển khai đồng bộ với mục tiêu đưa nước sạch đến với người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Ngày 08/11/2019 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1553/QĐ-TTg điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Theo đó, Chương trình thực hiện tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 41 tỉnh với số vùng được điều tra, đánh giá là 325 vùng. Trong đó, khu vực Bắc Bộ có 147 vùng được đánh giá tại 15 tỉnh; khu vực Bắc Trung Bộ có 32 vùng được điều tra, đánh giá tại 5 tỉnh; khu vực Nam Trung Bộ có 48 vùng được điều tra, đánh giá ở 7 tỉnh; 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên có 45 vùng được đánh giá, khu vực Nam Bộ có 53 vùng được điều tra đánh giá tại 10 tỉnh. Những nơi được điều tra đánh giá là các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước chủ yếu là các xã vùng DTTS, miền núi, tỷ lệ đói nghèo cao, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn và yếu kém.
Báo cáo kết quả bước đầu thực hiện Dự án “Ðiều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, giai đoạn I (2015-2020) được thực hiện tại 197 điểm vùng núi cao, khan hiếm nước trên địa bàn 37 tỉnh khó khăn, đã hoàn thành khối lượng và mục tiêu đặt ra. Ðến nay, công tác tìm kiếm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sạch đã đem lại hiệu quả thiết thực. Ðã có hơn 1 triệu người dân trên địa bàn 37 tỉnh được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Nhóm nghiên cứu dự án đã lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tại 197 vùng có triển vọng để thi công các công trình khai thác tài nguyên nước; thi công 454 công trình, xây dựng 189 trạm cấp nước sinh hoạt tập trung; lưu lượng khai thác công trình đạt khoảng 104.917m3/ngày.
Bên cạnh đó, các địa phương trong cả nước cũng đang triển khai đồng bộ các chương trình, dự án khác nhằm xây dựng, hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt tập trung, giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong đó, tại tỉnh Bắc Kạn, để giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Pác Nặm giải quyết tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt. Trong năm 2022, 5 xã Nhạn Môn, Cổ Linh, Nghiên Loan, Cao Tân và Xuân La của huyện đã được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ nghèo vùng đồng bào DTTS. Với nguồn kinh phí cấp cho các xã triển khai chương trình là 186 triệu đồng được trích từ nguồn sự nghiệp Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Với các hạng mục hỗ trợ để mua téc, lu chứa nước; vòi dẫn nước; xây bể; đào giếng và tạo nguồn nước sinh hoạt khác.
Thực hiện các chương trình, dự án trên theo chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, hiện các địa phương trong cả nước đã và đang triển khai đồng bộ với mục tiêu đưa nước sạch đến với người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Ngày 08/11/2019 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1553/QĐ-TTg điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Theo đó, Chương trình thực hiện tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 41 tỉnh với số vùng được điều tra, đánh giá là 325 vùng. Trong đó, khu vực Bắc Bộ có 147 vùng được đánh giá tại 15 tỉnh; khu vực Bắc Trung Bộ có 32 vùng được điều tra, đánh giá tại 5 tỉnh; khu vực Nam Trung Bộ có 48 vùng được điều tra, đánh giá ở 7 tỉnh; 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên có 45 vùng được đánh giá, khu vực Nam Bộ có 53 vùng được điều tra đánh giá tại 10 tỉnh. Những nơi được điều tra đánh giá là các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước chủ yếu là các xã vùng DTTS, miền núi, tỷ lệ đói nghèo cao, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn và yếu kém.
Báo cáo kết quả bước đầu thực hiện Dự án “Ðiều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, giai đoạn I (2015-2020) được thực hiện tại 197 điểm vùng núi cao, khan hiếm nước trên địa bàn 37 tỉnh khó khăn, đã hoàn thành khối lượng và mục tiêu đặt ra. Ðến nay, công tác tìm kiếm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sạch đã đem lại hiệu quả thiết thực. Ðã có hơn 1 triệu người dân trên địa bàn 37 tỉnh được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Nhóm nghiên cứu dự án đã lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tại 197 vùng có triển vọng để thi công các công trình khai thác tài nguyên nước; thi công 454 công trình, xây dựng 189 trạm cấp nước sinh hoạt tập trung; lưu lượng khai thác công trình đạt khoảng 104.917m3/ngày.
Bên cạnh đó, các địa phương trong cả nước cũng đang triển khai đồng bộ các chương trình, dự án khác nhằm xây dựng, hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt tập trung, giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong đó, tại tỉnh Bắc Kạn, để giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Pác Nặm giải quyết tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt. Trong năm 2022, 5 xã Nhạn Môn, Cổ Linh, Nghiên Loan, Cao Tân và Xuân La của huyện đã được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ nghèo vùng đồng bào DTTS. Với nguồn kinh phí cấp cho các xã triển khai chương trình là 186 triệu đồng được trích từ nguồn sự nghiệp Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Với các hạng mục hỗ trợ để mua téc, lu chứa nước; vòi dẫn nước; xây bể; đào giếng và tạo nguồn nước sinh hoạt khác.
Giai đoạn 2023-2025, theo Kế hoạch đầu tư xây dựng Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Kạn, sẽ có 24 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng trên địa bàn các xã thuộc các huyện Na Rì; Ba Bể; Chợ Mới; Chợ Đồn... với tổng mức đầu tư của Dự án trên 59 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Việc đầu tư xây dựng các công trình này nhằm cung cấp nước sinh hoạt tập trung cho các hộ DTTS, hộ nghèo và gia đình chịu thiệt hại bởi thiên tai, bão lũ, sinh sống ở vùng khó khăn chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; qua đó giúp người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và nâng cao mức sống, thúc đẩy sự phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
Tại Tuyên Quang, theo thống kê hiện toàn tỉnh có 383 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó có 227 công trình hoạt động. Các công trình khai thác nước hoạt động bền vững, với công suất khai thác hàng chục nghìn m3 nước/ngày/đêm, đáp ứng cho trên 95% số hộ nông thôn và vùng đồng bào DTTS của tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đây là thành quả của việc triển khai các dự án, chương trình về cấp nước sạch cho nông thôn, đồng bào DTTS thời gian qua của tỉnh.
Giai đoạn 2021-2025, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện sống của đồng bào DTTS, Tuyên Quang đặt kế hoạch hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt phân tán cho 10.360 hộ hưởng lợi; xây dựng 20 công trình nước sinh hoạt tập trung cho các cụm dân cư, cơ quan, trường học ở các xã có đông người dân là đồng bào DTTS. Đầu tư xây mới các công trình nước sạch, tiếp tục mở rộng đấu nối, tạo nguồn, dẫn nguồn nước ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) là một trong những huyện vùng cao của tỉnh có nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Trước đây, người dân nơi đây thường phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, song từ khi có các Chương trình MTQG, Chương trình 30a, 135, Nông thôn mới… của Đảng, Nhà nước với các dự án về hỗ trợ, xây dựng công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đồng bào DTTS của huyện đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày, an ninh nguồn nước được đảm bảo. Tính đến nay, UBND huyện Mường Tè đã đầu tư xây dựng 114 công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới các xã, bản trên địa bàn theo nguồn vốn được hỗ trợ... Nguồn nước được lấy từ các khe, mó nước, đầu nguồn, mạch nước ngầm chảy qua ống dẫn thẳng về các bể. Mỗi bể có thể tích chứa 5 - 20m3 nước tùy theo nguồn nước dẫn về và nhu cầu sử dụng của người dân. Các công trình này đều được xây trong khu dân cư, xa nơi có nguy cơ sạt lở để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện từ năm 2016-2022 đã tăng 9.968 hộ/10.389 hộ, đạt 95,9%.
Tại tỉnh Hòa Bình, theo thống kê, tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 95,38% người dân nông thôn vùng DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, (tuy nhiên mới có 50,2% hộ sử dụng nước đáp ứng quy chuẩn; trong đó, tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt trên 16%; tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình đạt 34%). Giai đoạn 2021-2025, với quyết tâm tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, còn hạn chế từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp cận nguồn nước sạch, tỉnh Hòa Bình dự kiến sẽ triển khai hỗ trợ 11.408 hộ về nước sinh hoạt phân tán và 120 công trình nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 4.300 hộ hưởng lợi. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo hướng đồng bộ, áp dụng công nghệ mới, quản lý, vận hành thông minh, đảm bảo bền vững. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch quy mô lớn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống dân cư. Những vùng dân cư tập trung, khó khăn nguồn nước cần đầu tư những công trình kết nối, tạo nguồn, dẫn nguồn ổn định…
Tại tỉnh Bình Phước, hiện có 41 DTTS với trên 203,5 nghìn người (chiếm 19,67%), sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh có 58 xã thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó có 05 xã và 25 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Đầu năm 2023, toàn tỉnh có 2.830 hộ nghèo DTTS, chiếm 58,09% trên tổng số hộ nghèo của tỉnh. Để nâng cao đời sống kinh tế-xã hội và giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho người dân đồng bào DTTS trên địa bàn, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào DTTS thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, ngày 10/5/2023, tại xã Thanh An (huyện Hớn Quản) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào DTTS. Đây là hoạt động triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Hai công trình cấp nước sạch được triển khai tại 02 ấp Địa Hạt - Sóc Dầm và ấp Phùm Lu-Tư Ly. Các ấp này có đông đồng bào DTTS sinh sống và là nơi thường xuyên thiếu nước sạch, nước sinh hoạt vào mùa khô. Kinh phí xây dựng mỗi công trình xấp xỉ 3 tỷ đồng, được trích từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG. Công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2023, dự kiến sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 160 hộ dân là đồng bào DTTS. Công trình đưa vào hoạt động sẽ giúp cho các hộ dân thuộc 2 ấp trên có điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm, cải tiến mô hình sản xuất, cải thiện đời sống, tăng thu nhập đồng thời tạo động lực cho các hộ dân được thụ hưởng phấn khởi vươn lên thoát nghèo…
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án về hỗ trợ, đầu tư xây dựng công trình nước sạch cho vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS ở các địa phương trong cả nước đã mang lại những kết quả tích cực, thể hiện sự quyết tâm vào cuộc của Đảng, Chính phủ với mong muốn tất cả người dân, đặc biệt là những người dân vùng DTTS, miền núi còn khó khăn, vùng khan hiếm nước sẽ có nước sạch trong đời sống sinh hoạt. Các công trình nước sạch được xây dựng không những mang đến nguồn nước đảm bảo vệ sinh, phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn nâng cao chất lượng đời sống, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào DTTS, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, một số công trình nước sạch hiện đang được triển khai xây dựng tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng khan hiếm nước còn giúp ổn định cả về trữ lượng và chất lượng nước, đồng thời từng bước thay thế nguồn nước mặt không ổn định, chưa qua xử lý như trước đây, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân vào mùa khô, đặc biệt góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, ổn định dân cư, giữ vững an ninh biên giới của tổ quốc; góp phần hoàn thành mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của quốc gia.
Tuy nhiên, để các công trình nước sạch hoạt động hiệu quả, bền vững, chính quyền các địa phương cần tích cực, chủ động tham gia vào công tác vận hành, quản lý, kiểm tra các công trình cấp nước tập trung đang được triển khai xây dựng, các công trình đã đưa vào hoạt động trên địa bàn; cùng với đó các đối tượng hưởng lợi cần nêu cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch, an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Đoàn Châu