Hội nhập quốc tế cùng sự phát triển đi lên của kinh tế-xã hội nước nhà đã cho thấy những thành quả tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong những năm qua. Thời gian tới, trước những thách thức không nhỏ từ cạnh tranh trong hội nhập, tác động của cuộc CM 4.0, cũng như xu hướng già hóa nhanh và tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh... là những yếu tố khiến cho việc bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Tuy vậy, Việt Nam luôn xác định mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội và hướng tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững.
Hệ thống an sinh xã hội đạt nhiều thành tựu
Tại Việt Nam, hệ thống an sinh xã hội được hình thành từ các trụ cột cơ bản, bao gồm: Giảm nghèo bền vững; đào tạo nghề, lao động, việc làm; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các loại bảo hiểm khác; bảo trợ xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đánh giá, kể từ năm 2012, nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hệ thống an sinh xã hội. Cụ thể, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã đặt ra mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Với định hướng và mục tiêu đó, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết công tác chăm lo chính sách xã hội ở nước ta đã có bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo đó, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 15 cho thấy, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ; cải thiện Chỉ số phát triển con người (HDI) góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững. Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Hệ thống dịch vụ xã hội được cải thiện, cơ bản bảo đảm quyền học tập, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông của người dân.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt những bước tiến quan trọng nhằm tạo cơ sở cho việc từng bước mở rộng mức độ bao phủ an sinh xã hội, với mục tiêu cuối cùng là để mọi công dân được bảo đảm an sinh xã hội trong suốt vòng đời. Cụ thể như: Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách bảo hiểm xã hội và Đề án đổi mới và phát triển trợ giúp xã hội (theo Quyết định số 488/TTg/2017 của Thủ tướng Chính phủ); tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 2021-2030 đã đặt ra các mục tiêu để Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021, về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 108/2021/NĐ-CP, ngày 07/12/2021, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022), với mức điều chỉnh tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng cho người hưởng lương hưu thấp, người về hưu trước năm 1995; mở rộng hợp tác quốc tế về an sinh xã hội, BHXH.
Hệ thống an sinh xã hội đạt nhiều thành tựu
Tại Việt Nam, hệ thống an sinh xã hội được hình thành từ các trụ cột cơ bản, bao gồm: Giảm nghèo bền vững; đào tạo nghề, lao động, việc làm; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các loại bảo hiểm khác; bảo trợ xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đánh giá, kể từ năm 2012, nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hệ thống an sinh xã hội. Cụ thể, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã đặt ra mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Với định hướng và mục tiêu đó, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết công tác chăm lo chính sách xã hội ở nước ta đã có bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo đó, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 15 cho thấy, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ; cải thiện Chỉ số phát triển con người (HDI) góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững. Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Hệ thống dịch vụ xã hội được cải thiện, cơ bản bảo đảm quyền học tập, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông của người dân.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt những bước tiến quan trọng nhằm tạo cơ sở cho việc từng bước mở rộng mức độ bao phủ an sinh xã hội, với mục tiêu cuối cùng là để mọi công dân được bảo đảm an sinh xã hội trong suốt vòng đời. Cụ thể như: Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách bảo hiểm xã hội và Đề án đổi mới và phát triển trợ giúp xã hội (theo Quyết định số 488/TTg/2017 của Thủ tướng Chính phủ); tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 2021-2030 đã đặt ra các mục tiêu để Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021, về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 108/2021/NĐ-CP, ngày 07/12/2021, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022), với mức điều chỉnh tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng cho người hưởng lương hưu thấp, người về hưu trước năm 1995; mở rộng hợp tác quốc tế về an sinh xã hội, BHXH.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Năm 2020, 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống xã hội của người dân, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời, nhân văn; trong đó có những chính sách chưa có tiền lệ, như Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiều giải pháp, ban hành nhiều gói hỗ trợ kịp thời tới người dân, người lao động, người sử dụng lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch…
Theo đánh giá, với những cơ chế, chính sách đã được ban hành, đến nay, hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam cơ bản được xây dựng một cách đồng bộ và triển khai áp dụng rộng khắp cả nước. Mô hình an sinh xã hội của Việt Nam đã đem lại những thành quả an sinh xã hội đáng khích lệ, được thế giới công nhận, như thành tích xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, y tế...
Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của TCTK cho biết, từ các kết quả tính toán và phân tích HDI cả nước những năm 2016 - 2020 cho thấy, nhờ đạt được sự gia tăng liên tục qua các năm, Việt Nam đã từ Nhóm các nước có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó, gia nhập Nhóm đạt mức cao trong những năm 2019 - 2020. HDI tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Theo đó, thứ hạng của Việt Nam trong Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới đã tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên vị trí 117 năm 2019.
Mới đây, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã Công bố Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022, trong đó cho biết giá trị Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, về cơ bản chỉ số này không thay đổi so với năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021. Theo đánh giá của báo cáo, Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch Covid-19. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại, các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn, song Việt Nam đã tránh được sự đảo ngược trong tiến độ phát triển con người.
Cũng theo phân tích tại Báo cáo này của UNDP, Việt Nam thuộc nhóm phát triển con người cao từ năm 2019. HDI dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình, đưa ra một thước đo tổng quát về sự phát triển của con người. Việt Nam đã đạt được tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Tốc độ gia tăng HDI chậm lại trong thập kỷ qua, chủ yếu là do Việt Nam đã là nước giàu hơn với mức tuổi thọ và trình độ học vấn tương đối cao so với mức thu nhập.
Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của TCTK, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 của Việt Nam là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016-2021, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1 điểm phần trăm. (Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Chính phủ giai đoạn 2016-2020, lần lượt là: 9,2; 7,9; 6,8; 5,7; 4,8%)…
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2022 cũng cho thấy, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục có xu hướng phục hồi tốt. Các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được đẩy mạnh đã mang lại nhiều hiệu quả, bao gồm các vấn đề an sinh xã hội. Tính đến ngày 2/9/2022, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.073 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 3.045 tỷ đồng cho gần 4,54 triệu lao động; hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng; chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7,4 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52 nghìn tỷ đồng…
BHXH Việt Nam cho biết, ước đến hết tháng 8/2022, toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia BHXH, đạt 89,47% so với kế hoạch của Ngành, tăng hơn 2,36 triệu người (15,96%) so với cùng kỳ năm 2021, tăng hơn 613 nghìn người (3,71%) so với hết năm 2021. Số người tham gia BHYT đạt gần 87 triệu người, tăng hơn 1,7 triệu người (2,03%) so với cùng kỳ năm 2021, tăng gần 1,9 triệu người (2,13%) so với hết năm 2021. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN lũy kế ước hết tháng 8/2022 là gần 270 nghìn tỷ đồng, tăng 4,04% so với cùng kỳ năm 2021.
Hướng tới xây dựng hệ thống ASXH toàn diện, bền vững
Theo đánh giá, với những cơ chế, chính sách đã được ban hành, đến nay, hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam cơ bản được xây dựng một cách đồng bộ và triển khai áp dụng rộng khắp cả nước. Mô hình an sinh xã hội của Việt Nam đã đem lại những thành quả an sinh xã hội đáng khích lệ, được thế giới công nhận, như thành tích xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, y tế...
Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của TCTK cho biết, từ các kết quả tính toán và phân tích HDI cả nước những năm 2016 - 2020 cho thấy, nhờ đạt được sự gia tăng liên tục qua các năm, Việt Nam đã từ Nhóm các nước có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó, gia nhập Nhóm đạt mức cao trong những năm 2019 - 2020. HDI tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Theo đó, thứ hạng của Việt Nam trong Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới đã tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên vị trí 117 năm 2019.
Mới đây, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã Công bố Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022, trong đó cho biết giá trị Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, về cơ bản chỉ số này không thay đổi so với năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021. Theo đánh giá của báo cáo, Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch Covid-19. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại, các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn, song Việt Nam đã tránh được sự đảo ngược trong tiến độ phát triển con người.
Cũng theo phân tích tại Báo cáo này của UNDP, Việt Nam thuộc nhóm phát triển con người cao từ năm 2019. HDI dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình, đưa ra một thước đo tổng quát về sự phát triển của con người. Việt Nam đã đạt được tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Tốc độ gia tăng HDI chậm lại trong thập kỷ qua, chủ yếu là do Việt Nam đã là nước giàu hơn với mức tuổi thọ và trình độ học vấn tương đối cao so với mức thu nhập.
Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của TCTK, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 của Việt Nam là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016-2021, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1 điểm phần trăm. (Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Chính phủ giai đoạn 2016-2020, lần lượt là: 9,2; 7,9; 6,8; 5,7; 4,8%)…
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2022 cũng cho thấy, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục có xu hướng phục hồi tốt. Các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được đẩy mạnh đã mang lại nhiều hiệu quả, bao gồm các vấn đề an sinh xã hội. Tính đến ngày 2/9/2022, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.073 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 3.045 tỷ đồng cho gần 4,54 triệu lao động; hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng; chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7,4 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52 nghìn tỷ đồng…
BHXH Việt Nam cho biết, ước đến hết tháng 8/2022, toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia BHXH, đạt 89,47% so với kế hoạch của Ngành, tăng hơn 2,36 triệu người (15,96%) so với cùng kỳ năm 2021, tăng hơn 613 nghìn người (3,71%) so với hết năm 2021. Số người tham gia BHYT đạt gần 87 triệu người, tăng hơn 1,7 triệu người (2,03%) so với cùng kỳ năm 2021, tăng gần 1,9 triệu người (2,13%) so với hết năm 2021. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN lũy kế ước hết tháng 8/2022 là gần 270 nghìn tỷ đồng, tăng 4,04% so với cùng kỳ năm 2021.
Hướng tới xây dựng hệ thống ASXH toàn diện, bền vững
Có thể thấy, với những chỉ tiêu về an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo, tăng trưởng phát triển kinh tế theo hướng tích cực đã ngày càng khẳng định những bước đi đúng đắn và tính hiệu quả, linh hoạt của hệ thống an sinh xã hội cả nước. Tuy nhiên, an sinh xã hội ở Việt Nam được đánh giá vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: Diện bao phủ của an sinh xã hội trên thực tế còn hẹp, chưa đáp ứng được kỳ vọng; Mô hình an sinh xã hội hiện nay còn chưa bảo đảm tính bền vững; Chưa có cơ chế huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội cho bảo đảm an sinh xã hội; Chất lượng dịch vụ an sinh xã hội chưa cao, nhất là các dịch vụ BHYT; một số vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội chậm được cải thiện ...
Ngoài ra, vấn đề an sinh xã hội thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn thách thức bởi các yếu tố như rủi ro toàn cầu, các vấn đề về môi trường và áp lực nhân khẩu học do tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế cũng như thị trường lao động, có tác động mạnh mẽ đến mức sống của mọi người dân… Do đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, và tiếp tục phát huy hiệu quả an sinh xã hội, bảo đảm người dân được bảo vệ tốt hơn trước các rủi ro về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Việt Nam xác định nhiệm vụ cải cách hệ thống an sinh xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững sẽ là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Điều này là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng:“Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân”.
Các chuyên gia cho rằng, để hoàn thành mục tiêu trên, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, phát triển an sinh xã hội theo hướng trở thành hệ thống an sinh xã hội đa tầng thực sự, nhằm khắc phục tình trạng diện bao phủ thấp, mức hưởng thấp, chênh lệch giới trong thực hiện chính sách an sinh. Hệ thống an sinh cần dựa trên cách tiếp cận vòng đời, bền vững, bao trùm, đáp ứng cú sốc, nhạy cảm về giới và bảo đảm đất nước tiếp tục phát triển kinh tế nhanh chóng, không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo đó, một giải pháp được đề xuất, bao gồm:
Tăng cường sự liên kết và phối hợp giữa các nhánh chính sách trong hệ thống an sinh xã hội nhiều cấp. Có sự lồng ghép phù hợp giữa các chính sách nhằm phát huy hiệu quả, hỗ trợ lẫn nhau để có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, đối với chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… cần có sự rà soát, hoàn thiện theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; Củng cố và phát triển hệ thống BHXH, tăng độ bao phủ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.
Tăng cường đầu tư cho an sinh xã hội. Đẩy mạnh mối liên kết và đồng bộ giữa các chính sách an sinh xã hội và các lĩnh vực chính sách khác có liên quan, bao gồm cả chính sách việc làm và chính sách kinh tế.
Có chính sách ưu tiên nguồn lực tài chính cho an sinh xã hội, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước dựa trên sự đóng góp, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và khu vực tư nhân. Tạo cơ chế phối hợp triển khai chính sách, chương trình an sinh xã hội đồng bộ để triển khai chương trình an sinh xã hội thống nhất, minh bạch, tránh phân tán, không hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ sinh thái an sinh số, đảm bảo hệ thống vận hành công khai, minh bạch và kịp thời trong hoạt động hỗ trợ người dân.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về các mô hình an sinh xã hội với nhiều cách làm sáng tạo để tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội trong các lĩnh vực, dịch vụ…/.
ThS. Nguyễn Thị Nga - ThS. Phạm Linh Giang
Ngoài ra, vấn đề an sinh xã hội thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn thách thức bởi các yếu tố như rủi ro toàn cầu, các vấn đề về môi trường và áp lực nhân khẩu học do tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế cũng như thị trường lao động, có tác động mạnh mẽ đến mức sống của mọi người dân… Do đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, và tiếp tục phát huy hiệu quả an sinh xã hội, bảo đảm người dân được bảo vệ tốt hơn trước các rủi ro về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Việt Nam xác định nhiệm vụ cải cách hệ thống an sinh xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững sẽ là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Điều này là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng:“Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân”.
Các chuyên gia cho rằng, để hoàn thành mục tiêu trên, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, phát triển an sinh xã hội theo hướng trở thành hệ thống an sinh xã hội đa tầng thực sự, nhằm khắc phục tình trạng diện bao phủ thấp, mức hưởng thấp, chênh lệch giới trong thực hiện chính sách an sinh. Hệ thống an sinh cần dựa trên cách tiếp cận vòng đời, bền vững, bao trùm, đáp ứng cú sốc, nhạy cảm về giới và bảo đảm đất nước tiếp tục phát triển kinh tế nhanh chóng, không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo đó, một giải pháp được đề xuất, bao gồm:
Tăng cường sự liên kết và phối hợp giữa các nhánh chính sách trong hệ thống an sinh xã hội nhiều cấp. Có sự lồng ghép phù hợp giữa các chính sách nhằm phát huy hiệu quả, hỗ trợ lẫn nhau để có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, đối với chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… cần có sự rà soát, hoàn thiện theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; Củng cố và phát triển hệ thống BHXH, tăng độ bao phủ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.
Tăng cường đầu tư cho an sinh xã hội. Đẩy mạnh mối liên kết và đồng bộ giữa các chính sách an sinh xã hội và các lĩnh vực chính sách khác có liên quan, bao gồm cả chính sách việc làm và chính sách kinh tế.
Có chính sách ưu tiên nguồn lực tài chính cho an sinh xã hội, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước dựa trên sự đóng góp, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và khu vực tư nhân. Tạo cơ chế phối hợp triển khai chính sách, chương trình an sinh xã hội đồng bộ để triển khai chương trình an sinh xã hội thống nhất, minh bạch, tránh phân tán, không hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ sinh thái an sinh số, đảm bảo hệ thống vận hành công khai, minh bạch và kịp thời trong hoạt động hỗ trợ người dân.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về các mô hình an sinh xã hội với nhiều cách làm sáng tạo để tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội trong các lĩnh vực, dịch vụ…/.