Hơn 1 năm qua, sự xuất hiện và lây lan của các đợt dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém không thể trụ vững, phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác; đồng thời cũng giáng một đòn mạnh vào thị trường lao động nước ta, đặt ra bài toán đào tạo lại nghề cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cho các ngành chức năng.
Những sóng gió của thị trường lao động
Kể từ năm 2020 đến nay, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Tính chung năm 2020, số lao động trong độ tuổi thiếu việc làm là gần 1,2 triệu người, tăng 456,7 nghìn người so với năm 2019; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019.
Sang quý I/2021, mặc dù những nỗ lực khôi phục kinh tế đi đôi với phòng chống dịch đã phần nào cải thiện các gam màu xám của tình hình lao động việc làm trong nước, song cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I/2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý IV/2020 và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. So sánh tương tự, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2021 là 2,20%; tăng lần lượt là 0,38 điểm phần trăm và 0,22 điểm phần trăm. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2021 là gần 1,1 triệu người, tuy giảm 137,0 nghìn người so với quý IV/2020 song lại tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. So sánh tương tự, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý II/2021, dưới tác động của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư với sức lây lan mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn, những sóng gió tại thị trường lao động lại tiếp tục dậy sóng. Cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên (tăng 3,7 triệu lao động so với quý I/2021) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người so với quý I/2020; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,60%, tăng 0,4 điểm phần trăm. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý I/2021; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm.
Điều đáng nói là khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và cũng được thể hiện qua những con số của Tổng cục Thống kê. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật (ở các cấp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và từ đại học trở lên) quý II/2021 đều có xu hướng giảm so với quý I/2021 (lần lượt là 0,38; 0,04; 0,69 và 0,14 điểm phần trăm). Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước. Bên cạnh đó, có khoảng 879 nghìn người, hay hơn 3/4 (76,8%) lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý II/2021 không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Hình 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Không chỉ lao động phổ thông gặp nhiều khó khăn về cơ hội việc làm mà thậm chí cả những lao động có bằng cấp cũng khá “loay hoay” trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt là những lao động làm việc trực tiếp trong ngành dịch vụ như du lịch, hàng không, nghệ thuật, ngành hàng ăn uống… Chỉ tính riêng trong quý II/2021, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế, với 35,8% (tương đương với hơn 410 nghìn người thiếu việc làm). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 35,6% (hơn 407 nghìn người); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,6% (hơn 327 nghìn người). So với cùng kỳ năm 2020, số lao động thiếu việc làm ở khu vực dịch vụ quý II/2021 tăng gần 100 nghìn người.
Dù thời gian qua Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ song trước tình trạng mất việc làm kéo dài, thu nhập bị cắt giảm cùng với diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, người lao động vẫn không tìm được việc làm mới, không thể ngồi chờ quay trở lại công việc, họ buộc phải tìm kiếm việc làm mới tạm thời, không ổn định, thiếu bền vững để mưu sinh. Điều này thể hiện số lao động có việc làm phi chính thức liên tục tăng. Tính chung cả năm 2020, số lao động có việc làm phi chính thức là 20,3 triệu người, tăng 119,1 nghìn người so năm 2019. Tình trạng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong năm 2020 trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm 2016-2019. Sang quý I/2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7 nghìn người so với quý IV/2021 nhưng tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Và trong quý II/2021, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cao nhất so với các quý khác trong vòng 3 năm trở lại đây. Số người có việc làm phi chính thức trong quý II/2021 là 20,9 triệu người, tăng 251,4 nghìn người so với quý I/2021 và tăng 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý II năm 2021 là 57,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2: Tỷ lệ lao động phi chính thức các quý, giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bài toán đào tạo lại nghề cho người lao động
Những con số trên cho thấy, rõ ràng cơ cấu thị trường việc làm đang và sẽ bị xáo trộn đáng kể, do vậy đào tạo, đào tạo lại nghề, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là những vấn đề đặt ra cấp bách đối với các cơ quan quản lý trong hoạch định, thực hiện chính sách.
Để giải quyết bài toán cho người lao động, thời gian qua nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ học nghề, tìm kiếm thị trường lao động như tích cực hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phân tích và dự báo thị trường lao động, nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp thông qua tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc; cung cấp các thông tin liên quan tới doanh nghiệp... Trung tâm Dịch vụ việc làm ở nhiều địa phương cũng đã cùng các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, lưu động, ngày hội việc làm... Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố đã có những chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, mang lại hiệu quả thiết thực. Ví dụ như tại TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh việc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội liên tục cập nhật, cung cấp thông tin để kết nối các doanh nghiệp với người lao động thì còn nổi lên chương trình tiêu biểu “Cao Thắng vì cộng đồng” do Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng phối hợp với các đối tác thực hiện, nhằm hỗ trợ cho người lao động của Thành phố bị mất việc hoặc giảm giờ làm việc do đại dịch Covid-19. Chương trình này tổ chức dạy nghề miễn phí cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, nữ giới và người khuyết tật, các học viên sẽ được học miễn phí 100% và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành mô đun khi thực hiện đúng các qui định về đào tạo của trường; đồng thời, được thực tập trên thiết bị, máy móc hiện đại của trường hoặc đơn vị đối tác tham gia chương trình.
Để chủ trương đào tạo, đào tạo lại nghề được triển khai trên phạm vi rộng, ngày 01/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, có đến 3/12 chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cụ thể: Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Trong chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng, đây là khoản kinh phí không nhỏ dành cho đào tạo lại nghề.
Điểm đáng chú là so với quy định của Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, thì các điều kiện hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị định 68 đã được đơn giản hóa hơn, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xây dựng phương án tổ chức đào tạo. Cụ thể, điều kiện để nhận hỗ trợ đào tạo nghề là đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020. Bên cạnh đó, việc đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 không hạn chế lĩnh vực nghề nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
Chủ động triển khai các chính sách trong Nghị quyết 68/NĐ-CP, ngày 06/7/2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Tại Hội nghị, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động tăng cường liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho người lao động. Điểm quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Điểm đáng chú là so với quy định của Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, thì các điều kiện hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị định 68 đã được đơn giản hóa hơn, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xây dựng phương án tổ chức đào tạo. Cụ thể, điều kiện để nhận hỗ trợ đào tạo nghề là đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020. Bên cạnh đó, việc đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 không hạn chế lĩnh vực nghề nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
Chủ động triển khai các chính sách trong Nghị quyết 68/NĐ-CP, ngày 06/7/2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Tại Hội nghị, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động tăng cường liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho người lao động. Điểm quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xác định tập trung triển khai tốt Nghị quyết số 68/NQ-CP; ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong 6 tháng cuối năm 2021.
Mặc dù đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong những tháng còn lại của năm 2021, nhưng ở một góc nhìn khác, Nghị quyết 68 thực sự là cơ hội để các cơ sở khẳng định thương hiệu, uy tín trong việc đào tạo kỹ năng nghề để lao động thích ứng với việc thị trường lao động đang có sự thay đổi lớn vì dịch Covid-19. Nghị định 68 đồng thời gợi mở đào tạo lại nghề là hướng đi mới để các cơ sở nghề chủ động kết hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo lại, chuyển đổi ngành nghề nhằm tái cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển đổi số trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Hy vọng rằng sự quyết liệt triển khai những chính sách của Nghị quyết 68/NĐ-CP của ngành chức năng và các địa phương sẽ giúp người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sớm tìm được việc làm ổn định, nhanh chóng bắt nhịp với công việc và thị trường lao động nhanh chóng trở lại quỹ đạo quay bình thường./.
Hy vọng rằng sự quyết liệt triển khai những chính sách của Nghị quyết 68/NĐ-CP của ngành chức năng và các địa phương sẽ giúp người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sớm tìm được việc làm ổn định, nhanh chóng bắt nhịp với công việc và thị trường lao động nhanh chóng trở lại quỹ đạo quay bình thường./.