Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của tỉnh Bình Định cho thấy, tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh Bình Định là 1.486,9 nghìn dân, xếp thứ 20 cả nước và xếp thứ 4 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Là một trong những tỉnh đông dân nhưng sau 10 năm, quy mô dân số tỉnh Bình Định chỉ tăng thêm 453 người. Tỷ lệ dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 0,0031%/năm, giảm so với 10 năm trước 0,167% (tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2009 là 0,17%/năm).
Mật độ dân số của Bình Định là 244,9 người/km2 (năm 2009: 244,8 người/ km2), xếp thứ 3 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; cao hơn mật độ dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi lần lượt: 14,9 người/km2, 103,9 người/km2, 5,9 người/km2.
Mật độ dân số tập trung cao nhất ở thành phố Quy Nhơn 1.013,8 người/km2, tiếp đến là huyện Tuy Phước 819,4 người/km2 và thị xã An Nhơn 718,6 người/km2; các huyện đồng bằng thuộc phía Bắc của tỉnh có mật độ dân số thấp hơn nhiều so các huyện đồng bằng phía Nam của tỉnh: huyện Hoài Nhơn 494,3 người/km2, Phù Mỹ 290,6 người/km2, Phù Cát 269,5 người/km2; thấp nhất là huyện Vân Canh 34,7 người/km2.
Có thể thấy, mật độ dân số ở Bình Định khá cao nhưng phân bố không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa thành phố/huyện/thị xã, giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tỷ số giới tính của dân số tỉnh Bình Định là 97,0 nam/100,0 nữ. Mặc dù tỷ số này liên tục tăng kể từ Tổng điều tra năm 1989 đến nay song luôn ở mức dưới 100 (năm 1989: 90,4 nam/100 nữ; năm 1999: 93,8 nam/100 nữ; 2009: 95,1 nam/100 nữ). Có sự khác biệt đáng kể về tỷ số giới tính giữa các vùng. Miền núi có tỷ số giới tính cao nhất, tiếp đến trung du, tương ứng là 97,2 nam/100 nữ, 96,3 nam/100 nữ và thấp nhất đồng bằng, chỉ là 94,8 nam/100 nữ.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Bình Định có 474.587 người ở khu vực thành thị, chiếm 31,9% tổng dân số; 1.012.331 người ở khu vực nông thôn, chiếm 68,1%. Sau 10 năm, tỷ lệ dân số thành thị tăng 4,2 điểm phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số khu vực thành thị tỉnh Bình Định vẫn đang ở mức thấp so cả nước và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 2,5%; 8,3%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 1,42%/năm; ngược lại, khu vực nông thôn giai đoạn này giảm 0,59%/năm.
Phân bố dân cư giữa các vùng trong tỉnh có sự khác biệt đáng kể. Vùng đồng bằng vẫn là nơi tập trung dân cư đông nhất với 1.198.951 người, chiếm 80,6%, riêng thành phố Quy Nhơn - Trung tâm kinh tế hành chính của tỉnh có 290.053 người, chiếm 19,5%; tiếp đến là vùng trung du có 201.668 người sinh sống, chiếm 13,6%. Vùng miền núi là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 86.299 người, chiếm 5,8% dân số của tỉnh.
Toàn tỉnh có 1.445.150 người dân tộc Kinh, chiếm 97,2% và 41.768 người dân tộc khác, chiếm 2,8% tổng dân số của cả tỉnh. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của nhóm dân tộc khác 1,91%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh 1,907%/năm, cao hơn nhóm dân tộc Kinh 1,96%/năm.
Toàn tỉnh Bình Định có 434.379 hộ, tăng 38.366 hộ (+9,7%) so với năm 2009; trong đó: Khu vực thành thị 135.870 hộ, tăng 24.260 hộ (+21,7%); khu vực nông thôn 298.509 hộ, tăng 14.106 hộ (+5,0%). Tỷ lệ tăng số hộ dân cư giai đoạn 2009-2019 là 9,69%; bình quân mỗi năm tăng 0,93%/năm, thấp hơn 1,34 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999-2009 và là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ dân cư thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Bình quân mỗi hộ là 3,4 người/hộ, thấp hơn 0,4 người/hộ so với năm 2009; trong đó: Khu vực thành thị 3,5 người/hộ, thấp hơn 0,3 người/hộ; khu vực nông thôn 3,4 người/hộ, thấp hơn 0,4 người/hộ. Vùng đồng bằng và miền núi của tỉnh, quy mô hộ bình quân 3,4 người/hộ; trung du 3,2 người/hộ.
Về giáo dục: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh sau 10 năm từ 2009 đến 2019, với 97,2% dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, cao hơn 1,4 điểm phần trăm so với cả nước và 1,0 điểm phần trăm so với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Trong 10 năm, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ là 96,1%, thấp hơn nam 2,3% nhưng cao hơn 2,26% so năm 2009; khoảng cách tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ vẫn còn độ chênh lệch khá cao.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 1,5 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 7,1% và 4,6%. Tỷ lệ không đi học của dân số nữ cao hơn dân số nam, tương ứng là 6,3% và 4,6%. Năm 2009, tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đi học là 9,79%, thấp hơn tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đi học 2,5 điểm phần trăm và cao gấp 2,1 lần tỷ lệ này của nữ trong năm 2019.
Mật độ dân số của Bình Định là 244,9 người/km2 (năm 2009: 244,8 người/ km2), xếp thứ 3 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; cao hơn mật độ dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi lần lượt: 14,9 người/km2, 103,9 người/km2, 5,9 người/km2.
Mật độ dân số tập trung cao nhất ở thành phố Quy Nhơn 1.013,8 người/km2, tiếp đến là huyện Tuy Phước 819,4 người/km2 và thị xã An Nhơn 718,6 người/km2; các huyện đồng bằng thuộc phía Bắc của tỉnh có mật độ dân số thấp hơn nhiều so các huyện đồng bằng phía Nam của tỉnh: huyện Hoài Nhơn 494,3 người/km2, Phù Mỹ 290,6 người/km2, Phù Cát 269,5 người/km2; thấp nhất là huyện Vân Canh 34,7 người/km2.
Có thể thấy, mật độ dân số ở Bình Định khá cao nhưng phân bố không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa thành phố/huyện/thị xã, giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tỷ số giới tính của dân số tỉnh Bình Định là 97,0 nam/100,0 nữ. Mặc dù tỷ số này liên tục tăng kể từ Tổng điều tra năm 1989 đến nay song luôn ở mức dưới 100 (năm 1989: 90,4 nam/100 nữ; năm 1999: 93,8 nam/100 nữ; 2009: 95,1 nam/100 nữ). Có sự khác biệt đáng kể về tỷ số giới tính giữa các vùng. Miền núi có tỷ số giới tính cao nhất, tiếp đến trung du, tương ứng là 97,2 nam/100 nữ, 96,3 nam/100 nữ và thấp nhất đồng bằng, chỉ là 94,8 nam/100 nữ.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Bình Định có 474.587 người ở khu vực thành thị, chiếm 31,9% tổng dân số; 1.012.331 người ở khu vực nông thôn, chiếm 68,1%. Sau 10 năm, tỷ lệ dân số thành thị tăng 4,2 điểm phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số khu vực thành thị tỉnh Bình Định vẫn đang ở mức thấp so cả nước và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 2,5%; 8,3%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 1,42%/năm; ngược lại, khu vực nông thôn giai đoạn này giảm 0,59%/năm.
Phân bố dân cư giữa các vùng trong tỉnh có sự khác biệt đáng kể. Vùng đồng bằng vẫn là nơi tập trung dân cư đông nhất với 1.198.951 người, chiếm 80,6%, riêng thành phố Quy Nhơn - Trung tâm kinh tế hành chính của tỉnh có 290.053 người, chiếm 19,5%; tiếp đến là vùng trung du có 201.668 người sinh sống, chiếm 13,6%. Vùng miền núi là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 86.299 người, chiếm 5,8% dân số của tỉnh.
Toàn tỉnh có 1.445.150 người dân tộc Kinh, chiếm 97,2% và 41.768 người dân tộc khác, chiếm 2,8% tổng dân số của cả tỉnh. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của nhóm dân tộc khác 1,91%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh 1,907%/năm, cao hơn nhóm dân tộc Kinh 1,96%/năm.
Toàn tỉnh Bình Định có 434.379 hộ, tăng 38.366 hộ (+9,7%) so với năm 2009; trong đó: Khu vực thành thị 135.870 hộ, tăng 24.260 hộ (+21,7%); khu vực nông thôn 298.509 hộ, tăng 14.106 hộ (+5,0%). Tỷ lệ tăng số hộ dân cư giai đoạn 2009-2019 là 9,69%; bình quân mỗi năm tăng 0,93%/năm, thấp hơn 1,34 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999-2009 và là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ dân cư thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Bình quân mỗi hộ là 3,4 người/hộ, thấp hơn 0,4 người/hộ so với năm 2009; trong đó: Khu vực thành thị 3,5 người/hộ, thấp hơn 0,3 người/hộ; khu vực nông thôn 3,4 người/hộ, thấp hơn 0,4 người/hộ. Vùng đồng bằng và miền núi của tỉnh, quy mô hộ bình quân 3,4 người/hộ; trung du 3,2 người/hộ.
Về giáo dục: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh sau 10 năm từ 2009 đến 2019, với 97,2% dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, cao hơn 1,4 điểm phần trăm so với cả nước và 1,0 điểm phần trăm so với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Trong 10 năm, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ là 96,1%, thấp hơn nam 2,3% nhưng cao hơn 2,26% so năm 2009; khoảng cách tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ vẫn còn độ chênh lệch khá cao.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 1,5 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 7,1% và 4,6%. Tỷ lệ không đi học của dân số nữ cao hơn dân số nam, tương ứng là 6,3% và 4,6%. Năm 2009, tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đi học là 9,79%, thấp hơn tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đi học 2,5 điểm phần trăm và cao gấp 2,1 lần tỷ lệ này của nữ trong năm 2019.
Thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn có tỷ lệ biết đọc biết viết cao nhất (98,8%); tiếp theo là huyện Tuy Phước 98,5%; 3 huyện miền núi tỷ lệ còn thấp: Vĩnh Thạnh 91,9%, An Lão 89,9%, Vân Canh có tỷ lệ thấp nhất tỉnh (86,4%).
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỉnh Bình Định có khoảng 92% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Trong 10 năm qua, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 12,69% năm 2009 xuống còn 8% năm 2019.
Đặc biệt, trong vòng 10 năm qua, tỉnh Bình Định đã thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt, nhất là khu vực thành thị. Hầu hết các hộ dân cư đều có nhà ở kiên cố và bán kiên cố; diện tích nhà ở bình quân dầu người tăng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 98,3% (năm 2009) lên đến 99% (năm 2019). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị 99,4%, cao hơn khu vực nông thôn 0,5%. So sánh với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố của Bình Định cao hơn 5,9 điểm phần trăm và 1,7 điểm phần trăm.
Diện tích nhà ở bình quân 25,7 m2/người; trong đó khu vực thành thị 26,8 m2/người, khu vực nông thôn 25,2 m2/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân khu vực thành thị 26,8 m2/người, khu vực nông thôn 25,2 m2/người. So với năm 2009, diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng 6,8 m2/người; tuy nhiên, vẫn có 3.775 hộ (khu vực thành thị 2.039 hộ) sống trong điều kiện nhà ở chật hẹp, có diện tích bình quân dưới 6 m2. Toàn tỉnh Bình Định vẫn còn 1% hộ đang sống trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ; trong đó, khu vực nông thôn 1,1%; nhất là 3 huyện miền núi tỷ lệ này còn khá cao: An Lão 4,3%, Vĩnh Thạnh 6,8%, Vân Canh 10,7%; hầu hết những hộ này là những hộ cần được tỉnh quan tâm trong việc cải thiện điều kiện nhà ở trong thời gian tới.
Có thể thấy, trải qua 10 năm (2009-2019) chính sách về dân số và các chính sách liên quan đến dân số tại tỉnh Bình Định đã phát huy kết quả tích cực nhiều mặt. Tốc độ tăng dân số bình quân năm của 10 năm nay thấp hơn của 10 năm trước (0,17%/năm so với 0,0031%/năm). Đây cũng là tốc độ tăng thuộc mức thấp so với cả nước, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tốc độ tăng thấp và chậm lại là kết quả tích cực của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trong 10 năm qua.
Việc tốc độ tăng dân số chậm lại đã góp phần làm cho GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng với tốc độ khá cao (228,5%). Đồng thời, việc nâng cao trình độ dân trí với tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết hiện đang ở mức cao (từ 95,8% lên 97,2%), tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 11,08% năm 2009 xuống 8% năm 2019. Thêm vào đó, tốc độ diện tích xây dựng nhà ở tăng 4,7%/năm, nên đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ không có nhà ở, tăng diện tích nhà ở bình quân đầu người, tăng tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, điều kiện nhà ở các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt ở khu vực thành thị, đảm bảo mục tiêu chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu liên quan đến an sinh, xã hội, phát triển con người./.
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỉnh Bình Định có khoảng 92% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Trong 10 năm qua, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 12,69% năm 2009 xuống còn 8% năm 2019.
Đặc biệt, trong vòng 10 năm qua, tỉnh Bình Định đã thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt, nhất là khu vực thành thị. Hầu hết các hộ dân cư đều có nhà ở kiên cố và bán kiên cố; diện tích nhà ở bình quân dầu người tăng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 98,3% (năm 2009) lên đến 99% (năm 2019). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị 99,4%, cao hơn khu vực nông thôn 0,5%. So sánh với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố của Bình Định cao hơn 5,9 điểm phần trăm và 1,7 điểm phần trăm.
Diện tích nhà ở bình quân 25,7 m2/người; trong đó khu vực thành thị 26,8 m2/người, khu vực nông thôn 25,2 m2/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân khu vực thành thị 26,8 m2/người, khu vực nông thôn 25,2 m2/người. So với năm 2009, diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng 6,8 m2/người; tuy nhiên, vẫn có 3.775 hộ (khu vực thành thị 2.039 hộ) sống trong điều kiện nhà ở chật hẹp, có diện tích bình quân dưới 6 m2. Toàn tỉnh Bình Định vẫn còn 1% hộ đang sống trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ; trong đó, khu vực nông thôn 1,1%; nhất là 3 huyện miền núi tỷ lệ này còn khá cao: An Lão 4,3%, Vĩnh Thạnh 6,8%, Vân Canh 10,7%; hầu hết những hộ này là những hộ cần được tỉnh quan tâm trong việc cải thiện điều kiện nhà ở trong thời gian tới.
Có thể thấy, trải qua 10 năm (2009-2019) chính sách về dân số và các chính sách liên quan đến dân số tại tỉnh Bình Định đã phát huy kết quả tích cực nhiều mặt. Tốc độ tăng dân số bình quân năm của 10 năm nay thấp hơn của 10 năm trước (0,17%/năm so với 0,0031%/năm). Đây cũng là tốc độ tăng thuộc mức thấp so với cả nước, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tốc độ tăng thấp và chậm lại là kết quả tích cực của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trong 10 năm qua.
Việc tốc độ tăng dân số chậm lại đã góp phần làm cho GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng với tốc độ khá cao (228,5%). Đồng thời, việc nâng cao trình độ dân trí với tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết hiện đang ở mức cao (từ 95,8% lên 97,2%), tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 11,08% năm 2009 xuống 8% năm 2019. Thêm vào đó, tốc độ diện tích xây dựng nhà ở tăng 4,7%/năm, nên đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ không có nhà ở, tăng diện tích nhà ở bình quân đầu người, tăng tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, điều kiện nhà ở các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt ở khu vực thành thị, đảm bảo mục tiêu chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu liên quan đến an sinh, xã hội, phát triển con người./.