Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Bức tranh tín dụng chính sách tại tỉnh Hòa Bình đã mang nhiều gam màu tươi sáng. Không chỉ quy mô, chất lượng tín dụng đều tăng, mà còn cho thấy sự quan tâm, vào cuộc nghiêm túc của cả hệ thống chính trị đối với Tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH).
Lãnh đạo NHCSXH tỉnh trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020.
trong phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020.
Thực tế cho thấy, sau khi có Chỉ thị số 40, công tác chỉ đạo, thực hiện TDCSXH ở Hòa Bình được thuận lợi hơn rất nhiều từ cấp tỉnh xuống cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động TDCSXH. Trên cơ sở nội dung của Chỉ thị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương; chỉ đạo việc tập trung đầu tư nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trụ sở và điều kiện làm việc cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) từ tỉnh đến các huyện, thành phố; giao cho Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố cân đối, bố trí ngân sách hàng năm của tỉnh, huyện, thành phố chuyển sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Người dân huyện Lạc Thủy đến giao dịch với NHCSXH huyện để nhận vốn vay ưu đãi
phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Đến 31/12/2019, dư nợ các chương trình TDCSXH tại NHCSXH tỉnh đạt 3.125 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 9% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay tập trung vào một số chương trình: Cho vay hộ nghèo đạt 895 tỷ đồng, chiếm 28,6%/Tổng dư nợ; tương tự, hộ cận nghèo 586 tỷ đồng, chiếm 18,7%; hộ mới thoát nghèo 222 tỷ đồng, chiếm 7,1%; cho vay học sinh sinh viên 51 tỷ đồng, chiếm 1,6%; cho vay nước sạch VSMTNT đạt 440 tỷ đồng, chiếm 14,1%; cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 496 tỷ đồng, chiếm 15,8%; cho vay hộ nghèo về nhà ở đạt 215 tỷ đồng, chiếm 6,8%…
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, người dân xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc đầu tư vào trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao
Từ những nguồn vốn có ý nghĩa trên của NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã giúp cho trên 38.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, phục vụ đời sống; tạo việc làm mới cho 3.063 lao động; giúp cho hơn 207 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng mới, sửa chữa được 9.820 công trình nước sạch, 9.485 công trình vệ sinh tại vùng nông thôn; xây dựng mới trên 1.054 căn nhà cho hộ nghèo; hàng nghìn hộ dân tại vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh…
Người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện đẩy mạnh
chăn nuôi trâu bò, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Tư liệu
chăn nuôi trâu bò, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Tư liệu
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng luôn được kiểm soát, duy trì ở mức thấp. Nguồn vốn nhận ủy thác địa phương đến 31/12/2019 trên 36 tỷ đồng. Đến nay, 100% UBND các huyện, thành phố đều đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách chuyển sang NHCSXH. Dòng vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH đang tạo ra những bước đột phá mới trong công cuộc thoát nghèo, tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Người dân xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn đầu tư chăn nuôi bò phát triển kinh tế hộ gia đình
từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội
từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội
Có thể cảm nhận rõ, TDCSXH đang ngày càng tăng sức lan tỏa sâu rộng chính là nhờ Chỉ thị số 40 đã thực sự đi vào cuộc sống ở Hòa Bình. Do đó trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình, cùng các huyện, thành phố cần tiếp tục ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo củng cố và kiện toàn Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện; nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác./.
P.V