Hạ Lang là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 75 km; là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ. Huyện có 13 xã và 01 thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới, với đường biên dài 78 km. Tổng diện tích tự nhiên 456,5 km2; Dân số toàn huyện trên 25,4 nghìn người, có 03 dân tộc sống xen kẽ là: Tày, Nùng, Kinh (trong đó dân tộc Tày chiếm 53,2%, Nùng chiếm 46,3%, Kinh 0,38%). Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương, kinh tế xã hội của Hạ Lang tiếp tục có bước tăng trưởng khá kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng; bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Nhiều chính sách xã hội hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm thực thi
Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Ông Đoàn Quốc Chính, Chủ tịch UBND huyện Hạ Lang cho biết, phát triển kết cấu hạ tầng luôn được huyện xác định là khâu đột phá, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cơ bản thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Trong giai đoạn 2016-2019, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, sự tham gia đóng góp của nhân dân đã làm đường bê tông, giao thông nông thôn được hơn 25,2 km, di dời trên 2 nghìn chuồng trại, góp công làm đường giao thông nông thôn và các công trình khác trên 13,8 nghìn ngày công, hiến đất trên 32,3 nghìn m2, góp tiền mặt được trên 708 triệu đồng…
Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Ông Đoàn Quốc Chính, Chủ tịch UBND huyện Hạ Lang cho biết, phát triển kết cấu hạ tầng luôn được huyện xác định là khâu đột phá, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cơ bản thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Trong giai đoạn 2016-2019, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, sự tham gia đóng góp của nhân dân đã làm đường bê tông, giao thông nông thôn được hơn 25,2 km, di dời trên 2 nghìn chuồng trại, góp công làm đường giao thông nông thôn và các công trình khác trên 13,8 nghìn ngày công, hiến đất trên 32,3 nghìn m2, góp tiền mặt được trên 708 triệu đồng…
Động Dơi, huyện Hạ Lang được công nhận xếp hạng Di tích cấp Quốc gia
danh lam thắng cảnh.
Ảnh: Tư liệu
Cùng với đó, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau thông qua các chương trình như: Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình Xây dựng nông thôn mới… Nhiều công trình thủy lợi được tập trung cải tạo, tu bổ, sửa chữa nâng cấp; Hệ thống điện, bưu chính viễn thông được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; Hệ thống trường lớp các cấp được đầu tư xây dựng, đến nay đã có 06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; Công tác phổ cập giáo dục các cấp được duy trì; Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế được tăng cường. 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 11/14 trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được nhà nước mua cấp miễn phí thẻ BHYT, giúp cho người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%; Toàn bộ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn đạt 98%. Đến nay, có 01 xã đạt 12 tiêu chí nông thôn mới; 02 xã đạt 11 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 6 tiêu chí NTM.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách dân tộc
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều địa phương của huyện Hạ Lang đã từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân như vùng sản xuất mía nguyên liệu, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hàng năm tổng sản lượng lương thực đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, bình quân đạt 14.200 tấn/năm; Nhiều mô hình phát triển sản xuất được áp dụng, tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất cao hàng năm đạt trên 70%, qua đó, đã nâng giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt từ 34,04 triệu đồng năm 2016 lên 36,05 triệu đồng năm 2019. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng, tỷ lệ độ che phủ rừng tăng từ 58,1% năm 2016 lên 59,12% năm 2019.
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, thời gian qua công tác dân tộc trên địa bàn huyện Hạ Lang đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số phấn khởi trước sự quan tâm và chăm lo về vật chất, tinh thần cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nắm bắt được thời cơ, tích cực phát huy mọi nguồn lực, vận dụng tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Người dân đã tích cực hăng hái trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, an ninh nông thôn được đảm bảo, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện luôn đoàn kết, sống hòa thuận với nhau trong cộng đồng các dân tộc tại khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào, các cuộc vận động do địa phương phát động; đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện được phát huy hiệu quả, đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương…
Trong thời gian tới, huyện Hạ Lang sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần số thôn, xã đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo an ninh, quốc phòng./.
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, thời gian qua công tác dân tộc trên địa bàn huyện Hạ Lang đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số phấn khởi trước sự quan tâm và chăm lo về vật chất, tinh thần cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nắm bắt được thời cơ, tích cực phát huy mọi nguồn lực, vận dụng tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Người dân đã tích cực hăng hái trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, an ninh nông thôn được đảm bảo, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện luôn đoàn kết, sống hòa thuận với nhau trong cộng đồng các dân tộc tại khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào, các cuộc vận động do địa phương phát động; đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện được phát huy hiệu quả, đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương…
Trong thời gian tới, huyện Hạ Lang sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần số thôn, xã đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo an ninh, quốc phòng./.