Ba năm vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, đội ngũ cán bộ - công chức, ngành Tài chính Lào Cai vẫn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao: Đảm bảo nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu; chi tiêu ngân sách tiết kiệm, hợp lý; đầu tư ngân sách có trọng tâm cho các công trình trọng điểm, đảm bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách dân tộc đặc biệt là tại địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)
Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
Kết thúc năm 2018, Lào Cai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách với số thu đạt 8.368 tỷ đồng, vượt hơn 7% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa đạt 5.763 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 2.305 tỷ đồng. Tiếp đà thành công đó, năm 2019, Bộ Tài chính giao Lào Cai thu 7.287 tỷ đồng, trong khi HĐND Tỉnh đặt mục tiêu là 9.000 tỷ đồng. Đây là thách thức không hề nhỏ, bởi các nguồn thu chính của địa phương bị ảnh hưởng do các yếu tố khách quan về chính sách như chính sách tăng cường quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, chính sách của Bộ Công Thương cho xuất khẩu tài nguyên để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Bên cạnh đó là những khó khăn tứ phía doanh nghiệp và thị trường trong nước.
Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
Kết thúc năm 2018, Lào Cai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách với số thu đạt 8.368 tỷ đồng, vượt hơn 7% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa đạt 5.763 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 2.305 tỷ đồng. Tiếp đà thành công đó, năm 2019, Bộ Tài chính giao Lào Cai thu 7.287 tỷ đồng, trong khi HĐND Tỉnh đặt mục tiêu là 9.000 tỷ đồng. Đây là thách thức không hề nhỏ, bởi các nguồn thu chính của địa phương bị ảnh hưởng do các yếu tố khách quan về chính sách như chính sách tăng cường quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, chính sách của Bộ Công Thương cho xuất khẩu tài nguyên để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Bên cạnh đó là những khó khăn tứ phía doanh nghiệp và thị trường trong nước.
Hải quan Lào Cai đẩy mạnh cải cách hành chính,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu
Đánh giá trước được thực trạng trên ngay từ đầu năm, ngành Tài chính Lào Cai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp chỉ đạo tới các cơ quan Thuế, Hải quan, Văn phòng Đăng ký đất đai, các Trung tâm Phát triển quỹ đất để tập trung vào những vấn đề mang tính bức xúc như: Tăng cường quản lý thu, khai thác triệt để các nguồn thu mới phát sinh, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; giảm nợ đọng thuế; quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa đặc biệt với nhóm sản phẩm có thế mạnh của địa phương...
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: “Bên cạnh các giải pháp trên, Cục Thuế tỉnh còn chỉ đạo các Chi cục quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu qua hình thức khoán; mở rộng đối tượng nộp thuế. Cục Thuế thường xuyên rà soát, xác định rõ các nguồn thu theo từng khu vực, từng sắc Thuế để có các giải pháp quản lý hiệu quả. Trong công tác xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, Cục đã phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân để quản lý thuế, thu nợ tiền thuế đạt hiệu quả tốt nhất”.
Nhờ các giải pháp đồng bộ, tính đến 10/10/2019, thu ngân sách của Lào Cai đạt 6.372 tỷ đồng, bằng 87,4% dự toán trung ương giao, bằng 70,8% dự toán đầu năm. Với tiến độ trên, dự kiến đến hết năm 2019, thu ngân sách Lào Cai ước đạt 9.900 tỷ đồng, vượt các chỉ tiêu của Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao.
Quản lý và kiểm soát chi hiệu quả
Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là quản lý chi ngân sách tiết kiệm, tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo đủ cho các yêu cầu phát triển, ngành Tài chính tỉnh đã đôn đốc các đơn vị lập dự toán phải sát thực tế, đúng định mức, đúng quy định để bố trí ngay từ đầu năm, đồng thời tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên.
Sở đã rà soát để tham mưu cho UBND tỉnh cắt giảm các nhiệm vụ phát sinh chưa thực sự cấp bách, lồng ghép tối đa các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để hạn chế tiêu cực và thất thoát trong chi NSNN, KBNN tỉnh Lào Cai trên cơ sở hướng dẫn của KBNN Việt Nam đã xây dựng và cụ thể hóa thành cơ chế và các quy trình kiểm soát chi NSNN theo hướng đơn giản, rõ ràng minh bạch; Thực hiện quy trình kiểm soát chi “một cửa”, thống nhất một đầu mối kiểm soát chi NSNN. Trong năm 2019, KBNN tỉnh Lào Cai đưa vào vận hành triển khai dịch vụ công trực tuyến (cấp độ 4). Nhờ vậy, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán, tiến độ thực hiện rõ ràng minh bạch.
Đảm bảo các nguồn lực cho thực hiện công tác dân tộc
Mặc dù, tình hình thu chi ngân sách Lào Cai qua các năm vẫn còn khó khăn và chưa tự cân đối được nhưng trong giai đoạn 2016 - 2020, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành trên 57 Nghị quyết và các Quyết định trong đó sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đối tượng thụ hưởng của các chính sách này chủ yếu là người đồng bào DTTS và các xã, huyện, khu vực có đông đồng bào DTTS. Tổng kinh phí (sử dụng ngân sách địa phương) thực hiện hàng năm bình quân trên 560 tỷ đổng.
Các chương trình nổi bật nhất và mang lại hiệu quả tích cực nhất đó là: Chương trình hỗ trợ các xã xây dựng giao thông nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn để đáp ứng các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới, Chương trình hỗ trợ xây dựng trường học kiên cố, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, các công trình phụ trợ phục vụ cho cho giáo viên, học sinh (nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà công vụ...). Nhờ nguồn lực này, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các thôn, xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục ở vùng khó, vùng đông đồng bào DTTS...
Bên cạnh các dự án hỗ trợ trực tiếp, Lào Cai còn đổi mới trong cách hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như Simacai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, thông qua hình thức cho vay hỗ trợ lãi suất, hoặc hỗ trợ sau đầu tư. Nguồn kinh phí này được ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội. Cùng với các chương trình của Trung ương, người dân Lào Cai có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế, đồng thời có ý thức vươn lên thoát nghèo./.
Trịnh Long