Trong suốt hơn 1 năm qua, cả thế giới phải lao đao do đại dịch Covid-19 hoành hành. Để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, nhiều quốc gia đã dốc sức đầu tư vào nghiên cứu phát triển vaccine ngừa Covid-19. Sau nhiều nỗ lực chạy đua với thời gian, đến nay một số loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn, hiệu quả đã được đưa vào sản xuất và thực hiện tiêm chủng mở rộng. Đây như một phép màu, mang lại kỳ vọng kết thúc một cuộc khủng hoảng tồi tệ đã bao trùm cả năm 2020, nhưng cũng lại “châm ngòi” cho những cuộc chạy đua trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 như nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, nhiều ngành kinh tế đóng băng, hàng loạt người dân thất nghiệp… các nước lớn đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có hàng trăm dự án nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 với hàng chục quốc gia đang tham gia, tạo thành "cuộc đua" toàn cầu.
Tại Nga, công tác nghiên cứu điều chế vaccine ngừa Covid-19 được đẩy mạnh từ tháng 3/2020, với hai đầu tầu nghiên cứu là Viện nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học quốc gia mang tên Gamalei và Trung tâm nghiên cứu virus sinh học và công nghệ sinh học quốc gia (Vector). Chỉ sau 5 tháng nghiên cứu với kết quả thử nghiệm vaccine cho thấy sự phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm, tháng 8/2020, Bộ y tế Nga cấp phép cho vaccine phòng ngừa Covid-19 có tên gọi “SPUTNIK-V”. Điều này đã đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19. Đầu tháng 12/2020, Nga tiếp tục trở thành nước đi đầu triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 đại trà cho người dân thông qua hệ thống 70 cơ sở y tế. Không chỉ mang lại sự an toàn cho công dân của mình, vaccine SPUTNIK-V của Viện Gamaleya phát triển đã thu hút sự chú ý của toàn cầu và nhận được các đơn đăng ký đặt mua hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia, trong đó Mỹ Latinh, Trung Đông và các nước Châu Á quan tâm mua nhiều nhất.
Là quốc gia khởi đầu của dịch bệnh Covid-19 và xem phát triển vaccine Covid-19 như một "nhiệm vụ chính trị” quan trọng, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bắt tay vào nghiên cứu phát triển vacxin từ tháng 01/2020, khi công bố dữ liệu về trình tự gene của nCoV (tên gọi đầu tiên của SARS-CoV-2). Đến tháng 7/2020 Trung Quốc là một trong những ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua của thế giới để tìm kiếm vaccine phòng, chống Covid-19, đến nay đã có 4 loại vaccine đang được thử nghiệm giai đoạn 3 (thử nghiệm lâm sàng trên người). Đây là bước thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trước khi nộp đơn xin chấp thuận lên cơ quan quản lý. Tuy nhiên, quốc gia này đã thực sự chậm chân hơn so với Mỹ và các nước châu Âu bởi mãi đến cuối tháng 12/2020, Chính quyền Trung Quốc mới cho phép đưa ra thị trường loại vac-xin đầu tiên do Hãng dược Sinopharm của nước này sản xuất, nhưng là cấp phép “có điều kiện”. Đầu tháng 2/2021 mới đây, Cơ quan Quản lý dược phẩm Trung Quốc tiếp tục phê duyệt cho tiêm chủng đại trà đối với vắc xin COVID-19 CoronaVac của Hãng dược Sinovac.
Ở Mỹ, giữa lúc các bệnh viện quá tải vì Covid-19, hàng chục triệu người thất nghiệp, nền kinh tế lao dốc và trường học khó có thể tái mở cửa, đồng ý đề xuất của Bộ Y tế, vào tháng 5/2020, Chính quyền nước này đã phát động Chiến dịch thần tốc (Warp Speed) có ngân sách là hơn 18 tỉ USD, để hỗ trợ tìm ra vaccine trước tháng 10/2020. Đây là một dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine xuống còn 8 tháng bằng cách kết hợp 3 lực lượng là các công ty dược phẩm, các cơ quan chính phủ và quân đội. Chiến dịch này được đánh giá là vô cùng tham vọng do một loại vaccine mới thường mất nhiều năm để phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc đua sản xuất vacxin ở Mỹ, trong đó nổi lên là tập đoàn dược phẩm Pfizer. Nhờ có sự hỗ trợ hậu cần và cắt giảm thủ tục của chính quyền Mỹ, Tập đoàn này Pfizer đã bắt tay với công ty Công nghệ sinh học BioNtech (Đức) nghiên cứu thành công vacxin Pfizer/BioNTech có hiệu quả 95% trên người. Với kết quả này, Mỹ và hàng loạt các quốc gia châu Âu như Anh, Canada… đã đặt hàng, cho cấp phép sử dụng vaccine của liên danh Pfizer/BioNTech và triển khai chương trình khởi động tiêm chủng toàn quốc vào cuối tháng 12/2020.
Thời gian qua, bên cạnh cái“bắt tay”giữa Tập đoàn này Pfizer (Mỹ) và Công ty Công nghệ sinh học BioNtech (Đức), thế giới còn được chứng kiến sự hợp tác của hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Điển AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phối hợp bào chế. Việc Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phấm y tế của Anh (MHRA) phê duyệt cho sử dụng vaccine AstraZeneca/Oxford những ngày cuối cùng của năm 2020 và triển khai tiêm phòng trên toàn nước vào đầu tháng 1 vừa qua được xem như một thành công lớn của nền khoa học nước này trong cuộc chạy đua với Covid-19.
Trong cuộc đua nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19, Việt Nam cũng chứng tỏ sự tự tin, tự lực, tự cường trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử. Từ tháng 3/2020, trước diễn biến phức tạp khó lường của dịch Covid-19, Bộ Y tế đã khảo sát tính sẵn sàng của các đơn vị sản xuất vaccine trong nước và đề nghị các đơn vị đề xuất phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19. Tính đến nay, Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine COVID-19 theo các hướng công nghệ khác nhau là: Công ty TNHH Một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Viện vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược NANOGEN. Thông thường, mỗi quy trình nghiên cứu và phát triển một vaccine phải mất thời gian khoảng 7- 12 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay, Bộ Y tế đã xem xét quy trình nghiên cứu vaccine phòng bệnh Covid-19 ở nước ta, rút gọn một số công đoạn hành chính song vẫn phải bảo đảm theo quy định những nội dung về chuyên môn, khoa học, kỹ thuật. Với sự tham vấn của tổ chức WHO, các chuyên gia trong nước, mới đây Bộ Y tế cho biết, thời gian nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 có thể rút ngắn 50% thời gian kế hoạch đặt ra.
Trong bối cảnh phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 như nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, nhiều ngành kinh tế đóng băng, hàng loạt người dân thất nghiệp… các nước lớn đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có hàng trăm dự án nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 với hàng chục quốc gia đang tham gia, tạo thành "cuộc đua" toàn cầu.
Tại Nga, công tác nghiên cứu điều chế vaccine ngừa Covid-19 được đẩy mạnh từ tháng 3/2020, với hai đầu tầu nghiên cứu là Viện nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học quốc gia mang tên Gamalei và Trung tâm nghiên cứu virus sinh học và công nghệ sinh học quốc gia (Vector). Chỉ sau 5 tháng nghiên cứu với kết quả thử nghiệm vaccine cho thấy sự phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm, tháng 8/2020, Bộ y tế Nga cấp phép cho vaccine phòng ngừa Covid-19 có tên gọi “SPUTNIK-V”. Điều này đã đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19. Đầu tháng 12/2020, Nga tiếp tục trở thành nước đi đầu triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 đại trà cho người dân thông qua hệ thống 70 cơ sở y tế. Không chỉ mang lại sự an toàn cho công dân của mình, vaccine SPUTNIK-V của Viện Gamaleya phát triển đã thu hút sự chú ý của toàn cầu và nhận được các đơn đăng ký đặt mua hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia, trong đó Mỹ Latinh, Trung Đông và các nước Châu Á quan tâm mua nhiều nhất.
Là quốc gia khởi đầu của dịch bệnh Covid-19 và xem phát triển vaccine Covid-19 như một "nhiệm vụ chính trị” quan trọng, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bắt tay vào nghiên cứu phát triển vacxin từ tháng 01/2020, khi công bố dữ liệu về trình tự gene của nCoV (tên gọi đầu tiên của SARS-CoV-2). Đến tháng 7/2020 Trung Quốc là một trong những ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua của thế giới để tìm kiếm vaccine phòng, chống Covid-19, đến nay đã có 4 loại vaccine đang được thử nghiệm giai đoạn 3 (thử nghiệm lâm sàng trên người). Đây là bước thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trước khi nộp đơn xin chấp thuận lên cơ quan quản lý. Tuy nhiên, quốc gia này đã thực sự chậm chân hơn so với Mỹ và các nước châu Âu bởi mãi đến cuối tháng 12/2020, Chính quyền Trung Quốc mới cho phép đưa ra thị trường loại vac-xin đầu tiên do Hãng dược Sinopharm của nước này sản xuất, nhưng là cấp phép “có điều kiện”. Đầu tháng 2/2021 mới đây, Cơ quan Quản lý dược phẩm Trung Quốc tiếp tục phê duyệt cho tiêm chủng đại trà đối với vắc xin COVID-19 CoronaVac của Hãng dược Sinovac.
Ở Mỹ, giữa lúc các bệnh viện quá tải vì Covid-19, hàng chục triệu người thất nghiệp, nền kinh tế lao dốc và trường học khó có thể tái mở cửa, đồng ý đề xuất của Bộ Y tế, vào tháng 5/2020, Chính quyền nước này đã phát động Chiến dịch thần tốc (Warp Speed) có ngân sách là hơn 18 tỉ USD, để hỗ trợ tìm ra vaccine trước tháng 10/2020. Đây là một dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine xuống còn 8 tháng bằng cách kết hợp 3 lực lượng là các công ty dược phẩm, các cơ quan chính phủ và quân đội. Chiến dịch này được đánh giá là vô cùng tham vọng do một loại vaccine mới thường mất nhiều năm để phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc đua sản xuất vacxin ở Mỹ, trong đó nổi lên là tập đoàn dược phẩm Pfizer. Nhờ có sự hỗ trợ hậu cần và cắt giảm thủ tục của chính quyền Mỹ, Tập đoàn này Pfizer đã bắt tay với công ty Công nghệ sinh học BioNtech (Đức) nghiên cứu thành công vacxin Pfizer/BioNTech có hiệu quả 95% trên người. Với kết quả này, Mỹ và hàng loạt các quốc gia châu Âu như Anh, Canada… đã đặt hàng, cho cấp phép sử dụng vaccine của liên danh Pfizer/BioNTech và triển khai chương trình khởi động tiêm chủng toàn quốc vào cuối tháng 12/2020.
Thời gian qua, bên cạnh cái“bắt tay”giữa Tập đoàn này Pfizer (Mỹ) và Công ty Công nghệ sinh học BioNtech (Đức), thế giới còn được chứng kiến sự hợp tác của hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Điển AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phối hợp bào chế. Việc Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phấm y tế của Anh (MHRA) phê duyệt cho sử dụng vaccine AstraZeneca/Oxford những ngày cuối cùng của năm 2020 và triển khai tiêm phòng trên toàn nước vào đầu tháng 1 vừa qua được xem như một thành công lớn của nền khoa học nước này trong cuộc chạy đua với Covid-19.
Trong cuộc đua nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19, Việt Nam cũng chứng tỏ sự tự tin, tự lực, tự cường trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử. Từ tháng 3/2020, trước diễn biến phức tạp khó lường của dịch Covid-19, Bộ Y tế đã khảo sát tính sẵn sàng của các đơn vị sản xuất vaccine trong nước và đề nghị các đơn vị đề xuất phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19. Tính đến nay, Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine COVID-19 theo các hướng công nghệ khác nhau là: Công ty TNHH Một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Viện vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược NANOGEN. Thông thường, mỗi quy trình nghiên cứu và phát triển một vaccine phải mất thời gian khoảng 7- 12 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay, Bộ Y tế đã xem xét quy trình nghiên cứu vaccine phòng bệnh Covid-19 ở nước ta, rút gọn một số công đoạn hành chính song vẫn phải bảo đảm theo quy định những nội dung về chuyên môn, khoa học, kỹ thuật. Với sự tham vấn của tổ chức WHO, các chuyên gia trong nước, mới đây Bộ Y tế cho biết, thời gian nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 có thể rút ngắn 50% thời gian kế hoạch đặt ra.
Như vậy, tính đến nay, nhiều loại vaccine đã được cấp phép như: Sputnik V (Nga), Pfizer/ BioNTech, Novavax, Johnson & Johnson, Moderna, Inovio (Mỹ), Covaxin (Ấn Độ), Oxford/AstraZeneca (Anh), Sinovac, Sinopharm (Trung Quốc)... Việc sản xuất thành công vacxin covid-19 là một món quà tuyệt vời cho thế giới trong năm 2021, thế nhưng WHO cho rằng dường như quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine của các nước đều được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Trên thực tế, mỗi quốc gia đều tự đặt ra tiêu chuẩn và tự công bố vaccine do mình sản xuất, không hợp tác và không chia sẻ thông tin để cùng nghiên cứu và phát triển vaccine. Thậm chí một số quốc gia còn không công nhận và hoài nghi lẫn nhau. Điều này không những gây bất lợi cho quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine trên toàn cầu, mà còn gây nên một loạt trở ngại nghiêm trọng và vấn đề phức tạp cho việc tiêm chủng và đánh giá hiệu quả của vaccine trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều nước đã coi cuộc cạnh tranh nghiên cứu và phát triển vaccine là cuộc cạnh tranh chiến lược quốc tế, bởi việc nghiên cứu và phát triển ra vaccine trước không những có thể nắm quyền chủ động trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, khôi phục kinh tế của đất nước, mà còn mang lại lợi nhuận hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD.
Điều mà các tổ chức y tế toàn cầu lo ngại là nhiều nước áp dụng chủ nghĩa bảo hộ quốc gia vào quá trình này, nhấn mạnh ưu tiên cung cấp và đáp ứng nhu cầu trong nước, dẫn tới sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine giữa các nước trên thế giới.
Theo một báo cáo về nguồn cung vaccine Covid-19 do một chiến dịch chống đói nghèo có tên gọi ONE Campaign thực hiện trên cơ sở phân tích hợp đồng mua vaccine của các quốc gia từ 5 nhà sản xuất vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới hiện nay, gồm Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca/Oxford, Johnson & Johnson, và Novavax cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đã ký hợp đồng mua hơn 3 tỷ liều vaccine Covid-19, nhiều hơn trên 1 tỷ liều so với con số 2,06 tỷ liều cần thiết để tiêm mỗi người 2 mũi cho toàn bộ dân số của các nước này. Thậm chí chính phủ Canada đã đảm bảo số lượng vaccine gấp 5-6 lần nhu cầu tiêm cho công dân trong nước. Điều này khiến các nước nghèo hơn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vaccine, đặc biệt là khu vực châu Phi và đưa đến nguy cơ đại dịch kéo dài. Giới chuyên gia ước tính 90% nước nghèo có thể sẽ không nhận được vaccin Covid-19 để tiêm chủng trong năm 2021 do nguồn hàng bị các nước giàu mua gom.
Cuộc tranh giành vaccine không chỉ diễn ra giữa các nước mà thậm chí còn diễn ra trong nội bộ một quốc gia. Điển hình là cuộc tranh giành quyền ưu tiên vaccine Covid-19 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, để xác định những ngành nghề nào sẽ là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã xúc tiến vận động hành lang, nhằm thúc đẩy việc đưa các nhân viên của mình làm đối tượng tiêm chủng được ưu tiên đầu tiên. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế còn cho biết đã có những lời đề nghị “đổi vaccine” bằng các khoản thanh toán khủng lên đến hàng chục nghìn USD kèm theo các khoản quyên góp lớn.
Hay như tại Ba Lan, Bộ Y tế vừa mở một cuộc điều tra sau khi có thông tin nhiều nhân vật nổi tiếng, bao gồm các chính trị gia, diễn viên nổi tiếng dùng tiền và ảnh hưởng để“cướp lượt”tiêm vaccine ngừa COVID-19. Để đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine của những nước nghèo, COVAX - một liên minh có gần 190 quốc gia tham gia, đang tìm cách đảm bảo sự tiếp cận vaccine nhanh chóng, công bằng và hợp lý cho người dân ở tất cả mọi quốc gia. Dưới sự đồng chỉ đạo của Gavi, Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và WHO, COVAX đã xúc tiến các thỏa thuận với 9 hãng chế tạo dược phẩm để đặt mua vaccine ngay khi chúng được thông qua sử dụng. Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) và cá nhân các nước thành viên EU đã có những đóng góp lớn cho nỗ lực này với khoảng 850 triệu euro (tương đương 1 tỷ USD), tiếp đến là Quỹ Bill & Melinda Gates và các nhà tài trợ lớn khác. Ngày 18/2 mới đây, WHO đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia có vaccine Covid-19 không chia sẻ nguồn cung vaccine này một cách đơn phương, mà tài trợ vaccine cho chương trình COVAX để đảm bảo sự phân phối công bằng.
Ngoài COVAX còn có một số nỗ lực hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các nước nghèo. Ví dụ như theo Sáng kiến Đình chỉ Nghĩa vụ Trả Nợ (DSSI) chung của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 73 quốc gia nghèo đã được phép hoãn trả nợ cho đến tháng 6/2021; Ngân hàng Thế giới (WB) đã trao 160 tỷ USD cho các nước khách hàng của mình để tăng khả năng tiếp cận của họ với vaccine Covid-19...
Vaccine mang lại cơ hội để chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên vaccine chỉ thực sự hiệu quả khi cộng đồng quốc tế và các hãng dược thực hiện bài toán phân phối vaccine công bằng trong năm 2021. Đây là một thách thức không nhỏ khi trên thực tế, nhu cầu vaccine trong năm nay vẫn có thể vượt quá nguồn cung./.
Bên cạnh đó, nhiều nước đã coi cuộc cạnh tranh nghiên cứu và phát triển vaccine là cuộc cạnh tranh chiến lược quốc tế, bởi việc nghiên cứu và phát triển ra vaccine trước không những có thể nắm quyền chủ động trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, khôi phục kinh tế của đất nước, mà còn mang lại lợi nhuận hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD.
Điều mà các tổ chức y tế toàn cầu lo ngại là nhiều nước áp dụng chủ nghĩa bảo hộ quốc gia vào quá trình này, nhấn mạnh ưu tiên cung cấp và đáp ứng nhu cầu trong nước, dẫn tới sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine giữa các nước trên thế giới.
Theo một báo cáo về nguồn cung vaccine Covid-19 do một chiến dịch chống đói nghèo có tên gọi ONE Campaign thực hiện trên cơ sở phân tích hợp đồng mua vaccine của các quốc gia từ 5 nhà sản xuất vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới hiện nay, gồm Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca/Oxford, Johnson & Johnson, và Novavax cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đã ký hợp đồng mua hơn 3 tỷ liều vaccine Covid-19, nhiều hơn trên 1 tỷ liều so với con số 2,06 tỷ liều cần thiết để tiêm mỗi người 2 mũi cho toàn bộ dân số của các nước này. Thậm chí chính phủ Canada đã đảm bảo số lượng vaccine gấp 5-6 lần nhu cầu tiêm cho công dân trong nước. Điều này khiến các nước nghèo hơn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vaccine, đặc biệt là khu vực châu Phi và đưa đến nguy cơ đại dịch kéo dài. Giới chuyên gia ước tính 90% nước nghèo có thể sẽ không nhận được vaccin Covid-19 để tiêm chủng trong năm 2021 do nguồn hàng bị các nước giàu mua gom.
Cuộc tranh giành vaccine không chỉ diễn ra giữa các nước mà thậm chí còn diễn ra trong nội bộ một quốc gia. Điển hình là cuộc tranh giành quyền ưu tiên vaccine Covid-19 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, để xác định những ngành nghề nào sẽ là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã xúc tiến vận động hành lang, nhằm thúc đẩy việc đưa các nhân viên của mình làm đối tượng tiêm chủng được ưu tiên đầu tiên. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế còn cho biết đã có những lời đề nghị “đổi vaccine” bằng các khoản thanh toán khủng lên đến hàng chục nghìn USD kèm theo các khoản quyên góp lớn.
Hay như tại Ba Lan, Bộ Y tế vừa mở một cuộc điều tra sau khi có thông tin nhiều nhân vật nổi tiếng, bao gồm các chính trị gia, diễn viên nổi tiếng dùng tiền và ảnh hưởng để“cướp lượt”tiêm vaccine ngừa COVID-19. Để đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine của những nước nghèo, COVAX - một liên minh có gần 190 quốc gia tham gia, đang tìm cách đảm bảo sự tiếp cận vaccine nhanh chóng, công bằng và hợp lý cho người dân ở tất cả mọi quốc gia. Dưới sự đồng chỉ đạo của Gavi, Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và WHO, COVAX đã xúc tiến các thỏa thuận với 9 hãng chế tạo dược phẩm để đặt mua vaccine ngay khi chúng được thông qua sử dụng. Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) và cá nhân các nước thành viên EU đã có những đóng góp lớn cho nỗ lực này với khoảng 850 triệu euro (tương đương 1 tỷ USD), tiếp đến là Quỹ Bill & Melinda Gates và các nhà tài trợ lớn khác. Ngày 18/2 mới đây, WHO đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia có vaccine Covid-19 không chia sẻ nguồn cung vaccine này một cách đơn phương, mà tài trợ vaccine cho chương trình COVAX để đảm bảo sự phân phối công bằng.
Ngoài COVAX còn có một số nỗ lực hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các nước nghèo. Ví dụ như theo Sáng kiến Đình chỉ Nghĩa vụ Trả Nợ (DSSI) chung của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 73 quốc gia nghèo đã được phép hoãn trả nợ cho đến tháng 6/2021; Ngân hàng Thế giới (WB) đã trao 160 tỷ USD cho các nước khách hàng của mình để tăng khả năng tiếp cận của họ với vaccine Covid-19...
Vaccine mang lại cơ hội để chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên vaccine chỉ thực sự hiệu quả khi cộng đồng quốc tế và các hãng dược thực hiện bài toán phân phối vaccine công bằng trong năm 2021. Đây là một thách thức không nhỏ khi trên thực tế, nhu cầu vaccine trong năm nay vẫn có thể vượt quá nguồn cung./.
Quang Vinh