Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) 2022 đưa ra những đánh giá sâu sắc, toàn diện về tiến trình phát triển bền vững các địa phương của Việt Nam. Theo đó, kết quả trung bình PSDI 2022 của 63 tỉnh/thành tại Việt Nam đạt 52,53 điểm, tăng 1,15 điểm so với năm 2021, cho thấy các địa phương đã có sự tiến bộ về phát triển bền vững trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Tuy nhiên, vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo địa phương
PSDI đánh giá mức độ phát triển các địa phương trên nhiều khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển bền vững của các địa phương, thông qua việc lựa chọn ngưỡng tối ưu, chỉ số cũng phần nào phản ánh khoảng cách trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương đó.
Kết quả PSDI 2022 cho thấy, nhóm tỉnh/thành được đánh giá thực hiện khá tốt các mục tiêu phát triển bền vững (trên 60 điểm) bao gồm 11 địa phương (nhiều hơn 7 địa phương so với năm 2021), với sự góp mặt của nhiều tỉnh và thành phố lớn, trong đó có Thái Nguyên đã thăng hạng vượt bậc từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 5.
Trong số 14 mục tiêu phát triển bền vững của bộ chỉ số PSDI 2022, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về PSDI12 - Tài nguyên và môi trường trên đất liền với điểm số 83,82 điểm. Các mục tiêu còn lại của Quảng Ninh đa phần đạt thứ hạng cao, với 7 mục tiêu nằm trong top 5 tỉnh/thành dẫn đầu. Tuy nhiên, một số mục tiêu của Quảng Ninh cần được cải thiện trong tương lai, ví dụ như PSDI2 – Không còn nạn đói, PSDI4 - Giáo dục có chất lượng và PSDI14 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu, để vươn lên vị trí nhóm 20 tỉnh/thành xếp trên về kết quả thực hiện các mục tiêu đó.
Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo địa phương
PSDI đánh giá mức độ phát triển các địa phương trên nhiều khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển bền vững của các địa phương, thông qua việc lựa chọn ngưỡng tối ưu, chỉ số cũng phần nào phản ánh khoảng cách trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương đó.
Kết quả PSDI 2022 cho thấy, nhóm tỉnh/thành được đánh giá thực hiện khá tốt các mục tiêu phát triển bền vững (trên 60 điểm) bao gồm 11 địa phương (nhiều hơn 7 địa phương so với năm 2021), với sự góp mặt của nhiều tỉnh và thành phố lớn, trong đó có Thái Nguyên đã thăng hạng vượt bậc từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 5.
Trong số 14 mục tiêu phát triển bền vững của bộ chỉ số PSDI 2022, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về PSDI12 - Tài nguyên và môi trường trên đất liền với điểm số 83,82 điểm. Các mục tiêu còn lại của Quảng Ninh đa phần đạt thứ hạng cao, với 7 mục tiêu nằm trong top 5 tỉnh/thành dẫn đầu. Tuy nhiên, một số mục tiêu của Quảng Ninh cần được cải thiện trong tương lai, ví dụ như PSDI2 – Không còn nạn đói, PSDI4 - Giáo dục có chất lượng và PSDI14 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu, để vươn lên vị trí nhóm 20 tỉnh/thành xếp trên về kết quả thực hiện các mục tiêu đó.
Duy trì vị trí thứ hai qua 2 năm liên tiếp là TP. Hải Phòng với 65,50 điểm. Hải Phòng thể hiện sự vượt trội về các chỉ tiêu kinh tế với PSDI7 - Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế xếp thứ nhất trong 63 tỉnh/thành với mức 61,16 điểm. Ngoài ra, một số mục tiêu cũng được thực hiện khá tốt khi đứng trong vị trí top 10 như: PSDI2, PSDI4, PSDI6, PSDI8 và PSDI9. Tuy nhiên, sự phát triển và thực hiện các mục tiêu bền vững của tỉnh/thành còn thiếu sự đồng đều, đặc biệt cần phải cải thiện đáng kể các mục tiêu như PSDI5 (đứng vị trí thứ 50) và các mục tiêu khác như PSDI10 - Các thành phố và cộng đồng bền vững, PSDI11 - Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm và PSDI12 - Tài nguyên và môi trường trên đất liền nhằm vươn lên nhóm 20 tỉnh/thành đứng đầu trong các năm tiếp theo.
Các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt là Đà Nẵng (65,00 điểm), Vĩnh Phúc (63,50 điểm) và đặc biệt là Thái Nguyên (62,59 điểm) đã vươn lên vị trí thứ 5 từ vị trí thứ 21 trong năm 2021. Trong đó, Đà Nẵng thể hiện sự vượt trội về các mục tiêu PSDI3 - Sức khỏe và cuộc sống tốt, PSDI5- Bình đẳng giới, PSDI6 - Nước sạch và vệ sinh khi đều đạt vị trí đứng đầu trong 63 tỉnh/thành.
Các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt là Đà Nẵng (65,00 điểm), Vĩnh Phúc (63,50 điểm) và đặc biệt là Thái Nguyên (62,59 điểm) đã vươn lên vị trí thứ 5 từ vị trí thứ 21 trong năm 2021. Trong đó, Đà Nẵng thể hiện sự vượt trội về các mục tiêu PSDI3 - Sức khỏe và cuộc sống tốt, PSDI5- Bình đẳng giới, PSDI6 - Nước sạch và vệ sinh khi đều đạt vị trí đứng đầu trong 63 tỉnh/thành.
Xếp hạng chỉ số PSDI theo địa phương
Thái Nguyên có bước nhảy vọt vượt bậc, khi địa phương này đã cải thiện được một số mục tiêu quan trọng, như: PSDI1 từ vị trí thứ 27 lên vị trí thứ 15, PSDI2 từ vị trí thứ 47 lên vị trí thứ 26, PSDI3 từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 5, PSDI4 từ vị trí thứ 15 lên vị trí thứ 4, PSDI9 từ vị trí thứ 44 lên vị trí thứ 11, PSDI13 từ vị trí 49 lên vị trí thứ 17. Tuy nhiên, mục tiêu PSDI11 của Thái Nguyên lại giảm từ vị trí thứ 13 xuống vị trí thứ 22.
Đứng cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các địa phương thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và một số tỉnh/thành thuộc vùng Tây Nguyên với đặc điểm chung là những hạn chế trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trong năm 2022, Lai Châu đã tụt hạng từ vị trí thứ 57 xuống vị trí cuối cùng trong số 63 tỉnh/thành với điểm số là 35,86 điểm. Lai Châu mặc dù thực hiện mục tiêu PSDI12 – Tài nguyên và môi trường trên đất liền ở mức khá tốt khi đứng vị trí thứ 4, tuy nhiên những nỗ lực này là chưa đủ khi 7/14 mục tiêu (PSDI1, PSDI3, PSDI4, PSDI5, PSDI9, PSDI10 và PSDI11) đều đứng ở nhóm 3 tỉnh/thành xếp cuối. Mục tiêu PSDI2 - Không còn nạn đói và mục tiêu PSDI8 – công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng xếp ở nhóm giữa. Một số tỉnh/thành xếp trên Lai Châu có số điểm khá sát nhau, cụ thể: Gia Lai (38,64 điểm), Hà Giang (38,63 điểm), Cao Bằng (38,33 điểm) và Đắk Nông (38,11 điểm).
Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo vùng
Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI 2022 theo vùng cho thấy, vẫn có sự phân nhóm rõ nét giữa 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Tuy nhiên với xu hướng thăng hạng chung của các tỉnh/thành, điểm số của cả 6 vùng kinh tế - xã hội này cũng có sự gia tăng nhẹ, đặc biệt trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã tăng gần 3 điểm.
Xếp hạng chỉ số PSDI theo vùng
Dẫn đầu bảng xếp hạng là vùng Đồng bằng sông Hồng với 61,52 điểm. Vùng Đồng bằng sông Hồng thể hiện ưu thế vượt trội trong thực hiện các mục tiêu xóa nghèo, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý bền vững tài nguyên nước, việc làm và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng xã hội, xây dựng đô thị và cộng đồng bền vững. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa bao trùm, bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhóm thứ hai bao gồm vùng Đông Nam Bộ và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với số điểm tương ứng là 55,37 và 55,09 điểm. Đặc điểm chung của hai vùng là kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới và giảm bất bình đẳng xã hội, xây dựng đô thị và cộng đồng bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững. Vùng Đông Nam Bộ cho thấy thế mạnh trong các mục tiêu tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (76,51 điểm) và quan hệ đối tác vì các mục tiêu (59,10 điểm) dẫn đầu trong các vùng. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có lợi thế về một số mục tiêu, như: Thúc đẩy bình đẳng giới (60,51 điểm – xếp ở vị trí thứ nhất); Xây dựng các thành phố và cộng đồng bền vững (69,37 điểm – xếp ở vị trí thứ 2) cũng như Đảm bảo tài nguyên và môi trường trên đất liền (59,24 điểm – xếp ở vị trí thứ 2). Tuy nhiên, tiến độ thực hiện một số mục tiêu phát triển bền vững của vùng như: Xóa đói hay mục tiêu về công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng được đánh giá là còn yếu và chậm hơn đáng kể so với các vùng còn lại trên cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.
Nhóm thứ ba là các vùng đạt mức điểm dưới trung bình (dưới 50 điểm) bao gồm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (48,54 điểm), vùng Trung du và miền núi phía Bắc (48,18 điểm) và cách xa hơn là vùng Tây Nguyên (44,70 điểm). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá thực hiện ổn định các mục tiêu về đảm bảo sức khỏe và cuộc sống tốt, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu bất bình đẳng, tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm và đảm bảo hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ. Tuy nhiên, mục tiêu về công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng, đặc biệt mục tiêu về tài nguyên và môi trường trên đất liền cần phải được thúc đẩy và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cho thấy sự nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu PSDI3 - Sức khỏe và cuộc sống tốt và mục tiêu PSDI11 – Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm, giúp cho vùng này thu hẹp khoảng cách đáng kể đối với vùng xếp trên là Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Nguyên mặc dù có sự cải thiện về điểm số, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn hơn các vùng khác và cho thấy cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu về xóa đói; xóa nghèo; nước sạch và vệ sinh; công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ; và quan hệ đối tác vì các mục tiêu.
Kết quả thực hiện chỉ số thành phần PSDI
Kết quả thực hiện các chỉ số thành phần PSDI 2022 có sự tiến bộ khá rõ nét ở một số mục tiêu. Cụ thể các mục tiêu như PSDI11 - Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm, PSDI12 - Tài nguyên và môi trường trên đất liền, PSDI14 - Quan hệ đối tác vì các mục tiêu có sự cải thiện đáng kể khi tăng ở mức trên 5 điểm so với năm 2021, đặc biệt mục tiêu PSDI12 đã tăng hơn 10 điểm. Các mục tiêu PSDI1, PSDI3, PSDI4, PSDI6, PSDI10 và PSDI13 có sự tăng nhẹ. Ngược lại, các mục tiêu PSDI7, PSDI8, PSDI9 có sự giảm nhẹ, đặc biệt chỉ số PSDI2 giảm mạnh ở mức gần 7 điểm.
Chỉ số thành phần PSDI1 thể hiện mục tiêu về xóa nghèo với kết quả trung bình đạt 51,41/100 điểm, được đánh giá ở mức trung bình, trong đó có 29/63 tỉnh/thành có điểm số dưới trung bình (dưới 50 điểm). Nhiều chỉ tiêu trong chỉ số PSDI1 được thực hiện tương đối tốt, như: Đảm bảo ổn định tỷ lệ nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt, và tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố.
Chỉ số thành phần PSDI2 đo lường mục tiêu về không còn nạn đói với mức điểm trung bình đạt 35,79 điểm. Kết quả này thấp hơn nhiều so với năm 2021 là 42,02 điểm, nằm ở mức điểm dưới trung bình trong thang điểm 0-100 cho thấy khoảng cách rất lớn hướng tới việc hoàn thành mục tiêu.
Chỉ số thành phần PSDI3 đo lường mục tiêu về sức khỏe và cuộc sống tốt. Kết quả cho thấy, chỉ số PSDI3 bình quân đạt 67,21 điểm thể hiện nỗ lực thực hiện tương đối tốt của các địa phương. Các chỉ tiêu về tỷ lệ người chết do tự tử, số ca mắc mới sốt rét, tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ, số người bị ngộ độc thực phẩm lần lượt xếp hạng từ cao xuống thấp, với mức điểm cao từ 84 đến 94 điểm. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về số nhân viên y tế và số giường bệnh chỉ đạt điểm số khiêm tốn khoảng 30 điểm, cho thấy các địa phương cần phải cố gắng hơn nữa nhằm cải thiện hệ thống y tế, đảm bảo những dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân.
Chỉ số thành phần PSDI4 thể hiện mục tiêu về giáo dục có chất lượng. Kết quả cho thấy, chỉ số PSDI4 năm 2022 bình quân đạt 60,52 điểm, cao hơn gần 3 điểm so với năm trước đó. Một số chỉ tiêu thành phần của mục tiêu này được các địa phương thực hiện khá tốt khi đảm bảo được tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học ở mức cao và duy trì tỷ lệ bỏ học cấp tiểu học ở mức thấp, đều đạt trên 85 điểm. Tuy nhiên, các địa phương cần cải thiện các chỉ tiêu về tỷ lệ dân số từ 15 tuổi có trình độ từ trung cấp và tỷ lệ lao động từ 15 tuổi đã qua đào tạo khi các chỉ tiêu này chỉ đạt hơn 30 điểm. Đặc biệt, chỉ tiêu về mật độ lớp học đạt 17,57 điểm, và chỉ có 5 địa phương đạt mức điểm trên trung bình, cho thấy khoảng cách rất lớn về đáp ứng điều kiện học tập cho học sinh.
Chỉ số thành phần PSDI5 thể hiện mục tiêu về bình đẳng giới với mức điểm bình quân đạt 55,45 điểm. Nhiều chỉ tiêu trong chỉ số PSDI5 được thực hiện tương đối tốt. Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi trung bình đạt 83,06 điểm với 53 tỉnh/thành có tỷ lệ phụ nữ kết hôn trước 15 tuổi dưới 1% và chỉ có 10 tỉnh/thành có tỷ lệ này trên 1%. Tỷ lệ dân số có vợ/chồng trong độ tuổi 15-19 đạt trung bình 77,95 điểm với 54 tỉnh/thành đạt tỷ lệ dưới 10%, 36 tỉnh/thành dưới 5%. Số lượng phụ nữ tham gia đại biểu quốc hội hay hội đồng nhân dẫn vẫn tương đối ít so với nam giới, tương ứng với mức 38,06 điểm. Cuối cùng, chỉ tiêu có điểm số thấp nhất là số người làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ với chỉ 14,36 điểm.
Chỉ số thành phần PSDI6 đo lường mục tiêu về nước sạch và vệ sinh với điểm số trung bình năm 2022 đạt 61,84 điểm. Kết quả này cho thấy, sự tiến bộ khi cao hơn khoảng 3 điểm so với năm 2021. Một số chỉ tiêu trong PSDI6 được các tỉnh thành thực hiện tương đối tốt, như: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt mức điểm 85,89 với 34 tỉnh/thành đạt tỷ lệ 100%. Ba chỉ tiêu về tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh cũng được thực hiện tương đối tốt và đều đạt trên 75 điểm. Tuy nhiên, các địa phương cần cải thiện tỷ lệ xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, đặc biệt cần nỗ lực nâng cao tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được thu gom, xử lý khi chỉ tiêu này chỉ đạt mức điểm khiêm tốn là 19,64 điểm.
Chỉ số thành phần PSDI7 đo lường mục tiêu về công việc tốt và tăng trưởng kinh tế với điểm số bình quân đạt 41,23 điểm, có sự giảm nhẹ so với năm 2021. Chỉ tiêu về tai nạn lao động được thực hiện khá tốt với mức điểm 78,28 điểm. Bên cạnh đó, chỉ tiêu Tỷ lệ thất nghiệp và chỉ tiêu Tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức khá với số điểm tương ứng 66,53 và 61,06 điểm. Trong đó, 5 tỉnh/thành đạt mức dưới 1% tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn; 7 tỉnh/thành đạt mức dưới 1% tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn. Chỉ tiêu Số chi nhánh ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân và số máy ATM tính theo quy mô dân số ở mức khá thấp đạt 24,66 và 27,14 điểm. Đặc biệt, trong năm 2022, tốc độ tăng năng suất lao động và hoạt động du lịch bị suy giảm đáng kể khi chỉ đạt dưới 20 điểm, đòi hỏi những nỗ lực và kích cầu của địa phương trong thời điểm sau đại dịch.
Chỉ số thành phần PSDI8 thể hiện mục tiêu về công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng. Kết quả cho thấy, điểm số bình quân đạt 30,53 điểm, giảm hơn 2 điểm so với năm 2021. Ngoại trừ 2 chỉ tiêu: Xã có đường ngõ xóm rải nhựa, bê tông và Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động đạt trên mức trung bình, 8/10 chỉ tiêu còn lại chỉ đạt mức điểm khiêm tốn. Đặc biệt, 2 chỉ tiêu về số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển và chỉ tiêu khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển cần phải được chú trọng và cải thiện một cách có hệ thống trong thời điểm mở cửa trở lại sau đại dịch.
Chỉ số thành phần PSDI9 thể hiện mục tiêu về giảm bất bình đẳng với mức điểm bình quân đạt 56,43 điểm, giảm 1 điểm so với năm trước đó. Với 3 chỉ tiêu được đưa ra, chỉ tiêu Chênh lệch thu nhập nhóm 2 và 5 có mức điểm tốt nhất với 64,05 điểm. Tiếp theo đó, chỉ tiêu Chênh lệch thu nhập nhóm 1 và 5 đạt 57,93 điểm và xếp sau cùng là Tốc độ tăng trưởng về thu nhập với 47,31 điểm, giảm 5 điểm so với giai đoạn năm 2021.
Chỉ số thành phần PSDI10 đo lường mục tiêu về các thành phố và cộng đồng bền vững. Kết quả cho thấy chỉ số PSDI10 đạt mức điểm bình quân là 64,50 điểm, tăng nhẹ so với năm trước đó. Một số chỉ tiêu được các địa phương thực hiện tương đối tốt, như: Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom đạt 88,54 điểm, trong đó 49/63 tỉnh/thành đạt mức tỷ lệ trên 90%. Chỉ tiêu Thiệt hại do thiên tai cũng được thực hiện tốt khi đạt trung bình 84,36 điểm, với 42 tỉnh/thành có số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai dưới 1 người/100.000 dân. Tương tự, Tỷ lệ dân số sống trong nhà ở đơn sơ đạt trung bình 78,07 điểm, trong đó có 41 tỉnh/thành có dưới 1% dân số sống trong nhà ở đơn sơ. Tuy nhiên, các địa phương cần phải nỗ lực hơn trong việc gia tăng tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Chỉ số thành phần PSDI11 đo lường mục tiêu về tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm. Kết quả cho thấy chỉ số PSDI11 đạt mức điểm bình quân là 67,47 điểm, tăng hơn 6 điểm (tương đương với mức tăng 10%) so với năm trước đó. Nhìn chung, các chỉ tiêu đều được các tỉnh/thành thực hiện tương đối tốt. Cụ thể, Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt mức điểm trung bình là 88,14 với 49 tỉnh/thành có hơn 90% chất thải nguy hại được xử lý. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 70,04 điểm với 31 tỉnh/thành có hơn 90% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý. Điểm đáng ghi nhận đó là chỉ tiêu Tỷ lệ xã có sản phẩm OCOP đã đạt trung bình 49,15 điểm, tăng gần 20 điểm so với năm 2021, cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các địa phương trong giai đoạn vừa qua, trong đó chỉ có 7 tỉnh/thành có tỷ lệ xã có sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP đạt dưới 20%.
Chỉ số thành phần PSDI12 thể hiện mục tiêu về tài nguyên và môi trường trên đất liền. Kết quả cho thấy, điểm số bình quân đạt 44,30 điểm, tăng gần 9 điểm so với năm 2021. Đây là một con số đáng khích lệ trong tiến trình thực hiện mục tiêu này của các địa phương, trong đó 31/63 tỉnh, thành đạt điểm số trên mức trung bình (trên 50 điểm). Chỉ tiêu Thay đổi diện tích rừng tự nhiên và Tỷ lệ che phủ rừng đang được thực hiện khá tốt, trong đó có 13 tỉnh/thành có sự gia tăng về diện tích rừng tự nhiên, 37 tỉnh/thành đạt mức che phủ rừng từ 20% trở lên. Chỉ tiêu Thay đổi diện tích rừng trồng đạt chỉ 14,98 điểm, trong đó có 17 tỉnh/thành bị suy giảm về diện tích rừng, đưa ra thực tế cho các địa phương cần chú trọng đẩy mạnh công tác trồng rừng và gia tăng diện tích rừng trồng hướng đến phát triển bền vững về môi trường hơn nữa trong tương lai.
Chỉ số thành phần PSDI13 thể hiện mục tiêu về hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ. Kết quả trung bình của chỉ số PSDI13 đạt 54,73 điểm, tăng nhẹ so với năm 2021. Đây cũng là điểm số ở mức trung bình trong thang điểm đánh giá 0-100, bên cạnh đó kết quả cũng cho thấy, có 44/63 tỉnh/thành đang thực hiện khá tốt mục tiêu này. Đa phần các chỉ tiêu đều được các địa phương thực hiện ổn định khi đều đạt mức điểm xấp xỉ và trên mức trung bình. Mặc dù có 47/63 tỉnh/thành đạt trên 80% tỷ lệ xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhưng chỉ tiêu về số lượt người được trợ giúp pháp lý cần phải được cải thiện hơn nữa khi chỉ đạt 20,92 điểm, trong đó một nửa số tỉnh/thành có mức dưới 3 người/10.000 dân được trợ giúp pháp lý.
Chỉ số thành phần PSDI14 thể hiện mục tiêu về quan hệ đối tác vì các mục tiêu. Kết quả của chỉ số PSDI14 bình quân đạt 43,97 điểm, tăng hơn 4 điểm so với năm trước đó. Tuy nhiên, mức điểm này vẫn ở mức trung bình cho thấy, các tỉnh/thành cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện tốt mục tiêu này. Trong mục tiêu này, chỉ tiêu về bổ sung cân đối NSNN đang được thực hiện khá tốt với 50 tỉnh/thành có số tiền bình quân cần bỏ ra để bổ sung NSNN ở dưới mức 5 triệu/người. Tương tự, chỉ tiêu về tỷ lệ thiếu dữ liệu đạt 67,63 điểm, trong đó 15 tỉnh/thành có tỷ lệ thiếu dữ liệu ở mức dưới 1%. Các chỉ tiêu về tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng vốn FDI và tăng trưởng xuất khẩu cần phải được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là công tác thu hút FDI và phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của các địa phương ra trường quốc tế./.
PV