Kinh nghiệm điều tra niềm tin người tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới

|

Kinh nghiệm điều tra niềm tin người tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới

Điều tra niềm tin người tiêu dùng của Hoa K

Hiện nay, có ba tổ chức cùng điều tra NTNTD để tính toán CSNTNTD. Đó là Trường đại học Michigan, Ủy ban Hội thảo Hoa Kỳ và Tạp chí ABC/Tiền tệ. Tuy nhiên, điều tra NTNTD của Trường đại học Michigan, Ủy ban Hội thảo Hoa Kỳ là hai cuộc điều tra thường được đề cập nhiều nên bài viết chỉ tập trung trình bày kinh nghiệm điều tra của hai tổ chức này.

Điu tra nim tin người tiêu dùng do Trường đại học Michigan thực hiện

Thông tin chung

Điều tra NTNTD do Trung tâm Nghiên cứu điều tra của Trường đại học Michigan nghiên cứu tiến hành từ năm 1946. Ban đầu tiến hành điều tra hàng năm, sau đó chuyển sang điều tra hàng quý từ năm 1952, và từ năm 1978 tiến hành điều tra hàng tháng.

Trường đại học Michigan là tổ chức tiên phong trong việc xây dựng công cụ đo lường niềm tin người tiêu dùng. Đến nay, tổ chức này vẫn đóng vai trò dẫn đầu trong sử dụng số liệu để nghiên cứu ảnh hưởng của quyết định chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng đối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin

Dàn mẫu điều tra dựa trên gần như toàn bộ dân số trưởng thành của Hoa Kỳ theo đơn vị điều tra là hộ gia đình và thành viên hộ gia đình.

Điều tra NTNTD của trường đại học Michigan sử dụng phương pháp thiết kế mẫu luân phiên đại diện cho toàn bộ dân số trưởng thành của Hoa Kỳ, sử dụng quay số ngẫu nhiên để lựa chọn đối tượng cung cấp thông tin trong hộ và điều chỉnh quyền số theo xác suất lựa chọn (như đăng ký điện thoại cố định và số người trưởng thành trong hộ), sau đó gia quyền mẫu theo đặc điểm nhân khẩu học của Tổng điều tra (nhóm tuổi và thu nhập). Điều tra này sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điện thoại.

Với phương pháp thiết kế mẫu luân phiên, 60% đối tượng cung cấp thông tin của từng tháng là mới, 40% được phỏng vấn lần thứ 2 sau 6 tháng kể từ cuộc phỏng vấn lần đầu. Cỡ mẫu điều tra là 500 người, trong đó cỡ mẫu 250 - 300 người phục vụ cho công bố số liệu giữa tháng và cỡ mẫu 500 người phục vụ cho tổng hợp thông tin cuối tháng.

Thời gian điu tra và công bố số liệu

Trường đại học Michigan bắt đầu phỏng vấn vào ngày mùng 1 của tháng và công bố báo cáo sơ bộ vào thứ 6 của tuần thứ hai mỗi tháng dựa trên 50 - 60% mẫu đầy đủ. Phỏng vấn được hoàn thành vào ngày 28 của tháng và kết quả đầy đủ được công bố vào khoảng giữa trưa ngày thứ 6 đầu tiên sau khi kết thúc phỏng vấn.

Bảng hỏi

Bảng hỏi của trường đại học Michigan gồm 28 câu hỏi (nhưng thực chất nếu tính cả các câu hỏi con trong từng câu hỏi thì số lượng lên thành khoảng 50 câu), trong đó 5 câu hỏi được dùng để tính CSNTNTD, các câu hỏi bổ sung còn lại xoáy sâu vào các chủ đề tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thất nghiệp, giá cả, lãi suất, thu nhập dưới dạng vừa câu hỏi đóng vừa câu hỏi mở.

Các câu hỏi sử dụng 3 phương án trả lời, gồm: tốt hơn, không đổi, kém đi.

Điu tra nim tin người tiêu dùng do Ủy ban Hội thảo thực hiện

Thông tin chung

Năm 1967, Ủy ban Hội thảo bắt đầu tiến hành điều tra NTNTD qua thư, thực hiện hai tháng một lần. Từ tháng 6 năm 1977, Ủy ban Hội thảo tiến hành cuộc điều tra này hàng tháng với cỡ mẫu khoảng 5000 hộ gia đình. Khái niệm, câu hỏi và phương thức điều tra qua thư được Ủy ban Hội thảo áp dụng thống nhất qua thời gian.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin

Dàn mẫu mà Ủy ban Hội thảo sử dụng được lấy từ Cơ quan Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ với mức độ đại diện gần như toàn bộ các hộ dân tại Hoa Kỳ. Dàn mẫu được cập nhật hàng tháng.

Ủy ban Hội thảo sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất để lựa chọn ra các hộ điều tra. Dàn mẫu trước hết được phân tầng theo vùng địa lý của Tổng điều tra dân số nhằm cung cấp phân bổ dân cư theo tỷ lệ địa lý, sau đó địa chỉ của các hộ gia đình được chọn hệ thống. Các địa chỉ này được sử dụng để gửi thư đến các hộ được chọn vào mẫu. Điều tra này cũng sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điện thoại.

Thời gian điu tra và công bố số liệu

Về thời điểm thu thập thông tin, hộ nhận được bảng hỏi vào ngày đầu tiên hàng tháng. Thời gian thu thập thông tin kéo dài từ đầu tháng đến ngày 18 hàng tháng. Những bảng hỏi nhận được sau thời gian này được sử dụng để ước tính kết quả cuối cùng cho các tháng và số liệu chính thức của tháng sẽ được công bố vào tháng tiếp theo. Hàng tháng khoảng 3.000 hộ trả lời bảng hỏi.

Ủy ban Hội thảo công bố CSNTNTD cho toàn quốc, phân tổ theo vùng địa lý, các nhóm nhân khẩu học (độ tuổi và thu nhập). Để cải thiện tính chính xác của số liệu và đảm bảo đại diện của các nhóm này, điều tra NTNTD sử dụng cấu trúc trọng số hậu phân tầng/gia quyền mẫu điều tra theo các nhóm sau: Đơn vị Tổng điều tra; Tuổi chủ hộ; Giới tính chủ hộ; Thu nhập chủ hộ.

Điu tra nim tin người tiêu dùng của In-đô-nê-xi-a

Giới thiệu chung

Điều tra NTNTD ở In-đô-nê-xi-a được Ngân hàng In-đô-nê-xi-a tiến hành hàng tháng từ tháng 10 năm 1999 nhằm xây dựng các chỉ tiêu dự báo sớm liên quan đến xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, kỳ vọng lạm phát và điều kiện tài chính hộ gia đình. Cuộc điều tra này khảo sát khoảng 4.600 hộ gia đình ở 18 thành phố lớn thuộc 18 tỉnh1 trên tổng số 33 tỉnh của In-đô-nê-xi-a.

Hai tiêu chí chủ yếu được Ngân hàng In-đô-nê-xi-a sử dụng để lựa chọn 18 thành phố (thủ phủ của tỉnh) đưa vào mẫu của cuộc điều tra gồm: (i) Tỉnh đóng góp chi tiêu hộ gia đình cao nhất (GDP theo vùng) so với GDP toàn quốc; Tỉnh có văn phòng đại diện Ngân hàng In-đô-nê-xi-a.

Đối tượng điu tra

Đối tượng điều tra là thành viên hộ gia đình trên 20 tuổi, đặc biệt là người quyết định chi tiêu trong hộ. Hộ được chọn là hộ gia đình thuộc tầng lớp từ trung lưu trở lên.

In-đô-nê-xi-a lựa chọn tầng lớp từ trung lưu trở lên và đối tượng điều tra trên 20 tuổi vào mẫu điều tra vì các lý do chính sau: (1) Tuổi tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học, đã từng làm việc và có thu nhập riêng là 20 tuổi tại quốc gia này. Trình độ học vấn tối thiểu của đối tượng được chọn vào mẫu điều tra NTNTD là tốt nghiệp trung học phổ thông; (2) Một số câu hỏi trong bảng hỏi liên quan đến chi tiêu hộ gia đình, kỳ vọng giá cả và điều kiện tài chính, vì vậy đòi hỏi người trả lời phải là người biết rõ về chi tiêu hộ gia đình của mình; (3) Dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế ở In-đô-nê-xi-a, đặc biệt là chi tiêu hộ gia đình, chủ yếu là từ đóng góp của các tầng lớp từ trung lưu trở lên vì hộ gia đình thu nhập thấp chỉ đủ để chi tiêu cho nhu cầu cơ bản cũng như có rất ít tiền để gửi tiết kiệm và cho vay.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin

Ngân hàng In-đô-nê-xi-a sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để chọn mẫu đại diện. Để tránh sai lệch trong câu trả lời kỳ vọng, người trả lời sẽ không được chọn lại trong tối thiểu 3 kỳ điều tra.

Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp và điện thoại (chỉ ở Jakarta). Điều tra được thực hiện từ ngày 1-10 hàng tháng.

Bảng hỏi

Bảng hỏi gồm các câu hỏi được chia thành 3 nhóm. Cụ thể như sau:

Nhóm 1: Niềm tin tiêu dùng, bao gồm các câu hỏi liên quan đến các chủ đề: Thu nhập ở thời điểm hiện tại so với thu nhập 6 tháng trước; Tình trạng việc làm ở thời điểm hiện tại so với 6 tháng trước; Thời điểm thích hợp để mua đồ dùng lâu bền ở thời điểm hiện tại; Kỳ vọng về thu nhập trong 6 tháng tới; Kỳ vọng về tình trạng việc làm trong 6 tháng tới; Kỳ vọng về điều kiện kinh tế chung trong 6 tháng tới.

Nhóm 2: Kỳ vọng lạm phát, gồm các câu hỏi liên quan đến các chủ đề sau: Kỳ vọng lạm phát trong 3 tháng tới; Kỳ vọng lạm phát trong 6 tháng tới; Kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới.

Nhóm 3: Chi tiêu dùng và điều kiện tài chính, gồm các câu hỏi liên quan đến các chủ đề sau: Phân bổ thu nhập hộ gia đình cho tiêu dùng, trả nợ và tiết kiệm ở thời điểm hiện tại; Chi tiêu của người tiêu dùng hiện tại so với 3 tháng trước; Chi tiêu kỳ vọng của người tiêu dùng trong 3 tháng tới; Kỳ vọng tiết kiệm trong 6 tháng tới; Kỳ vọng vay trong 6 tháng tới; Lãi suất kỳ vọng trong 6 tháng tới.

Các câu hỏi này sử dụng 3 phương án trả lời gồm: Tăng, Giữ ổn định, Giảm.

Điu tra nim tin người tiêu dùng của Pháp

Giới thiệu chung

Pháp bắt đầu tiến hành điều tra NTNTD từ năm 1972 theo định kỳ 4 tháng một lần. Từ tháng 1 năm 1987, Pháp tiến hành điều tra NTNTD hàng tháng. Mục đích của cuộc điều tra này là thu thập các thông tin liên quan đến nhận định của hộ gia đình về môi trường kinh tế chung của đất nước cũng như tình hình kinh tế của người tiêu dùng. Điều tra cũng cung cấp thông tin về hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng trong chi tiêu và tiết kiệm. Đây là những thông tin đầu vào hữu ích để phân tích tình hình kinh tế ngắn hạn.

Viện Nghiên cứu kinh tế và Thống kê Pháp là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện cuộc điều tra này.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin

Hàng tháng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Thống kê Pháp điều tra chọn mẫu với cỡ mẫu 3300 hộ gia đình. Pháp áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tiêu chí phân tầng mà Nghiên cứu kinh tế và Thống kê Pháp đưa ra là phân theo loại thành phố. Quy mô mẫu trong từng tầng tỷ lệ với số hộ cư trú trong tầng đó. Trong mỗi tầng, số lượng hộ được chọn theo xác suất không đều, tùy vào mức độ đăng ký sử dụng điện thoại của các thành viên trong hộ. Từng thành viên của hộ sẽ được phỏng vấn trong 3 tháng liên tiếp và sẽ được loại khỏi mẫu. Hiện có khoảng 21 triệu hộ có số điện thoại cố định.

Pháp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin cho cuộc điều tra này. Thời điểm điều tra là từ ngày 1 đến ngày 15 hàng tháng.

Bảng hỏi

Trước năm 2004, Pháp sử dụng bảng hỏi gồm 11 câu hỏi cho điều tra NTNTD. Kể từ tháng 1 năm 2004, để hài hòa hoàn toàn vào Chương trình hài hòa của Ủy ban châu Âu, Pháp đã điều chỉnh bảng hỏi. Theo đó, số lượng câu hỏi tăng từ 11 lên 12 câu. Cách dùng từ ngữ trong các câu hỏi được thay đổi, đặc biệt áp dụng thời gian tham chiếu là 12 tháng trước và 12 tháng tới; thay đổi phương án trả lời cho phù hợp với bảng hỏi của Chương trình hài hòa, gồm 5 phương án theo thang điểm likert từ rất tích cực đến rất tiêu cực; sắp xếp lại trật tự câu hỏi.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị khả năng áp dụng điu tra nim tin người tiêu dùng ở Việt Nam

Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế

Từ kinh nghiệm tiến hành điều tra NTNTD của các quốc gia nói trên trên thế giới, có thể rút ra một số bài học liên quan đến điều tra NTNTD như sau:

Mẫu điu tra

Do đối tượng điều tra là người trưởng thành trong hộ gia đình được chọn và đơn vị điều tra là hộ gia đình nên dàn mẫu cho cuộc điều tra này nên được lấy từ danh sách hộ gia đình của tổng điều tra dân số hoặc danh sách hộ gia đình trong đăng ký thống kê. Tổng thể điều tra là dân số trưởng thành. Việc xác định tuổi trưởng thành tùy thuộc vào quy định pháp luật về độ tuổi trưởng thành tại mỗi quốc gia.

Điều tra NTNTD là chỉ bao gồm các câu hỏi định tính nên cỡ mẫu không cần phải lớn vẫn đảm bảo được chất lượng của kết quả điều tra. Theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, cỡ mẫu của cuộc điều tra này không nên dưới 1.000 quan sát.

V phương pháp chọn mẫu, nên sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (nhiều giai đoạn) để đảm bảo tính đại diện và tiết kiệm kinh phí điều tra.

Để đảm bảo tính đại diện cao của mẫu được chọn, cần gia quyền mẫu điều tra sau khi thu thập số liệu từ điều tra thực địa. Có thể thực hiện gia quyền mẫu điều tra đối với các đặc trưng về nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, nơi cư trú hoặc quy mô thành thị hoặc các đặc điểm kinh tế-xã hội như: nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại hình đô thị.

Bảng hỏi

Nên áp dụng tất cả những câu hỏi từ Chương trình hài hòa hóa của châu Âu vì những câu hỏi này đã được nghiên cứu, chuẩn hóa nhiều lần dựa trên kinh nghiệm tiến hành điều tra NTNTD của các nước thuộc Chương trình hài hòa điều tra NTNTD. Việc áp dụng các câu hỏi của Chương trình này sẽ giúp giảm sai số phi chọn mẫu trong điều tra NTNTD (Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, 2014), từ đó CSNTNTD tính toán đảm bảo độ chính xác cao hơn. Đồng thời, có thể xem xét bổ sung thêm câu hỏi để phù hợp với mục đích điều tra và điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Khi thiết kế bảng hỏi, cần lưu ý phần câu chữ được dùng trong các câu hỏi bằng ngôn ngữ quốc gia, nhất là khi dịch các câu hỏi. Bảng hỏi cần được thiết kế để tránh gây nhầm lẫn cho người trả lời bằng cách phân biệt rõ giữa cấp hộ gia đình và cấp quốc gia vì người tiêu dùng có thể dễ hiểu nhầm mục đích của câu hỏi.

V thời gian tham chiếu sử dụng trong bảng hỏi, nên dùng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng bởi một số lý do sau: (1) người tiêu dùng thường không ghi chép lại những quyết định trong quá khứ và mốc tự nhiên nhất để người tiêu dùng đo lường được tình hình hiện tại hoặc tương lai của họ là so sánh theo năm; (2) 12 tháng là khoảng thời gian giúp giảm tính không ổn định của các câu trả lời; (3) Giúp loại bỏ được yếu tố mùa vụ.

Phương pháp điu tra và thời điểm điu tra

Cần xác định phương pháp điều tra phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia để đảm bảo tỷ lệ trả lời cao. Thời điểm điều tra nên giống nhau ở tất cả các quốc gia.

Khuyến nghị khả năng áp dụng ở Việt Nam

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và xuất phát từ điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện điều tra NTNTD tại Việt Nam theo hướng sau:

Dàn mẫu điu tra

Dàn mẫu điều tra là danh sách các hộ gia đình được lấy từ Tổng điều tra dân số/điều tra dân số giữa kỳ.

Phạm vi điu tra

Điều tra chọn mẫu các hộ đại diện cho toàn quốc.

Đối tượng điu tra

Đối tượng điều tra là nhân khẩu thực tế thường trú từ 16 tuổi trở lên của hộ dân cư vì Điều 1 Luật Trẻ em nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, ở Việt Nam người trưởng thành là người có độ tuổi từ 16 trở lên. Tuy nhiên, cần chỉ rõ đối tượng điều tra cũng là người quyết định chi tiêu trong hộ nhằm loại bỏ các trường hợp đối tượng điều tra vẫn là người sống phụ thuộc và chưa có thu nhập, do đó các thông tin cung cấp sẽ không được chính xác. Đơn vị điều tra là hộ gia đình được chọn điều tra.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu cần được phân bổ để đại diện cho toàn quốc. Theo đó, phương pháp tổ chức chọn mẫu là kết hợp giữa chọn mẫu phân tổ nhiều cấp và chọn ngẫu nhiên (hệ thống, đơn giản) để vừa đảm bảo tính đại diện vừa tiết kiệm kinh phí điều tra.

Gia quyn mẫu điu tra

Sau khi thu thập thông tin từ điều tra thực địa, cần gia quyền mẫu điều tra theo đặc điểm nhân khẩu học hoặc kinh tế - xã hội để đảm bảo mức độ đại diện của mẫu.

Bảng hỏi

Bảng hỏi do Ủy ban châu Âu xây dựng là bảng hỏi đã được nghiên cứu, chuẩn hóa nhiều lần dựa trên kinh nghiệm tiến hành điều tra NTNTD của các nước thuộc Chương trình hài hòa hóa điều tra NTNTD. Cơ quan Thống Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các nước nên áp dụng bảng hỏi này. Do đó, nên sử dụng bảng hỏi của Chương trình hài hòa hóa điều tra NTNTD của Ủy ban châu Âu, có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên đưa quá nhiều câu hỏi vào bảng hỏi để giảm tải gánh nặng cũng như đảm bảo sự hợp tác của các đối tượng điều tra, nâng cao chất lượng thông tin thu thập được.
Thời gian tham chiếu trong bảng hỏi là 12 tháng.

Phương pháp và thời điểm điu tra

Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp vì đây là phương pháp phỏng vấn phổ biến nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, phỏng vấn trực tiếp cũng giúp đảm bảo tỷ lệ người trả lời cao.

Thời điểm điều tra là 12 ngày đầu mỗi tháng, trùng với thời điểm điều tra NTNTD của phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng như thời điểm điều tra lao động việc làm của Việt Nam. Việc áp dụng thời điểm điều tra NTNTD thống nhất với điều tra lao động việc làm là hợp lý, giúp giảm tải gánh nặng cho người trả lời và điều tra viên, đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí điều tra.

Như vậy, kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều tra NTNTD là nguồn thông tin duy nhất để tính CSNTNTD. Do đó, chất lượng của cuộc điều tra này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của CSNTNTD. Để đảm bảo chất lượng điều tra, giảm thiểu tối đa sai số chọn mẫu và phi chọn mẫu, cần hoàn thiện điều tra NTNTD tại Việt Nam theo các khuyến nghị nêu trên./.


 
1 Tuy 18 thành phố trên tổng số 33 thành phố của In-đô-nê-xi-a chỉ chiếm tỷ lệ 55% nhưng chi tiêu GDP theo vùng của 18 thành phố đóng góp đến 80% GDP của cả nước.
 
ThS. Hoàng Thị Thanh Hà
Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế - TCTK