Giai đoạn 2021-2022, kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động trước bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường trên mọi lĩnh vực, nhất là tác động của đại dịch Covid-19. Trước tình hình đó, Chính phủ với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế đã có nhiều giải pháp nhanh chóng, kịp thời, đem lại hiệu quả cao góp phần ổn định kinh tế - xã hội; kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát. Đạt được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ còn có sự góp sức của các Bộ, ngành, địa phương cũng như sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, trong đó có tổ chức kinh tế hợp tác xã.
Để ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu trong quản lý, hoạch định chính sách phát triển hợp tác xã và người dùng tin khác, Tổng cục Thống kê chủ trì biên soạn và công bố cuốn sách “Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2023”. Nội dung ấn phẩm gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã (HTX) của cả nước và các địa phương năm 2021-2022. Ấn phẩm gồm 3 phần: Phần I: Bối cảnh và tình hình phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2021-2022; Phần II: Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã năm 2021; Phần III: Số liệu về phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021-2022.
Về tình hình phát triển HTX, ấn phẩm cho biết, tại thời điểm 31//12/2022, tổng số hợp tác xã trên cả nước là 29.378 HTX, tăng 5,4% so với thời điểm 31/12/2021. Số lượng HTX tăng ở cả cả 6/6 vùng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có số lượng HTX cao nhất cả nước với 7.957 HTX, chiếm 27,1% tổng số HTX; Tây Nguyên có tỷ lệ tăng số lượng HTX cao nhất với 7,1%. Có 4/63 địa phương trên cả nước có trên 1.000 HTX, gồm: Hà Nội 3.347 HTX, Thanh Hóa có 1.269 HTX, Hà Tĩnh có 1.023 HTX và Bắc Giang 1.020 HTX. Có 17/63 địa phương có số HTX từ trên 500 đến 1.000 HTX; 42.63 địa phương có dưới 500 HTX; Ninh Thuận có số HTX thấp nhất cả nước với 104 HTX. Tổng số HTX được thành lập mới trong năm 2022 là 2.695 HTX, tăng 1,8% so với năm 2021.
Tại thời điểm 31/12/2022, có 5.936 nghìn thành viên trong các hợp tác xã, tăng 1,8% so với năm 2021 và tăng ở cả 6 vùng kinh tế. Đồng bằng sông Hồng có số thành viên HTX cao nhất cả nước với 2.634 nghìn thành viên. 17/63 địa phương thu hút trên 100 nghìn thành viên HTX. 54/63 địa phương có số thành viên HTX tăng so với cùng thời điểm năm 2021.
Đánh giá kết quả hoạt động của HTX năm 2021, ấn phẩm cho biết: Tổng số HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật tại thời điểm 31/12/2021 trên phạm vi cả nước là 16.454 HTX, tăng 7,5% so với cùng thời điểm năm 2020. Trong đó có 43,3% HTX kinh doanh có lãi, có 36,3% HTX kinh doanh lỗ, còn lại là HTX kinh doanh hòa vốn. Số HTX có dưới 10 lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,6%, tương ứng 11.612 HTX, trong khi chỉ có 91 HTX có từ 100 lao động trở lên, chiếm 0,6%.
Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD của HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2021 đạt 326,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng thời điểm năm 2020; doanh thu thuần đạt 94,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0%; lợi nhuận trước thuế đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, giảm 15,2%.
Kết quả trên cho thấy, khu vực HTX đã, đang phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; nhiều loại hình HTX liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển mô hình HTX đã có tác động nhiều mặt và trực tiếp đến việc củng cố, đổi mới, phát triển HTX; bước đầu làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và hộ nông dân về vai trò của HTX trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Một số HTX, tổ hợp tác đã đã biết phát huy nội lực, tranh thủ các điều kiện để phát triển.
Mặc dù khu vực HTX đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng sự phát triển của các HTX vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện trên một số nội dung chủ yếu như: Chi phí sản xuất cao, mức độ hưởng lợi từ chênh lệch giá nông sản chưa cao, tồn kho nhiều, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn, năng lực quản lý hạn chế…
Bên cạnh những nhận định về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, ấn phẩm cũng đưa ra một số giải pháp phát triển HTX Việt Nam, gồm:
(1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
(2) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX;
(3) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX;
(4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với HTX;
(5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển HTX;
(6) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển HTX.
Phần cuối ấn phẩm là số liệu phát triển của HTX giai đoạn 2016-2022 được trình bày theo Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển hợp tác xã của cả nước và Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển hợp tác xã của các địa phương./.
Để ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu trong quản lý, hoạch định chính sách phát triển hợp tác xã và người dùng tin khác, Tổng cục Thống kê chủ trì biên soạn và công bố cuốn sách “Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2023”. Nội dung ấn phẩm gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã (HTX) của cả nước và các địa phương năm 2021-2022. Ấn phẩm gồm 3 phần: Phần I: Bối cảnh và tình hình phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2021-2022; Phần II: Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã năm 2021; Phần III: Số liệu về phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021-2022.
Về tình hình phát triển HTX, ấn phẩm cho biết, tại thời điểm 31//12/2022, tổng số hợp tác xã trên cả nước là 29.378 HTX, tăng 5,4% so với thời điểm 31/12/2021. Số lượng HTX tăng ở cả cả 6/6 vùng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có số lượng HTX cao nhất cả nước với 7.957 HTX, chiếm 27,1% tổng số HTX; Tây Nguyên có tỷ lệ tăng số lượng HTX cao nhất với 7,1%. Có 4/63 địa phương trên cả nước có trên 1.000 HTX, gồm: Hà Nội 3.347 HTX, Thanh Hóa có 1.269 HTX, Hà Tĩnh có 1.023 HTX và Bắc Giang 1.020 HTX. Có 17/63 địa phương có số HTX từ trên 500 đến 1.000 HTX; 42.63 địa phương có dưới 500 HTX; Ninh Thuận có số HTX thấp nhất cả nước với 104 HTX. Tổng số HTX được thành lập mới trong năm 2022 là 2.695 HTX, tăng 1,8% so với năm 2021.
Tại thời điểm 31/12/2022, có 5.936 nghìn thành viên trong các hợp tác xã, tăng 1,8% so với năm 2021 và tăng ở cả 6 vùng kinh tế. Đồng bằng sông Hồng có số thành viên HTX cao nhất cả nước với 2.634 nghìn thành viên. 17/63 địa phương thu hút trên 100 nghìn thành viên HTX. 54/63 địa phương có số thành viên HTX tăng so với cùng thời điểm năm 2021.
Đánh giá kết quả hoạt động của HTX năm 2021, ấn phẩm cho biết: Tổng số HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật tại thời điểm 31/12/2021 trên phạm vi cả nước là 16.454 HTX, tăng 7,5% so với cùng thời điểm năm 2020. Trong đó có 43,3% HTX kinh doanh có lãi, có 36,3% HTX kinh doanh lỗ, còn lại là HTX kinh doanh hòa vốn. Số HTX có dưới 10 lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,6%, tương ứng 11.612 HTX, trong khi chỉ có 91 HTX có từ 100 lao động trở lên, chiếm 0,6%.
Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD của HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2021 đạt 326,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng thời điểm năm 2020; doanh thu thuần đạt 94,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0%; lợi nhuận trước thuế đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, giảm 15,2%.
Kết quả trên cho thấy, khu vực HTX đã, đang phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; nhiều loại hình HTX liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển mô hình HTX đã có tác động nhiều mặt và trực tiếp đến việc củng cố, đổi mới, phát triển HTX; bước đầu làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và hộ nông dân về vai trò của HTX trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Một số HTX, tổ hợp tác đã đã biết phát huy nội lực, tranh thủ các điều kiện để phát triển.
Mặc dù khu vực HTX đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng sự phát triển của các HTX vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện trên một số nội dung chủ yếu như: Chi phí sản xuất cao, mức độ hưởng lợi từ chênh lệch giá nông sản chưa cao, tồn kho nhiều, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn, năng lực quản lý hạn chế…
Bên cạnh những nhận định về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, ấn phẩm cũng đưa ra một số giải pháp phát triển HTX Việt Nam, gồm:
(1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
(2) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX;
(3) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX;
(4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với HTX;
(5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển HTX;
(6) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển HTX.
Phần cuối ấn phẩm là số liệu phát triển của HTX giai đoạn 2016-2022 được trình bày theo Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển hợp tác xã của cả nước và Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển hợp tác xã của các địa phương./.
Thu Hiền