Chiều ngày 24/6/2024, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng phân loại ngành kinh tế xanh. Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương và ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Trung Tiến, Lê Trung Hiếu, Đỗ Thị Ngọc; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc TCTK; một số Bộ, ngành, trường đại học và các tổ chức quốc tế; các chuyên gia quốc tế trình bày phân loại xanh của EU, UNESCAP, ASEAN, Mông Cổ, Thái Lan, Bhutan.
Tham dự Hội thảo có các Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Trung Tiến, Lê Trung Hiếu, Đỗ Thị Ngọc; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc TCTK; một số Bộ, ngành, trường đại học và các tổ chức quốc tế; các chuyên gia quốc tế trình bày phân loại xanh của EU, UNESCAP, ASEAN, Mông Cổ, Thái Lan, Bhutan.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn, góp phần vào mục tiêu hạn chế sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu, giảm tác động do biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng, triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Để thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn như: Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tại Quyết định có quy định phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Xây dựng, hướng dẫn, triển khai, cập nhật thường xuyên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia và các ngành, lĩnh vực cho các hoạt động kinh tế, chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề”.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cũng cho biết, phân loại ngành kinh tế xanh của quốc gia là một bộ công cụ giúp phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính bền vững môi trường và đóng góp của chúng cho các mục tiêu khí hậu. Đây là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia khác nhau xây dựng và triển khai phân loại ngành kinh tế xanh tại quốc gia mình.
Để xây dựng phân loại ngành kinh tế xanh, Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, cũng như kinh nghiệm của các quốc gia khác để xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế xanh quốc gia vừa đáp ứng được các mục tiêu trong nước, vừa bảo đảm so sánh quốc tế…
Để thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn như: Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tại Quyết định có quy định phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Xây dựng, hướng dẫn, triển khai, cập nhật thường xuyên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia và các ngành, lĩnh vực cho các hoạt động kinh tế, chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề”.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cũng cho biết, phân loại ngành kinh tế xanh của quốc gia là một bộ công cụ giúp phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính bền vững môi trường và đóng góp của chúng cho các mục tiêu khí hậu. Đây là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia khác nhau xây dựng và triển khai phân loại ngành kinh tế xanh tại quốc gia mình.
Để xây dựng phân loại ngành kinh tế xanh, Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, cũng như kinh nghiệm của các quốc gia khác để xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế xanh quốc gia vừa đáp ứng được các mục tiêu trong nước, vừa bảo đảm so sánh quốc tế…
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc phát biểu tại Hội thảo
Cùng phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết, trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện mức sống. GDP bình quân đầu người tăng từ 2.761 USD năm 2016 lên 4.284,5 USD vào năm 2023. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,2% năm 2016 xuống 3,2% vào năm 2023. Bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Chỉ số Phát triển Con người (HDI) vẫn tăng lên 0,726 vào năm 2022 và là quốc gia có mức phát triển con người cao kể từ năm 2019.
Với những thành tựu trên, Việt Nam cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Đồng thời, mong muốn trở thành Quốc gia có thu nhập cao (HIC) vào năm 2045 và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ông Matt Jackson nhấn mạnh 3 yếu tố cần thiết phải phân loại xanh. Trước hết, theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc tại Châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP), phân loại tài chính xanh và bền vững là một hệ thống phân loại giúp xác định và phân loại các khoản đầu tư là xanh dựa trên sự phù hợp của chúng với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể.
Thứ hai, phân loại xanh đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng nguồn tài chính để hỗ trợ phát triển bền vững. Phân loại xanh là một trong những công cụ chính sách có thể giúp định hướng dòng vốn công và tư nhân hoặc đầu tư vào các dự án xanh và bền vững phù hợp với các mục tiêu môi trường. Vì phân loại xanh cung cấp khuôn khổ và ngôn ngữ chung để xác định và phân loại các hoạt động và tài sản kinh tế bền vững với môi trường, nên nó giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt và thực hiện các hành động phù hợp với SDG và tính bền vững của môi trường.
Thứ ba, mặc dù có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phát triển phân loại xanh, nhưng điều quan trọng là phải thiết lập các nguyên tắc chính để phát triển phân loại có thể áp dụng và hữu ích nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững của đất nước.
Ông Matt Jackson nhấn mạnh 2 nguyên tắc nhằm góp phần vào việc phát triển phân loại xanh cho Việt Nam. Đó là, cách tiếp cận toàn xã hội và toàn chính phủ là quan trọng để phát triển một hệ thống phân loại xanh phù hợp và có thể áp dụng. Điều này là do sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, nhà đầu tư, khu vực tư nhân và nhà nước, sẽ giúp nâng cao nhận thức, tăng cường đoàn kết xã hội và nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, một khung phân loại xanh được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, có tính đến các chính sách tài chính và môi trường cũng như năng lực của Việt Nam. Điều này rất quan trọng vì phân loại xanh có thể bao gồm nhiều mục đích như thích ứng và giảm nhẹ khí hậu, nền kinh tế tuần hoàn, nước, ô nhiễm và đa dạng sinh học…
Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế trình bày các nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện phân loại xanh: Phân loại xanh và chuyển đổi ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương; phân loại tài chính bền vững của ASEAN; phân loại xanh của Liên minh châu Âu và Trung Quốc cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia: Mông Cổ, Thái Lan, Bhutan. Những chia sẻ của các chuyên gia quốc tế là những kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng và triển khai phân loại ngành kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn và học hỏi kinh nghiệm để xây dựng, triển khai phân loại ngành kinh tế xanh tốt hơn tại Việt Nam.
Hội thảo cũng dành thời gian để các đại biểu tham dự chia sẻ, trao đổi các vấn đề liên quan đến xây dựng, thực hiện phân loại ngành kinh tế xanh: Cách tiếp cận trong xây dựng ngành kinh tế xanh; cách thức để định hướng các dòng vốn xanh, dự án xanh; đóng góp của ngành kinh tế xanh trong GDP; cách xác định doanh nghiệp xanh, dự án xanh, tài chính xanh, vốn xanh…
Toàn cảnh Hội thảo
Kết luận Hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương ghi nhận và đánh giá cao bài trình bày của các chuyên gia quốc tế cũng như những chia sẻ, trao đổi hữu ích của các đại biểu tham dự.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cũng mong muốn, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các bộ ngành cũng như các nhà nghiên cứu để đưa ra được các công cụ nhằm xây dựng, đánh giá và phân loại ngành kinh tế xanh theo đúng chuẩn quốc tế…/.
Thu Hường