Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 10 tháng năm 2023, nhiều giải pháp trọng tâm được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Xu hướng tăng trưởng khả quan ở nhiều lĩnh vực tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét, trong đó hoạt động xuất khẩu của 10 tháng đã đạt được những kết quả thực sự đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 393 - 394 tỷ USD trong năm 2023 là một thách thức khá lớn, mặc dù vậy vẫn còn nhiều dư địa để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Tháng Mười và 10 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng xuất khẩu vẫn tiếp tục là một điểm sáng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng khu vực sản xuất chưa đạt được như kỳ vọng.
Kết quả của tháng Mười
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ. Đây được coi là sự phục hồi đáng kể, đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái sau nhiều tháng đầu năm tăng trưởng âm[1]. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng tới 15,1% so với cùng kỳ. Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm khoảng 26%, tuy nhiên đây cũng là tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm, cho thấy sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong mục tiêu nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa.
Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm sản có lợi thế của Việt Nam tăng trưởng tốt như: Rau quả đạt 700 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng Chín và 129,7% so với cùng kỳ; gạo đạt 433 triệu USD, tăng 14,6% so với tháng Chín và 27% so với cùng kỳ; hạt điều đạt 328 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng Chín và 25,7% so với cùng kỳ; sắn và sản phẩm của sắn đạt 134 triệu USD, tăng 8,8% so với tháng Chín và 30,3% so với cùng kỳ.
Tín hiệu tích cực còn đến từ 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn nhất đều đạt tăng trưởng khả quan so với tháng Chín: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 17,3% kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,3% so với tháng Chín; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 15,8%, tăng 1,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 14,2%, tăng 13%.
Tháng Mười và 10 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng xuất khẩu vẫn tiếp tục là một điểm sáng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng khu vực sản xuất chưa đạt được như kỳ vọng.
Kết quả của tháng Mười
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ. Đây được coi là sự phục hồi đáng kể, đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái sau nhiều tháng đầu năm tăng trưởng âm[1]. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng tới 15,1% so với cùng kỳ. Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm khoảng 26%, tuy nhiên đây cũng là tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm, cho thấy sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong mục tiêu nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa.
Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm sản có lợi thế của Việt Nam tăng trưởng tốt như: Rau quả đạt 700 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng Chín và 129,7% so với cùng kỳ; gạo đạt 433 triệu USD, tăng 14,6% so với tháng Chín và 27% so với cùng kỳ; hạt điều đạt 328 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng Chín và 25,7% so với cùng kỳ; sắn và sản phẩm của sắn đạt 134 triệu USD, tăng 8,8% so với tháng Chín và 30,3% so với cùng kỳ.
Tín hiệu tích cực còn đến từ 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn nhất đều đạt tăng trưởng khả quan so với tháng Chín: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 17,3% kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,3% so với tháng Chín; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 15,8%, tăng 1,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 14,2%, tăng 13%.
Hình 01. Kim ngạch Xuất khẩu trong 10 tháng năm 2023
Kết quả trong 10 tháng
Kim ngạch xuất khẩu đạt 291,3 tỷ USD, tuy vẫn giảm 7,1% so với cùng kỳ nhưng đây là mức sụt giảm luỹ kế thấp nhất từ đầu năm đến nay[2]. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại cũng đạt 24,6 tỷ USD, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và là mức xuất siêu cao nhất[3] trong 10 năm trở lại đây.
Điểm sáng của xuất khẩu trong 10 tháng còn thể hiện ở giá trị hàng nông, lâm sản của Việt Nam cũng đạt gần 23 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, 3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đang đạt xuất siêu: Hoa Kỳ đạt 67,1 tỷ USD; EU đạt 23,7 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD.
Những kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu trong 10 tháng rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu cả năm 2023. Trị giá xuất khẩu bình quân mỗi tháng chỉ đạt 29,1 tỷ USD, như vậy để đạt mục tiêu 393-394 tỷ USD cả năm 2023, trị giá xuất khẩu bình quân phải đạt tối thiểu 51 tỷ USD trong 2 tháng cuối năm (gấp 1,8 lần kim ngạch xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm).
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều dư địa để xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mục tiêu đề ra:
Thứ nhất, tổng cầu thế giới có xu hướng tăng cao vào những tháng cuối năm; bên cạnh đó lạm phát có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu…; thị trường Trung Quốc đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phát huy sự chủ động sáng tạo, tìm kiếm thị trường mới để bù đắp, thay thế các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, khai thác tốt các ưu đãi, lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).
Để tận dụng được những yếu tố trên cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu;
- Tiếp tục tận dụng tốt các hiệp định thương mại (đặc biệt là các FTA đã ký kết) và nỗ lực các hoạt động xúc tiến thương mại;
- Theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các thị trường đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có các phản ứng kịp thời./.
Đặng Thị Tư
Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ - Tổng cục Thống kê
Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ - Tổng cục Thống kê
[1] Tháng 3 giảm 14,5%; tháng 4 giảm 16,2%; tháng 5 giảm 9,1%; tháng 6 giảm 11,0%; tháng 7 giảm 2,2% và tháng 8 giảm 6,5%.
[2] 1 tháng giảm 26%; 2 tháng giảm 10,1%; 3 tháng giảm 11,9%; 4 tháng giảm 13%; 5 tháng giảm 12,3%; 6 tháng giảm 12%; 7 tháng giảm 10,3%; 8 tháng giảm 9,8%; 9 tháng giảm 8,5%.
[3] Năm 2022 xuất siêu 9,6 tỷ USD; năm 2020: 19,6 tỷ USD; năm 2019: 9,3 tỷ USD; năm 2018: 7,3 tỷ USD; năm 2017: 2,0 tỷ USD; năm 2016: 2,5 tỷ USD; năm 2014: 2,7 tỷ USD. Các năm 2013, 2015 và 2021 đều nhập siêu.