Quan hệ thương mại Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển

|

Quan hệ thương mại Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển

Sau gần 25 năm bình thường hóa quan hệ, quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đã và đang phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đã tăng lên từ 450 triệu USD năm 1995 lên 8 tỷ USD năm 2007 và đạt con số kỷ lục là 60,3 tỷ USD vào năm 2018, gấp 134 lần so năm 1995, chiếm 12,5% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (482,2 tỷ USD). Đây thực sự là những con số vô cùng ấn tượng với hai nước.
 
 
Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Mỹ hiện đứng vị trí thứ ba trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Ngược lại, Việt Nam đứng thứ 16 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Đến nay, hai bên vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới.
 
Trong cán cân thương mại song phương giai đoạn 2007-2018, Việt Nam liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Mỹ. Năm 2007, thời điểm bắt đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã xuất siêu 8,4 tỷ USD sang thị trường Mỹ. Năm 2008, con số này 9,23 tỷ USD. Sang năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, mức xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ giảm nhẹ so với năm trước đó và chỉ đạt 8,7 tỷ USD. Tuy nhiên, thặng thương mại đã quay trở lại đà tăng trong năm 2010 với mức xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ là 10,47 tỷ USD và liên tục duy trì đà tăng trưởng cho đến nay. Năm 2018, ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục sang thị trường Mỹ là 34,7 tỷ USD. Đáng chú ý là, trong 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam gồm Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc thì Mỹ là thành viên duy nhất đạt được thặngthương mại trong năm vừa qua, trong khi nước ta nhập siêu lớn từ hai quốc gia còn lại. Bước sang năm 2019, quan hệ kinh tế hai nước tiếp tục những tín hiệu đáng mừng khi xuất siêu 6,2 tỷ USD sang thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm.

 
Hình 1: Thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2007-2018
 
                                                                                                           Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Riêng về lĩnh vực xuất khẩu, trong những năm qua, Mỹ luôn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu như năm 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ là 10,1 tỷ USD, thì con số này đã tăng lên đến 47,5 tỷ USD vào năm 2018, gấp 4,7 lần so năm 2007, chiếm tỷ trọng tới 19,41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã đạt gần 8,1 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2018chiếm 22,08% trong tổng giá trị xuất khẩu.
 
cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Nếu như trước đây, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản…, thì bắt đầu từ năm 2011thêm sự góp mặt của các mặt hàng: Điện thoại các loạilinh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong năm 2018, ngành dệt may nước ta đã xuất khẩu 13,7 tỷ USD sang nền kinh tế này; tiếp đến là giày dép 5,8 tỷ USD; điện thoại linh kiện và các loại 5,4 tỷ USD. Trong tháng 01/2019, dệt may vẫnmặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 33,6% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các nhóm hàng chủ lực khác cũng có kim ngạch xuất khẩu đạt mức khá là: Giày dép 620 triệu USD, tăng 22,5%; Gỗ và sản phẩm gỗ gần 475 triệu USD, tăng 49,6%; Điện thoại các loại linh kiện đạt gần 473 triệu USD, tăng tới 121%…
 
Không chỉ là thị trường xuất khẩu trọng điểm, Mỹ đồng thời nằm trong nhóm các nước cung cấp lượng hàng hóa lớn cho Việt Nam. Năm 2018, giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ đạt 12,8 tỷ USD, tăng 36,7% so năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2019, nước ta nhập khẩu 1,9 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này.
 
Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, trước đây nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng; ô nguyên chiếc các loại và bông các loại. Song từ năm 2010 đến nay, ô nguyên chiếc các loại đã nhường chỗ cho nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong năm 20183,05 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta. Tháng 01/2019, nước ta tiếp tục nhập khẩu gần 291 triệu USD mặt hàng này, tăng 20,7% so cùng kỳ năm trước.
 
Hình 2: Giá trị xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam-Mỹ giai đoạn 2007-2018
 

                                                                                                                       Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Cùng với sự phát triển không ngừng về quan hệ thương mại song phương, Việt Nam cũng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của khá nhiều nhà đầu tư Mỹ trong thời gian qua. Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến trước thời điểm Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký kết, hàng loạt các công ty đa quốc gia của Mỹ đã tìm đến Việt Nam để đặt nền tảng cho cơ hội phát triển dài hạn như Pepsico, Coca-Cola, 3M, P&G, Kimberly-Clark... Trong đó, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là công nghiệp. Ngay sau khi Hiệp định BTA được ký kết, dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực mà Việt Nam có hàng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các lĩnh vực thâm dụng lao động như: May mặc, giày dép, chế biến gỗ và hàng nội thất. Năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, Tập đoàn công nghệ Intel của nước này đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy đặt tại khu công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước chuyển biến dòng vốn đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Đến năm 2013, các công ty nhượng quyền thương mại của Mỹ bắt đầu hiện diện ở nước ta như: KFC, Subway, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, Pizza Hut, Pizza Domino... Đến nay, Mỹ nằm trong top 10 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.
 
Cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã thực thi, 2019 là năm đánh dấu mốc quan trọng khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực và hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, các hiệp định thương mại tự do này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu Việt Nam trong năm 2019.
 
Với tình hình chính trị - xã hội ổn định, có tổng dân số là 94,67 triệu người (dân số trung bình năm 2018) đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, nguồn nhân công dồi dào, cùng những nỗ lực đổi mới chất lượng thể chế, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam tiếp tục được xem là một thị trường rất sôi động, một nền kinh tế đang nổi lên quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ.
 
Theo nhận định từ các chuyên gia, quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong năm 2019, nhiều khả năng sẽ có những thay đổi quan trọng. Bởi Mỹ có khả năng công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sau thời điểm 01/7/2019 và quan hệ thương mại hai nước sẽ được đặt trên những nền tảng pháp lý quan trọng là hàng loạt cam kết quốc tế.
 
Đặc biệt, chuyến công du đến Việt Nam trong tháng 2 vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ thúc đẩy đà phát triển tốt đẹp quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ, khi hai bên nhất trí tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác hiện có; đồng thời tiếp tục thảo luận về khả năng nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ thương mại - đầu tư, phù hợp với sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại và tính chất của quan hệ Đối tác toàn diện. Theo dự báo, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ sẽ tăng lên 80 tỷ USD vào năm 2020.
 
Tuy nhiên, trong tiến trình toàn cầu hóa, những năm gần đây, Mỹ không ngừng đưa ra những hàng rào thương mại, thông qua những tiêu chuẩn, quy định mới, nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, bên cạnh các chương trình định hướng chung về tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc xây dựng thương hiệu, dỡ bỏ thuế, tháo gỡ hàng rào thuật, Việt Nam đã có các đề án lớn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, nhất là sản phẩm của các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến. Mặc dù vậy, vẫn rất cần các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh phát triển thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời gắn kết sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật Mỹ và góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại hai nước trong thời gian tới./.
Ngọc Linh