Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI 2023 gồm bốn chỉ số thành phần với 46 chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường và hiệu quả quản trị môi trường của các tỉnh, thành phố. Kết quả chỉ số PGI 2023 sẽ góp phần hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố đánh giá, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị môi trường tại các địa phương.
Một tỉnh/ thành phố được coi là có chất lượng quản trị môi trường tốt khi có những nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rủi ro thiên tai (chỉ số thành phần 1); xây dựng và thực thi các quy định và biện pháp hợp lý để đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường mà không tạo thêm gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp (chỉ số thành phần 2); hướng dẫn, phổ biến đầy đủ về các thực hành xanh và chú trọng mua sắm xanh (chỉ số thành phần 3); và cuối cùng, khuyến khích “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể (chỉ số thành phần 4).
Một tỉnh/ thành phố được coi là có chất lượng quản trị môi trường tốt khi có những nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rủi ro thiên tai (chỉ số thành phần 1); xây dựng và thực thi các quy định và biện pháp hợp lý để đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường mà không tạo thêm gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp (chỉ số thành phần 2); hướng dẫn, phổ biến đầy đủ về các thực hành xanh và chú trọng mua sắm xanh (chỉ số thành phần 3); và cuối cùng, khuyến khích “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể (chỉ số thành phần 4).
Ảnh minh họa
Theo bảng xếp hạng PGI 2023, Quảng Ninh có tổng điểm của cả 4 chỉ số thành phần cao nhất, dẫn đầu bảng xếp hạng với 26 điểm. Các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng (25,66 điểm), Đồng Nai (24,71 điểm), Hưng Yên (24,59 điểm) và Thành phố Hồ Chí Minh (24,2 điểm).
Chỉ số Xanh cấp tỉnh 2023
Theo nhóm nghiên cứu PGI, có mối liên quan giữa điểm số cao trong một số chỉ tiêu với việc địa phương có chất lượng môi trường tốt hơn hoặc khả năng chống chịu thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) tốt hơn. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có mối liên quan giữa việc địa phương đạt điểm số cao hơn trong PGI 2023 với việc chất lượng không khí của địa phương đó có sự cải thiện đo đếm được trong một số chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm. Khi điểm số PGI của một tỉnh cải thiện có nghĩa là chất lượng môi trường ở tỉnh đó tốt hơn và sức khỏe, sự an toàn của cộng đồng tại địa phương được cải thiện hơn.
Mặc dù địa phương có thể chỉ tập trung cải thiện một chỉ số thành phần PGI thì cũng đã có thể cải thiện thứ hạng PGI song cần lưu ý các chỉ số thành phần còn có mối tương quan với các thước đo kết quả khác nhau.
Với các địa phương phải đối mặt với nguy cơ về thiên tai lớn hơn, cần tập trung vào chỉ số thành phần 1 (Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai). Các tỉnh, thành phố đạt điểm cao ở chỉ số thành phần này là những nơi được doanh nghiệp đánh giá tích cực về một số công tác phòng chống thiên tai. Ví dụ như số liệu khí tượng thủy văn là dễ tiếp cận, chính quyền thường xuyên cảnh báo trước khi thiên tai xảy ra, chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương đủ tốt để ngăn ngừa tác động từ thiên tai, chính quyền có biện pháp kịp thời hỗ trợ khắc phục hạ tầng giao thông, dịch vụ hạ tầng cơ bản, thiệt hại sau thiên tai. Những địa phương đạt điểm số nổi trội hơn trong thước đo này như Đồng Tháp, Nam Định và Vĩnh Long đều là những tỉnh ít phải hứng chịu thiên tai và được đánh giá là có khả năng ứng phó, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương tốt hơn.
Các tỉnh, thành phố quan tâm đến chất lượng môi trường, cụ thể là giảm lượng khí NO2 trong khí quyển (cả tầng đối lưu và mặt đất), nên tập trung vào chỉ số thành phần 2 (Đảm bảo tuân thủ) để ngăn ngừa các tác động tiêu cực cho sức khỏe cộng đồng địa phương. Các địa phương đạt điểm cao hơn trong chỉ số thành phần 2 như Đồng Nai, Quảng Nam, Bình Thuận và Trà Vinh là những tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá cao về tính nghiêm túc và công bằng khi thực thi các quy định môi trường.
Các địa phương quan tâm đến việc giảm bụi mịn trong không khí (bụi, đất, khói từ đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp hay phương tiện giao thông) nên tập trung vào chỉ số thành phần 3 (Thúc đẩy thực hành xanh). Chỉ số thành phần 3 đo lường các nỗ lực của chính quyền tỉnh trong hướng dẫn, thúc đẩy doanh nghiệp “xanh hóa” quy trình sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và trong đẩy mạnh các hoạt động mua sắm xanh của cơ quan nhà nước tại địa phương.
Các tỉnh thành có điểm số vượt trội ở chỉ số thành phần 3 thường có chất lượng môi trường tốt hơn, cụ thể là có nồng độ bụi mịn PM2.5 thấp hơn. Bụi mịn PM2.5 là một tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng, có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp và máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi nồng độ PM 2.5 tăng lên trong không khí sẽ làm không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù, hiện tượng thường thấy tại các đô thi bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có thể thấy mối tương quan giữa điểm số PGI tăng trong chỉ số thành phần này với mức giảm đáng kể khí SO2 (lưu huỳnh đioxit) trong không khí, một tác nhân khác cũng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là hệ hô hấp.
Chỉ số thành phần 4 (Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ) có mối liên quan không nhiều với sự cải thiện chất lượng không khí tại địa phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không quan trọng, bởi để đạt điểm cao ở chỉ số thành phần 4 cần có các nỗ lực và nguồn lực lớn hơn nhiều. Kết quả cũng phản ánh thực tế này, khi chỉ số ít địa phương được đánh giá là có sự cải thiện và điểm số của các tỉnh nhóm đầu và các tỉnh nhóm sau không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê.
Chỉ số thành phần 4 đo lường chất lượng thực thi các chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập và mở rộng hoạt động trong các ngành sản xuất, kinh doanh xanh. Các tỉnh được xếp hạng cao ở chỉ số thành phần này như Hà Nam, Hưng Yên và Long An là những địa phương đã đầu tư triển khai ưu đãi thuế, các dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật nhằm khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp xanh, khuyến khích các doanh nghiệp xanh mở rộng quy mô và khuyến khích các doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện chuyển đổi xanh.
Có thể nói, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường tại mỗi tỉnh là một lộ trình mới bắt đầu. Chính quyền các tỉnh/thành vẫn còn nhiều việc phải làm. Mặc dù chỉ số thành phần 4 có mối tương quan thấp với chất lượng môi trường, song các chuyên gia môi trường đều cho rằng việc bắt đầu từ những chính sách này là cách tiếp cận đúng đắn. Các nhà nghiên cứu có thể theo dõi các chuyển động trong phát triển các lĩnh vực thân thiện với môi trường thông qua chỉ số PGI. Một khi các tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, dữ liệu từ chỉ số thành phần này sẽ cho phép ước tính chính xác các tác động./.
Với các địa phương phải đối mặt với nguy cơ về thiên tai lớn hơn, cần tập trung vào chỉ số thành phần 1 (Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai). Các tỉnh, thành phố đạt điểm cao ở chỉ số thành phần này là những nơi được doanh nghiệp đánh giá tích cực về một số công tác phòng chống thiên tai. Ví dụ như số liệu khí tượng thủy văn là dễ tiếp cận, chính quyền thường xuyên cảnh báo trước khi thiên tai xảy ra, chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương đủ tốt để ngăn ngừa tác động từ thiên tai, chính quyền có biện pháp kịp thời hỗ trợ khắc phục hạ tầng giao thông, dịch vụ hạ tầng cơ bản, thiệt hại sau thiên tai. Những địa phương đạt điểm số nổi trội hơn trong thước đo này như Đồng Tháp, Nam Định và Vĩnh Long đều là những tỉnh ít phải hứng chịu thiên tai và được đánh giá là có khả năng ứng phó, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương tốt hơn.
Các tỉnh, thành phố quan tâm đến chất lượng môi trường, cụ thể là giảm lượng khí NO2 trong khí quyển (cả tầng đối lưu và mặt đất), nên tập trung vào chỉ số thành phần 2 (Đảm bảo tuân thủ) để ngăn ngừa các tác động tiêu cực cho sức khỏe cộng đồng địa phương. Các địa phương đạt điểm cao hơn trong chỉ số thành phần 2 như Đồng Nai, Quảng Nam, Bình Thuận và Trà Vinh là những tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá cao về tính nghiêm túc và công bằng khi thực thi các quy định môi trường.
Các địa phương quan tâm đến việc giảm bụi mịn trong không khí (bụi, đất, khói từ đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp hay phương tiện giao thông) nên tập trung vào chỉ số thành phần 3 (Thúc đẩy thực hành xanh). Chỉ số thành phần 3 đo lường các nỗ lực của chính quyền tỉnh trong hướng dẫn, thúc đẩy doanh nghiệp “xanh hóa” quy trình sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và trong đẩy mạnh các hoạt động mua sắm xanh của cơ quan nhà nước tại địa phương.
Các tỉnh thành có điểm số vượt trội ở chỉ số thành phần 3 thường có chất lượng môi trường tốt hơn, cụ thể là có nồng độ bụi mịn PM2.5 thấp hơn. Bụi mịn PM2.5 là một tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng, có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp và máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi nồng độ PM 2.5 tăng lên trong không khí sẽ làm không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù, hiện tượng thường thấy tại các đô thi bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có thể thấy mối tương quan giữa điểm số PGI tăng trong chỉ số thành phần này với mức giảm đáng kể khí SO2 (lưu huỳnh đioxit) trong không khí, một tác nhân khác cũng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là hệ hô hấp.
Chỉ số thành phần 4 (Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ) có mối liên quan không nhiều với sự cải thiện chất lượng không khí tại địa phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không quan trọng, bởi để đạt điểm cao ở chỉ số thành phần 4 cần có các nỗ lực và nguồn lực lớn hơn nhiều. Kết quả cũng phản ánh thực tế này, khi chỉ số ít địa phương được đánh giá là có sự cải thiện và điểm số của các tỉnh nhóm đầu và các tỉnh nhóm sau không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê.
Chỉ số thành phần 4 đo lường chất lượng thực thi các chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập và mở rộng hoạt động trong các ngành sản xuất, kinh doanh xanh. Các tỉnh được xếp hạng cao ở chỉ số thành phần này như Hà Nam, Hưng Yên và Long An là những địa phương đã đầu tư triển khai ưu đãi thuế, các dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật nhằm khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp xanh, khuyến khích các doanh nghiệp xanh mở rộng quy mô và khuyến khích các doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện chuyển đổi xanh.
Có thể nói, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường tại mỗi tỉnh là một lộ trình mới bắt đầu. Chính quyền các tỉnh/thành vẫn còn nhiều việc phải làm. Mặc dù chỉ số thành phần 4 có mối tương quan thấp với chất lượng môi trường, song các chuyên gia môi trường đều cho rằng việc bắt đầu từ những chính sách này là cách tiếp cận đúng đắn. Các nhà nghiên cứu có thể theo dõi các chuyển động trong phát triển các lĩnh vực thân thiện với môi trường thông qua chỉ số PGI. Một khi các tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, dữ liệu từ chỉ số thành phần này sẽ cho phép ước tính chính xác các tác động./.
PV