Xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong kỷ nguyên số đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi song cũng đầy thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại 4.0 không còn là câu chuyện của riêng ai, trong đó thế hệ trẻ có vai trò và trách nhiệm rất lớn.
Thanh niên - Vai trò với sứ mệnh chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số
Văn hóa là những giá trị, truyền thống và lịch sử đã hình thành nên hồn cốt dân tộc, bản sắc riêng của mỗi quốc gia. Văn hóa cũng chính là tấm "hộ chiếu" để khẳng định gương mặt, hình ảnh, bản lĩnh của một quốc gia trên đường hội nhập với thế giới. Công cuộc chấn hưng văn hóa luôn phải được bắt đầu từ yếu tố trung tâm là con người, trong đó nhấn mạnh là thế hệ trẻ, bởi họ là những người sung sức nhất trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, hành vi của họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hành vi văn hóa của cộng đồng.
Trong kỷ nguyên số, vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng văn hóa không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một trách nhiệm thiêng liêng. Thanh niên chính là cầu nối văn hóa giữa quá khứ và tương lai. Với tình yêu và sự sáng tạo không ngừng, thanh niên Việt đang từng bước thực hiện nhiệm vụ biến di sản văn hóa thành nguồn cảm hứng vĩ đại. Đánh thức sức sống, sự độc đáo của văn hóa dân tộc trong thế giới số hóa. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào và nghĩa vụ tôn trọng quá khứ, tạo nên tương lai.
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sức mạnh của công nghệ số và truyền thông, mở ra cơ hội mới để lớp trẻ Việt có thể bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Dựa trên những ứng dụng của công nghệ số, với sự sáng tạo và động lực lớn, thanh niên Việt có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa số độc đáo. Tuy nhiên, trong môi trường số hóa, sự tiếp cận rộng rãi của văn hóa quốc tế thông qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội có thể làm mất đi sự tập trung vào văn hóa dân tộc. Một số thanh niên có thể mất đi sự kết nối với văn hóa truyền thống. Sự thiếu hiểu biết và tự hào về văn hóa dân tộc cũng có thể là một thách thức lớn đối với tầng lớp thanh niên. Và vấn đề bảo vệ văn hoá tư tưởng trên không gian mạng sẽ là một bài toán khó đối với giới trẻ cả nước hiện nay. Các lớp thanh niên ngày nay cần thông qua việc bảo tồn các bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tôn trọng và hiểu biết về văn hóa dân tộc, đồng thời sử dụng công nghệ số để tạo cơ hội cho sự truyền đạt và sáng tạo văn hóa. Điều này giúp đảm bảo văn hóa dân tộc sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong thế kỷ XXI và các thế hệ sau này.
Trước những khó khăn, thách thức lớn đó càng khẳng định vai trò và sứ mệnh của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng văn hóa. Để góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò của văn hóa, sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gắn với nhiệm vụ giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, tốt đẹp của dân tộc trong kỷ nguyên số, các cấp thành đoàn trong cả nước đã và đang truyền tải thông điệp tới các thanh niên cần tiếp tục phát huy tinh thần, nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc; thực hiện tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt là phát huy vai trò của tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số. Mỗi cán bộ, đảng viên trẻ, đoàn viên cần thực hiện tốt vai trò nêu gương trong thực hành văn hóa, nhất là văn hóa trên mạng xã hội, chấp hành tốt các quy định của Đảng, Nhà nước, của Đoàn. Đây là giải pháp quan trọng nhất và hữu hiệu nhất đối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy văn hóa cho thanh niên.
Dấu ấn hành trình chấn hưng văn hóa của thanh niên Việt Nam
Không khó để nhận thấy sự hào hứng và tích cực của lớp lớp Đoàn thanh niên trong cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu chung gìn giữ, bảo vệ và chấn hưng văn hóa nước nhà. Vì các vùng đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; các tỉnh miền núi phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, hay các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, đến các địa phương nơi cuối cùng của hình chữ S, như Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng… thanh niên Việt đang cùng phát động phong trào “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số”. Theo đó, thực hiện nhiệm vụ này, tại mỗi địa phương trong cả nước đã và đang triển khai với đa dạng các hình thức, thông điệp thông qua việc tổ chức các Diễn đàn thanh niên với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa đã trở thành sân chơi, là nơi để các đoàn viên, thanh niên, các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc, tham gia và hiểu được vai trò, sứ mệnh của thế hệ trẻ trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số. Qua đó cho thấy sự tích cực, nhiệt tình và đầy quyết tâm của tuổi trẻ Việt trong hành trình gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuổi trẻ Thủ đô thực hành bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc với nhiều hành động cụ thể - Là địa phương có lực lượng thanh niên hùng hậu, tập trung ở các cơ sở giáo dục, các đơn vị hành chính, doanh nghiệp, tổ chức…, Thành đoàn Hà Nội luôn thể hiện vai trò tiên phong trong cả nước triển khai các hoạt động tuyên truyền và hiện thực hóa các nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc chấn hưng văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc tổ chức nhiều Diễn đàn, tạo sân chơi cũng như môi trường để thanh niên Thủ đô hiểu về vai trò sứ mệnh của mình trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Thành đoàn Thủ đô còn triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ số nhằm quảng bá và gìn giữ văn hóa dân tộc. Các cấp Đoàn thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai số hoá các di tích lịch sử cách mạng. Thông qua việc số hóa các dữ liệu lịch sử đã giúp việc quảng bá văn hóa truyền thống của Thủ đô đến với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc làm này không chỉ là giữ gìn, bảo tồn các di tích mà còn để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có nhiều cơ hội để tiếp cận với lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, để lan toả hơn, Thành đoàn Thủ đô có kế hoạch, phối hợp cùng với các trường THCS, THPT đưa sản phẩm đã được số hóa vào bài giảng. Qua đó, khi giáo viên giảng về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố, học sinh có thể quét mã QR để vào tham quan 360 độ, di chuyển theo sơ đồ thực tế, có thuyết minh song ngữ…
Tuổi trẻ quận Tây Hồ cũng đã cho ra mắt Công trình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá du lịch Tây Hồ”. Qua đó đã tiến hành số hóa các thông tin của 39 di tích lịch sử đã được xếp hạng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của quận Tây Hồ; thực hiện cấp mã QR code, tổ chức lắp đặt các điểm quét mã QR code tại 39 di tích để phục vụ khách du lịch tìm hiểu thông qua các thiết bị thông minh. Quận đoàn Tây Hồ cũng đã cho ra mắt công trình thanh niên: “Mã hoá dữ liệu địa chỉ đỏ trên địa bàn”. Thông qua việc sử dụng công nghệ VR360 để số hoá các địa chỉ đỏ, tạo thành những tour tham quan thực tế ảo, mô phỏng lại toàn thể không gian bên ngoài và trong di tích lịch sử. Đây được đánh giá là một cách làm hay và sáng tạo của ứng dụng công nghệ số cần được nhân rộng trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống.
Tạo ra những sản phẩm mới mang dấu ấn riêng của dân tộc - Là mục tiêu và định hướng của thanh niên Tỉnh Đoàn Khánh Hòa khi được hỏi về những hành động hướng tới nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong dòng chảy của kỷ nguyên số. Theo đó, thanh niên trường Đại học Nha Trang, tỉnh Đoàn Khánh Hòa cho rằng: Công nghệ số là một công cụ quan trọng để khơi dậy và thể hiện khả năng sáng tạo của con người trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc... Các nghệ sĩ có thể sử dụng các phần mềm, thiết bị số để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng. Chính vì vậy, các nhà khoa học cần áp dụng công nghệ số để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm văn hóa có tính khoa học cao. Các doanh nghiệp kết hợp các yếu tố văn hóa dân tộc vào các sản phẩm công nghiệp để tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của Việt Nam. Cùng với đó, thông qua cộng đồng mạng có thể sáng tạo và lan tỏa các nội dung văn hóa số như meme, sticker, video, game... để thể hiện quan điểm, cảm xúc và nhận thức của mình về các vấn đề xã hội.
Kỷ nguyên số cũng sẽ giúp cho việc sưu tầm, bảo tồn, phổ biến và truyền bá các giá trị văn hóa dân tộc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Công nghệ số cho phép lưu trữ, sao chép, trao đổi và truy cập các tài liệu văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống một cách nhanh chóng và tiện lợi. Các sản phẩm văn hóa như sách, băng đĩa, phim ảnh, âm nhạc... được sản xuất và phát hành rộng rãi nhờ vào công nghệ số. Các di sản văn hóa được bảo tồn và tái hiện bằng các công nghệ kỹ thuật số như 3D, VR, AR... giúp cho người xem có những trải nghiệm mới mẻ và sinh động. Tuổi trẻ Khánh Hòa đã và đang tận dụng những lợi thế đó của công nghệ số để truyền tải thông điệp nhằm xây dựng, bảo vệ, gìn giữ văn hóa dân tộc.
Quảng bá văn hóa trực tuyến “xuyên biên giới” - là hình thức và là chương trình mà Thành đoàn tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm triển khai nhằm tuyên tuyên đẩy mạnh thông điệp “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa” thời gian qua.
Bí thư đoàn Trường THPT huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có chia sẻ về những trăn trở việc lưu giữ giá trị và quảng bá văn hóa tại diễn đàn trực tuyến “Tuổi trẻ Lạng Sơn chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số”. Bạn trẻ cho rằng, hiện một số ngôn ngữ truyền thống đang bị lãng quên, như người dân tộc nhưng không biết nghe, không biết nói tiếng dân tộc mình...; hay một số nghệ thuật truyền thống đang dần biến mất, một số lễ hội truyền thống không còn thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Chính vì vậy, trong nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trên địa bàn Tỉnh, các thanh niên cần trở thành những “bản địa số”, dựa vào sự nhạy bén, linh hoạt trong ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo nội dung trực quan, âm nhạc, phim ảnh, video, blog… và các ứng dụng số để thể hiện giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống sẽ sống động và hữu ích hơn khi chúng ta ứng dụng công nghệ số để lưu giữ, truyền tải và lan tỏa những di sản, văn hóa lâu đời tới bạn bè quốc tế.
Mỗi thanh niên là một sứ giả văn hóa - là thông điệp được gửi đến từ nhiều thành đoàn trong cả nước, trong đó có thanh niên của tỉnh Phú Yên. Các bạn trẻ Phú Yên cho rằng, mỗi thanh niên có vai trò như một sứ giả văn hoá trong hành trình chấn hưng văn hoá ở kỷ nguyên số hiện nay. Sứ giả hãy lấy cái đẹp dẹp cái xấu, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, trách nhiệm của thanh niên còn là sự kết nối và giao tiếp giữa các cộng đồng và văn hóa khác nhau. Thanh niên có thể sử dụng mạng xã hội, video trực tuyến và các công cụ số chia sẻ câu chuyện, hình ảnh và nghệ thuật liên quan đến văn hóa dân tộc. Điều này giúp kết nối với mọi người trên toàn thế giới, tạo cơ hội cho việc trao đổi và học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau.
Thanh niên - Vai trò với sứ mệnh chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số
Văn hóa là những giá trị, truyền thống và lịch sử đã hình thành nên hồn cốt dân tộc, bản sắc riêng của mỗi quốc gia. Văn hóa cũng chính là tấm "hộ chiếu" để khẳng định gương mặt, hình ảnh, bản lĩnh của một quốc gia trên đường hội nhập với thế giới. Công cuộc chấn hưng văn hóa luôn phải được bắt đầu từ yếu tố trung tâm là con người, trong đó nhấn mạnh là thế hệ trẻ, bởi họ là những người sung sức nhất trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, hành vi của họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hành vi văn hóa của cộng đồng.
Trong kỷ nguyên số, vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng văn hóa không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một trách nhiệm thiêng liêng. Thanh niên chính là cầu nối văn hóa giữa quá khứ và tương lai. Với tình yêu và sự sáng tạo không ngừng, thanh niên Việt đang từng bước thực hiện nhiệm vụ biến di sản văn hóa thành nguồn cảm hứng vĩ đại. Đánh thức sức sống, sự độc đáo của văn hóa dân tộc trong thế giới số hóa. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào và nghĩa vụ tôn trọng quá khứ, tạo nên tương lai.
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sức mạnh của công nghệ số và truyền thông, mở ra cơ hội mới để lớp trẻ Việt có thể bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Dựa trên những ứng dụng của công nghệ số, với sự sáng tạo và động lực lớn, thanh niên Việt có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa số độc đáo. Tuy nhiên, trong môi trường số hóa, sự tiếp cận rộng rãi của văn hóa quốc tế thông qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội có thể làm mất đi sự tập trung vào văn hóa dân tộc. Một số thanh niên có thể mất đi sự kết nối với văn hóa truyền thống. Sự thiếu hiểu biết và tự hào về văn hóa dân tộc cũng có thể là một thách thức lớn đối với tầng lớp thanh niên. Và vấn đề bảo vệ văn hoá tư tưởng trên không gian mạng sẽ là một bài toán khó đối với giới trẻ cả nước hiện nay. Các lớp thanh niên ngày nay cần thông qua việc bảo tồn các bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tôn trọng và hiểu biết về văn hóa dân tộc, đồng thời sử dụng công nghệ số để tạo cơ hội cho sự truyền đạt và sáng tạo văn hóa. Điều này giúp đảm bảo văn hóa dân tộc sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong thế kỷ XXI và các thế hệ sau này.
Trước những khó khăn, thách thức lớn đó càng khẳng định vai trò và sứ mệnh của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng văn hóa. Để góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò của văn hóa, sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gắn với nhiệm vụ giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, tốt đẹp của dân tộc trong kỷ nguyên số, các cấp thành đoàn trong cả nước đã và đang truyền tải thông điệp tới các thanh niên cần tiếp tục phát huy tinh thần, nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc; thực hiện tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt là phát huy vai trò của tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số. Mỗi cán bộ, đảng viên trẻ, đoàn viên cần thực hiện tốt vai trò nêu gương trong thực hành văn hóa, nhất là văn hóa trên mạng xã hội, chấp hành tốt các quy định của Đảng, Nhà nước, của Đoàn. Đây là giải pháp quan trọng nhất và hữu hiệu nhất đối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy văn hóa cho thanh niên.
Dấu ấn hành trình chấn hưng văn hóa của thanh niên Việt Nam
Không khó để nhận thấy sự hào hứng và tích cực của lớp lớp Đoàn thanh niên trong cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu chung gìn giữ, bảo vệ và chấn hưng văn hóa nước nhà. Vì các vùng đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; các tỉnh miền núi phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, hay các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, đến các địa phương nơi cuối cùng của hình chữ S, như Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng… thanh niên Việt đang cùng phát động phong trào “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số”. Theo đó, thực hiện nhiệm vụ này, tại mỗi địa phương trong cả nước đã và đang triển khai với đa dạng các hình thức, thông điệp thông qua việc tổ chức các Diễn đàn thanh niên với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa đã trở thành sân chơi, là nơi để các đoàn viên, thanh niên, các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc, tham gia và hiểu được vai trò, sứ mệnh của thế hệ trẻ trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số. Qua đó cho thấy sự tích cực, nhiệt tình và đầy quyết tâm của tuổi trẻ Việt trong hành trình gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuổi trẻ Thủ đô thực hành bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc với nhiều hành động cụ thể - Là địa phương có lực lượng thanh niên hùng hậu, tập trung ở các cơ sở giáo dục, các đơn vị hành chính, doanh nghiệp, tổ chức…, Thành đoàn Hà Nội luôn thể hiện vai trò tiên phong trong cả nước triển khai các hoạt động tuyên truyền và hiện thực hóa các nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc chấn hưng văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc tổ chức nhiều Diễn đàn, tạo sân chơi cũng như môi trường để thanh niên Thủ đô hiểu về vai trò sứ mệnh của mình trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Thành đoàn Thủ đô còn triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ số nhằm quảng bá và gìn giữ văn hóa dân tộc. Các cấp Đoàn thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai số hoá các di tích lịch sử cách mạng. Thông qua việc số hóa các dữ liệu lịch sử đã giúp việc quảng bá văn hóa truyền thống của Thủ đô đến với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc làm này không chỉ là giữ gìn, bảo tồn các di tích mà còn để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có nhiều cơ hội để tiếp cận với lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, để lan toả hơn, Thành đoàn Thủ đô có kế hoạch, phối hợp cùng với các trường THCS, THPT đưa sản phẩm đã được số hóa vào bài giảng. Qua đó, khi giáo viên giảng về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố, học sinh có thể quét mã QR để vào tham quan 360 độ, di chuyển theo sơ đồ thực tế, có thuyết minh song ngữ…
Tuổi trẻ quận Tây Hồ cũng đã cho ra mắt Công trình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá du lịch Tây Hồ”. Qua đó đã tiến hành số hóa các thông tin của 39 di tích lịch sử đã được xếp hạng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của quận Tây Hồ; thực hiện cấp mã QR code, tổ chức lắp đặt các điểm quét mã QR code tại 39 di tích để phục vụ khách du lịch tìm hiểu thông qua các thiết bị thông minh. Quận đoàn Tây Hồ cũng đã cho ra mắt công trình thanh niên: “Mã hoá dữ liệu địa chỉ đỏ trên địa bàn”. Thông qua việc sử dụng công nghệ VR360 để số hoá các địa chỉ đỏ, tạo thành những tour tham quan thực tế ảo, mô phỏng lại toàn thể không gian bên ngoài và trong di tích lịch sử. Đây được đánh giá là một cách làm hay và sáng tạo của ứng dụng công nghệ số cần được nhân rộng trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống.
Tạo ra những sản phẩm mới mang dấu ấn riêng của dân tộc - Là mục tiêu và định hướng của thanh niên Tỉnh Đoàn Khánh Hòa khi được hỏi về những hành động hướng tới nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong dòng chảy của kỷ nguyên số. Theo đó, thanh niên trường Đại học Nha Trang, tỉnh Đoàn Khánh Hòa cho rằng: Công nghệ số là một công cụ quan trọng để khơi dậy và thể hiện khả năng sáng tạo của con người trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc... Các nghệ sĩ có thể sử dụng các phần mềm, thiết bị số để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng. Chính vì vậy, các nhà khoa học cần áp dụng công nghệ số để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm văn hóa có tính khoa học cao. Các doanh nghiệp kết hợp các yếu tố văn hóa dân tộc vào các sản phẩm công nghiệp để tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của Việt Nam. Cùng với đó, thông qua cộng đồng mạng có thể sáng tạo và lan tỏa các nội dung văn hóa số như meme, sticker, video, game... để thể hiện quan điểm, cảm xúc và nhận thức của mình về các vấn đề xã hội.
Kỷ nguyên số cũng sẽ giúp cho việc sưu tầm, bảo tồn, phổ biến và truyền bá các giá trị văn hóa dân tộc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Công nghệ số cho phép lưu trữ, sao chép, trao đổi và truy cập các tài liệu văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống một cách nhanh chóng và tiện lợi. Các sản phẩm văn hóa như sách, băng đĩa, phim ảnh, âm nhạc... được sản xuất và phát hành rộng rãi nhờ vào công nghệ số. Các di sản văn hóa được bảo tồn và tái hiện bằng các công nghệ kỹ thuật số như 3D, VR, AR... giúp cho người xem có những trải nghiệm mới mẻ và sinh động. Tuổi trẻ Khánh Hòa đã và đang tận dụng những lợi thế đó của công nghệ số để truyền tải thông điệp nhằm xây dựng, bảo vệ, gìn giữ văn hóa dân tộc.
Quảng bá văn hóa trực tuyến “xuyên biên giới” - là hình thức và là chương trình mà Thành đoàn tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm triển khai nhằm tuyên tuyên đẩy mạnh thông điệp “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa” thời gian qua.
Bí thư đoàn Trường THPT huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có chia sẻ về những trăn trở việc lưu giữ giá trị và quảng bá văn hóa tại diễn đàn trực tuyến “Tuổi trẻ Lạng Sơn chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số”. Bạn trẻ cho rằng, hiện một số ngôn ngữ truyền thống đang bị lãng quên, như người dân tộc nhưng không biết nghe, không biết nói tiếng dân tộc mình...; hay một số nghệ thuật truyền thống đang dần biến mất, một số lễ hội truyền thống không còn thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Chính vì vậy, trong nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trên địa bàn Tỉnh, các thanh niên cần trở thành những “bản địa số”, dựa vào sự nhạy bén, linh hoạt trong ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo nội dung trực quan, âm nhạc, phim ảnh, video, blog… và các ứng dụng số để thể hiện giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống sẽ sống động và hữu ích hơn khi chúng ta ứng dụng công nghệ số để lưu giữ, truyền tải và lan tỏa những di sản, văn hóa lâu đời tới bạn bè quốc tế.
Mỗi thanh niên là một sứ giả văn hóa - là thông điệp được gửi đến từ nhiều thành đoàn trong cả nước, trong đó có thanh niên của tỉnh Phú Yên. Các bạn trẻ Phú Yên cho rằng, mỗi thanh niên có vai trò như một sứ giả văn hoá trong hành trình chấn hưng văn hoá ở kỷ nguyên số hiện nay. Sứ giả hãy lấy cái đẹp dẹp cái xấu, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, trách nhiệm của thanh niên còn là sự kết nối và giao tiếp giữa các cộng đồng và văn hóa khác nhau. Thanh niên có thể sử dụng mạng xã hội, video trực tuyến và các công cụ số chia sẻ câu chuyện, hình ảnh và nghệ thuật liên quan đến văn hóa dân tộc. Điều này giúp kết nối với mọi người trên toàn thế giới, tạo cơ hội cho việc trao đổi và học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau.
Mỗi thanh niên là một sứ giả văn hóa
Có thể thấy, trong kỷ nguyên số với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, thanh niên Việt Nam đang hòa mình vào dòng chảy đó song cũng không quên nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ và chấn hưng văn hóa dân tộc. Mỗi bạn trẻ hiện đã và đang tìm hiểu, học hỏi những văn hoá truyền thống, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể để quảng bá văn hoá địa phương. Bên cạnh đó, không ngừng học tập, đi đầu trong công tác chuyển đổi số để vận dụng tốt nhất những lợi thế mà công nghệ thông tin mang lại. Tiếp tục phát huy tinh thần nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong học tập và công việc, thực hiện tốt ứng xử văn hoá, có trách nhiệm của mỗi cá nhân trên môi trường số… để dòng chảy công nghệ số không bào mòn giá trị văn hóa dân tộc trong mỗi cá nhân, từ đó lan tỏa tới mọi người dân trong cộng đồng, xã hội, góp phần xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và chấn hưng văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên số./.
Gia Linh