Trải qua 2 thập kỷ, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được triển khai đến các địa phương trên cả nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật; là kênh huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn lớn và thực hiện các chương trình tín dụng. Từ đó, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành công cụ đắc lực, giải pháp tối ưu góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Một số thành tựu nổi bật
Một số thành tựu nổi bật
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2022/NĐ-CP Nghị định 78) về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó quy định việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Có 6 nhóm đối tượng được chính sách tín dụng này hướng tới trong đó có hộ nghèo; đặc biệt, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn không phải thế chấp tài sản, riêng hộ nghèo còn được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Cũng từ Nghị định 78, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện tín dụng ưu đãi với các đối tượng vay theo quy định và được hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đồng thời được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. Nguồn lực thực hiện cho chương trình này được huy động từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước; Vốn huy động; Vốn đi vay; Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác.
Chính sách tín dụng phát huy hiệu quả giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
Nhờ bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tín dụng chính sách xã hội với sự quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội sau 20 năm triển khai thực hiện đã thể hiện tính đúng đắn của của một trong những quyết sách táo bạo mang tính đột phá của Chính phủ. Gần 6,3 triệu hộ gia đình đã vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học… Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nguồn vốn đã kịp thời hỗ trợ cho gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động… góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước năm 2021 xuống còn 2,23%.
Thông qua hoạt động ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, nguồn vốn tín dụng được quản trị, điều hành hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của đất nước. Đã có 168,62 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn được xây dựng, triển khai đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố; trở thành cánh tay nối dài, góp phần thực hiện thành công chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn cách làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng.
Tính đến ngày 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội huy động từ tất cả các nguồn đã đạt 279,73 nghìn tỷ động, tăng 290,63 nghìn tỷ đồng (gấp 41,9) lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,4%. Đặc biệt, kể từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) được ban hành, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay với nguồn vốn ủy thác lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, nguồn vốn đã được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó nguồn vốn tập trung ưu tiên đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. Qua đó, tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với số vốn cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng.
Đến hết tháng 11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 280 nghìn tỷ đồng với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Bên cạnh chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tín dụng chính sách xã hội còn cho vay vốn để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo, tín dụng chính sách còn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với doanh số cho vay gần 18 nghìn tỷ đồng cho gần 280 nghìn lượt khách hàng.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
Những thành tựu ấn tượng đạt được trong 2 thập kỷ qua đã góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, giúp các chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời đến được với những người dân khó khăn thực sự. Vì vậy, tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, là nội dung công tác thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm nâng cao chất lượng chính sách tín dụng trong thời gian tới. Ngày 10/6/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó nhấn mạnh việc xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện Chỉ thị và Kết luận trên. Trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Ngày 04/01/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 (Chiến lược) dựa trên quan điểm coi tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù hợp với thực hiễn của Việt Nam. Tập trung, thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Chính sách xã hội; nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội. Bên cạnh các mục tiêu về tổ chức, quản lý, tăng cường nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng… Chiến lược đặt mục tiêu tập trung thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do các địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác. Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp…
Để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra đến năm 2030, các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó là:
(1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; trong đó chú trọng nghiên cứu, triển khai thực hiện Chỉ trị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
(2) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội; tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và xã hội; từng nước mở rộng đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(3) Tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
(4) Triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được giao; nhiệm vụ này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, chính quyền địa phương để thực hiện, đồng thời chủ động rà soát, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả của chương trình.
(5) Duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù.
(6) Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát.
(7) Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ với các tính năng hiện đại, chi phí hợp lý, phù hợp với đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(8) Nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(9) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(10) Nâng cao năng lực quản lý và xử lý nợ rủi ro.
(11) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(12) Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế và công tác truyền thông của Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc./.
Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện Chỉ thị và Kết luận trên. Trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Ngày 04/01/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 (Chiến lược) dựa trên quan điểm coi tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù hợp với thực hiễn của Việt Nam. Tập trung, thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Chính sách xã hội; nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội. Bên cạnh các mục tiêu về tổ chức, quản lý, tăng cường nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng… Chiến lược đặt mục tiêu tập trung thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do các địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác. Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp…
Để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra đến năm 2030, các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó là:
(1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; trong đó chú trọng nghiên cứu, triển khai thực hiện Chỉ trị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
(2) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội; tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và xã hội; từng nước mở rộng đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(3) Tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
(4) Triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được giao; nhiệm vụ này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, chính quyền địa phương để thực hiện, đồng thời chủ động rà soát, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả của chương trình.
(5) Duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù.
(6) Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát.
(7) Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ với các tính năng hiện đại, chi phí hợp lý, phù hợp với đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(8) Nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(9) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(10) Nâng cao năng lực quản lý và xử lý nợ rủi ro.
(11) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(12) Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế và công tác truyền thông của Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc./.
ThS. Nguyễn Việt Bình
Đại học Thương mại
Đại học Thương mại