Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số thương mại điện tử

|

Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số thương mại điện tử

Thực trạng chỉ số thương mại điện tử

Theo kết quả được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, chỉ số thương mại điện tử của tỉnh BắNinh m 2017 đt 38,9 điểm, xếp thứ 6 cnước; m 2018 đt 46,3 điểm, tăng 7,4 điểm so vi m 2017 nhưng lại giảm 1 bậc và chđứng thứ 7 tn quốc; đến m 2019 tỉnh Bắc Ninh đạt 52,5 điểm, tăng 5,9 điểm và tăng 1 bậc so với năm 2018, xếp thứ 6 toàn quốc. Như vậy, mặc dù luôn trong tp đu cnướtm 2017, nhưng chđến m 2019 tỉnh Bắc Ninh mới nằm trong tốp những địa phương đạt chỉ số  điểm cao từ 50/100 điểm trở lên, chỉ xếp sau các địa phương là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải  Phòng,  Đà  Nẵng và Bình  Dương. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục là 2 địa phương dẫn đầu với chỉ số thương mại điện tử lần lượt là 86,8 điểm và 84,3 điểm, bỏ   khá xa so với địa phương đứng thứ 3 là Hải Phòng với 59,6 điểm, Đà Nẵng là 57,5 điểm và Bình Dương là 54,0 điểm.

Về  chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (với trọng số điểm chiếm 20%, được xây dựng dựa trên nhóm các chỉ số thành phần bao gồm: Khả năng đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp  trong lĩnh vực thương mại điện tử; tính thuận tiện trong quá trình tuyển dụng nhân sự chuyên trách  cũng như cơ cấu trong việc đầu tư nhân sự chuyên trách thương mại điện tử ra sao; mức độ lao động thường xuyên sử dụng e-mail hay các công cụ hỗ trkc…  trong công việc), năm 2017,  tỉnh Bắc Ninh đạt 19,8 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước 2,1 điểm, đứng thứ 8 cả nước; năm 2018, đạt 40 điểm, cao hơn trung bình cả nước 6,2 điểm và tăng đến 20,2 điểm so với năm 2017, xếp thứ 5 cả nước; đến năm 2019, chỉ số này Bắc Ninh đt 42,0 điểm, cao hơn trung bình cả nước 6,4 điểm và tăng 2,0 điểm so với năm 2018, xếp thứ 5 toàn quốc, chỉ sau: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Về chỉ số giao dịch thương mại doanh nghiệp với người tiêu dùng - B2C, (với trọng số điểm chiếm 35%, đây là chỉ số phản ánh sát nhất những thay đổi về thói quen, hành vi và nhận thức của người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số gồm: Xây dựng website doanh nghiệp; tần suất cập nhật thông tin trên website; ứng dụng bán hàng qua mạng xã hội; tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; website phiên bản di động; ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động; cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động; tình hình nhận đơn đặt hàng; quảng cáo website/ứng dụng di động; doanh thu từ kênh trực 
tuyến và thu nhập bình quân trên đầu người), năm 2017 chỉ số này của tỉnh Bắc Ninh đt 57,8 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước 16,8 điểm, đứng thứ 6 cả nước; năm 2018, đạt 63,0 điểm, cao hơn trung bình cả nước 20,6 điểm và tăng 5,2 điểm so với năm 2017, xếp thứ 5 cả nước; đến năm 2019, chỉ số này đạt 68,0 điểm, cao hơn trung bình cả nước 22,3 điểm và tăng 5,0 điểm so với năm 2018, xếp thứ 5 toàn quốc, chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Hải Phòng.
 
Về chỉ số về giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (với trọng số  điểm chiếm 35%, gồm các tiêu chí: Sử dụng các phần mềm trong doanh nghiệp; sử dụng chữ ký điện tử; sử dụng hợp đồng điện tử; nhận đơn đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của doanh nghiệp và tỷ lệ trung bình số dân trên mỗi doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước tới doanh nghiệp), năm 2017 chỉ số này của tỉnh Bắc Ninh đt 30,3 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước 6,1 điểm, đứng thứ 6 cả nước; năm 2018, đạt 25,5 điểm, thấp hơn điểm trung bình cả nước 2,0 điểm và giảm 4,8 điểm so với năm 2017, xếp thứ 23 cả nước (đây là năm duy nhất điểm ở chỉ tiêu này của Bắc Ninh thấp hơn trung bình cả nước và giảm điểm, giảm thứ bậc so với năm trước); đến năm 2019, chỉ số này đạt 35,8 điểm, cao hơn trung bình cả nước 5,1 điểm và tăng đến 10,3 điểm so với năm 2018, xếp thứ 11 toàn quốc.

Về chỉ số về giao dịch giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp - G2B (với trọng số điểm chiếm 10%, tiếp tục dựa vào 4 tiêu chí: Mức độ tra cứu thông tin trên website các cơ quan nhà nước của doanh nghiệp; mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo… được cung cấp trên website của các cơ quan nhà nước; tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến và đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến tại địa phương), năm 2017, chỉ số này của tỉnh Bắc Ninh đt 65,1 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước 2,2 điểm, đứng thứ 25 cả nước; năm 2018, đt 73,2 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước đến 10,0 điểm và tăng 8,1 điểm so với năm 2017, xếp thứ 4 cả nước; đến năm 2019, chỉ số này đạt 74,7 điểm, cao hơn trung bình cả nước đến 10,1 điểm và tăng 1,5 điểm so với năm 2018, đứng thứ 4 toàn quốc, chỉ đứng sau 3 đơn vị là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng.
 
Bảng 1. Điểm các chỉ số thành phần và thứ hạng của tỉnh Bắc Ninh
so với điểm trung bình cả nước giai đoạn 2017-2019
 

Nguồn: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2017, 2018, 2019
 
Nvy, các năm 2017, 2018 và nht là năm 2019, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đt chỉ số TMĐT ở thứ hạng cao trên toàn quốc. Đây là kết quả thể hiện sự quyết tâm chỉ đạo của UBND tỉnh; sự phối kết hợp có hiệu quả của các sở, ngành; việc đầu tư mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn và sự tham gia hưởng ứng tích cực người dân trong các hoạt động, giao dịch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), TMĐT trong bối cảnh cuộc cách mạng cuộc công nghiệp 4.0.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh i riêng còn gặp nhiều khó khăn, đó : Việc phát triển và ứng dụng thuận lợi vai trò của mô hình kinh doanh thương mại điện tử đối vi Việt Nam i chung và tỉnh Bắc Ninh i riêng đặt ra một số vấn đề bất cập trong quá trình giao dịch cần được giải quyết như: Kinh doanh trên môi trường 
thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đa phần các doanh nghiệp chỉ giao dịch và cung cấp các dịch vụ trực tuyến, không thanh toán trực tuyến; Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa xây dựng website bán hàng; Nhiều cổng thông tin về thương mại điện tử chưa phát huy hết tác dụng, hầu hết các doanh nghiệp có website nhưng chỉ để quảng bá sản phẩm, trong khi hoạt động bán hàng trực tuyến vẫn còn khá nhiều hạn chế... Một trong những khó khăn khi xây dựng trang thông tin quảng bá riêng của doanh nghiệp hiện nay là việc bị một số đơn vị, doanh nghiệp cạnh tranh chưa lành mạnh, làm “nhiễu” thông tin, sử dụng hình ảnh quảng cáo chỉnh sửa quá nhiều hoặc lấy lại những hình ảnh của công ty đạt các tiêu chuẩn về quảng bá trên website của họ dễ gây ra nhầm lẫn, nhập nhèm cho người tiêu dùng khi tham khảo thông tin trên website.
 
Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử

Để nâng cao chỉ số TMĐT và tiếp tục phát triển hot động thương mại điện tử tại tỉnh Bắc Ninh, tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, về đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT cần có chính sách đào tạo các chuyên gia tin học và tăng cường phổ cập kiến thức về TMĐT cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý của nhà nước và người dân; đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của TMĐT, nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ truyền thống chuyển sang mua sắm qua mạng.

Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông mạng internet là ba điều kiện tiên quyết bảo đảm các dịch vụ thích hợp để phát triển TMĐT. Đồng thời, cần kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử để tạo ra các thiết bị điện tử - tin học - viễn thôngđiện lực cung cấp điện năng đy đ, n định, rộng khắp cho c phương tiện trên hot động. Các doanh nghiệp Nhà nước như: Viettell, Vinaphone, Điện lực.. n m đầu mối xây dựng kỹ thut htầng đcho c doanh nghiệp kinh doanh TMĐT thuê đường truyền Internet đảm bảo tốc độ, đáp ứng tốt được nhu cầu, lượng truy cập của người dùng.

Ba là, hoàn thiện môi trường pháp lý, các sở ngành liên quan như: Sở Khoa học và Công nghệ cần hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên web (Các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng…); Sở Công thương cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động TMĐT, đặc biệt là quản lý tốt hàng hóa bán trên hệ thống TMĐT, nhất là vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng trốn thuế, hàng không có nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ lợi ích của người tham gia TMĐT và người tiêu dùng…

Bốn là, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT, kiến thức về TMĐT như: Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công gồm: Hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế điện tử, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăngkinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại, giải quyết tranh chấp… trên mạng. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn vi cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia,xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặttiếp tục hoàn thiện cơ sở phápliên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động TMĐT.

Để tiếp tục duy trì chỉ số thương mại điện tử của tỉnh Bắc Ninh ở thứ hạng cao UBND tỉnh đã ban hành chương trình, kế hoạch giao cho các sở, ngành triển khai thực hiện, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trên nền tảng ứng dụng CNTT, TMĐT như: Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 15/11/2018 về việc phê duyệt Đề cương xây dựng quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hot động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2019. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT, phát triển TMĐT của cả khối cơ quan và doanh nghiệp địa phương nhằm không ngừng nâng cao chỉ số thương mại điện tử của Bắc Ninh trong những năm tiếp theo./.

 
ThS. Khổng Văn Thắng
Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh