Phóng viên: Thưa Ông, trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, với việc sử dụng CAPI (phiếu điều tra điện tử) và Webform (mẫu trên trang điện tử trực tuyến của Tổng điều tra) trên địa bàn rộng lớn, đông dân cư như Hà Nội thì bên cạnh những thuận lợi, Ban chỉ đạo Thành phố còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì?
Ông Nguyễn Doãn Toản: Với diện tích 3.360 km2, dân số trên 7,8 triệu người, Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Đảng, Nhà nước, các trường Đại học, các cơ sở kinh tế lớn,… mặt bằng dân trí khá cao so với cả nước. Do đó, việc điều tra bằng phiếu điều tra điện tử (gọi tắt là CAPI) và Webform trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 về cơ bản có nhiều thuận lợi, song, bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định.
Về thuận lợi:
Thứ nhất, điều tra bằng CAPI và Webform giúp giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản phiếu điều tra. Đối với Hà Nội có số lượng dân cư đông, số hộ dân cư nhiều (khoảng 2,2 triệu hộ) do đó nếu điều tra bằng phiếu giấy thì khối lượng phiếu điều tra phải in rất lớn.
Thứ hai, giảm thời gian và nhân lực cho khâu nhập tin số liệu; rút ngắn thời gian tổng hợp số liệu. Công tác truyền số liệu về Trung ương được tiến hành nhanh chóng, ngay sau khi kết thúc điều tra tại hộ.
Thứ ba, chất lượng thông tin thu thập được nâng lên. Điều tra bằng CAPI được kiểm tra ngay khi điều tra viên hoàn thành phiếu phỏng vấn và kiểm tra chéo được thực hiện ở nhiều tầng giám sát. Đồng thời, giám sát viên các cấp sẽ kiểm soát được điều tra viên (có trực tiếp đến hộ dân để phỏng vấn) thông qua hệ thống định vị toàn cầu trong thiết bị CAPI, điều này đồng nghĩa với việc khắc phục được tồn tại trước đây là một số điều tra viên không đến địa điểm điều tra để thu thập thông tin.
Thứ tư, đối với Webform, người trả lời cung cấp thông tin chủ động về thời gian, có thể trả lời phiếu điều tra ở nhà hay tại nơi làm việc, miễn là có thiết bị điện tử và mạng Internet. Bên cạnh đó, người trả lời sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân vì tránh được sự e ngại khi phải trả lời phỏng vấn trực tiếp.
Khó khăn: Như tôi đã vừa nói ở trên, Hà Nội là địa bàn rộng với 30 quận, huyện, thị xã; 584 xã, phường, thị trấn với 2,2 triệu hộ dân. Qua tổng hợp số liệu từ các BCĐ quận, huyện, thị xã, Hà Nội có 17.476 địa bàn điều tra (Trong đó có 1.664 địa bàn đặc thù, như: Nhà dưỡng lão, trại trẻ mô côi, các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, khu ký túc xá của các trường đại học, dạy nghề,… ). Giai đoạn lập bảng kê, Thành phố đã huy động trên 16 nghìn cán bộ lập bảng kê, còn đối với giai đoạn thu thập thông tin vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 sẽ phải huy động khoảng 9 nghìn điều tra viên. Do vậy, khó khăn lớn nhất là việc tuyển chọn đội ngũ điều tra viên; do việc huy động cùng lúc một số lượng lớn điều tra viên và tổ trưởng (gần 10 nghìn người) đáp ứng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng phỏng vấn và mức độ đáp ứng của thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay máy tính bảng là việc không đơn giản.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 51% dân số (gần 4 triệu người), sinh sống ở các huyện ngoại thành và khu vực nông thôn, miền núi, nơi rất có thể xảy ra sự cố về đường truyền mạng. Ngoài ra, còn có một số hộ dân ít hoặc không sử dụng máy tính và điện thoại thông minh, không trả lời được các câu hỏi trực tuyến trên webform (đặc biệt là các hộ gia đình có người lớn tuổi, không có người trợ giúp về sử dụng thiết bị điện tử). Đây cũng là khó khăn lớn mà Hà Nội phải khẩn trương khắc phục khi tiến hành điều tra bằng CAPI và Webform.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của BCĐ Tổng điều tra các cấp của Thành phố, Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ cao Điều tra viên sử dụng thiết bị điện tử trong khâu thu thập thông tin. Theo báo cáo sơ bộ, đã có một số quận, huyện đăng ký 100% điều tra viên sử dụng thiết bị điện tử.
Ông Nguyễn Doãn Toản: Với diện tích 3.360 km2, dân số trên 7,8 triệu người, Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Đảng, Nhà nước, các trường Đại học, các cơ sở kinh tế lớn,… mặt bằng dân trí khá cao so với cả nước. Do đó, việc điều tra bằng phiếu điều tra điện tử (gọi tắt là CAPI) và Webform trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 về cơ bản có nhiều thuận lợi, song, bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định.
Về thuận lợi:
Thứ nhất, điều tra bằng CAPI và Webform giúp giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản phiếu điều tra. Đối với Hà Nội có số lượng dân cư đông, số hộ dân cư nhiều (khoảng 2,2 triệu hộ) do đó nếu điều tra bằng phiếu giấy thì khối lượng phiếu điều tra phải in rất lớn.
Thứ hai, giảm thời gian và nhân lực cho khâu nhập tin số liệu; rút ngắn thời gian tổng hợp số liệu. Công tác truyền số liệu về Trung ương được tiến hành nhanh chóng, ngay sau khi kết thúc điều tra tại hộ.
Thứ ba, chất lượng thông tin thu thập được nâng lên. Điều tra bằng CAPI được kiểm tra ngay khi điều tra viên hoàn thành phiếu phỏng vấn và kiểm tra chéo được thực hiện ở nhiều tầng giám sát. Đồng thời, giám sát viên các cấp sẽ kiểm soát được điều tra viên (có trực tiếp đến hộ dân để phỏng vấn) thông qua hệ thống định vị toàn cầu trong thiết bị CAPI, điều này đồng nghĩa với việc khắc phục được tồn tại trước đây là một số điều tra viên không đến địa điểm điều tra để thu thập thông tin.
Thứ tư, đối với Webform, người trả lời cung cấp thông tin chủ động về thời gian, có thể trả lời phiếu điều tra ở nhà hay tại nơi làm việc, miễn là có thiết bị điện tử và mạng Internet. Bên cạnh đó, người trả lời sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân vì tránh được sự e ngại khi phải trả lời phỏng vấn trực tiếp.
Khó khăn: Như tôi đã vừa nói ở trên, Hà Nội là địa bàn rộng với 30 quận, huyện, thị xã; 584 xã, phường, thị trấn với 2,2 triệu hộ dân. Qua tổng hợp số liệu từ các BCĐ quận, huyện, thị xã, Hà Nội có 17.476 địa bàn điều tra (Trong đó có 1.664 địa bàn đặc thù, như: Nhà dưỡng lão, trại trẻ mô côi, các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, khu ký túc xá của các trường đại học, dạy nghề,… ). Giai đoạn lập bảng kê, Thành phố đã huy động trên 16 nghìn cán bộ lập bảng kê, còn đối với giai đoạn thu thập thông tin vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 sẽ phải huy động khoảng 9 nghìn điều tra viên. Do vậy, khó khăn lớn nhất là việc tuyển chọn đội ngũ điều tra viên; do việc huy động cùng lúc một số lượng lớn điều tra viên và tổ trưởng (gần 10 nghìn người) đáp ứng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng phỏng vấn và mức độ đáp ứng của thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay máy tính bảng là việc không đơn giản.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 51% dân số (gần 4 triệu người), sinh sống ở các huyện ngoại thành và khu vực nông thôn, miền núi, nơi rất có thể xảy ra sự cố về đường truyền mạng. Ngoài ra, còn có một số hộ dân ít hoặc không sử dụng máy tính và điện thoại thông minh, không trả lời được các câu hỏi trực tuyến trên webform (đặc biệt là các hộ gia đình có người lớn tuổi, không có người trợ giúp về sử dụng thiết bị điện tử). Đây cũng là khó khăn lớn mà Hà Nội phải khẩn trương khắc phục khi tiến hành điều tra bằng CAPI và Webform.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của BCĐ Tổng điều tra các cấp của Thành phố, Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ cao Điều tra viên sử dụng thiết bị điện tử trong khâu thu thập thông tin. Theo báo cáo sơ bộ, đã có một số quận, huyện đăng ký 100% điều tra viên sử dụng thiết bị điện tử.
Ông Nguyễn Doãn Toàn
Phó Chủ tịch UBND thành phố
Trưởng BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thành phố Hà Nội
Phóng viên: Xin Ông cho biết Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội có những giải pháp gì để thực hiện thành công TĐT Dân số và nhà ở năm 2019?
Ông Nguyễn Doãn Toản: Đây là cuộc Tổng điều tra đầu tiên áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong khâu thu thập thông tin nên UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các khâu chuẩn bị. Thành phố đã tập trung lực lượng triển khai khẩn trương, đồng bộ nội dung và kế hoạch điều tra, hết sức coi trọng việc tập huấn và giám sát 4 khâu trong quy trình Tổng điều tra (Tập huấn nghiệp vụ các cấp; Vẽ sơ đồ nền xã, phường, thị trấn và lập bảng kê; Điều tra ghi phiếu; Soát xét, nhập tin, ghi mã số và bàn giao tài liệu).
UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 4869/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo TĐT Dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn Thành phố; Thông báo số 1042/TB-BCĐ ngày 23/11/2018 về phân công nhiệm vụ và công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố Hà Nội năm 2019; Kế hoạch 194/KH-BCĐTP ngày 15/10/2018 về Tổng điều tra Dân số và nhà ở trên địa bàn; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/11/2018 về việc tăng cường sự chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn Thành phố.
UBND Thành phố, BCĐ Tổng điều tra thành phố Hà Nội cũng đã mở Hội nghị triển khai Tổng điều tra trên địa bàn Thành phố để quán triệt đến các thành viên BCĐ, các sở, ban, ngành Thành phố và BCĐ các cấp về tầm quan trọng và quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra này; phân công trách nhiệm cụ thể đến các Sở, ngành liên quan và đến UBND các quận, huyện, thị xã.
Ban Chỉ đạo Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-BCĐTP ngày 21/11/2018 về công tác tuyên truyền Tổng điều tra trên địa bàn Thành phố. Theo đó, BCĐ các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị (phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tin truyền thông,...) tại địa phương huy động tối đa các hình thức tuyên truyền, tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và kế hoạch thực hiện Tổng điều tra đến các cấp, các ngành, các hộ dân và toàn thể nhân dân tạo sự đồng thuận cao và tích cực thực hiện.
Đến nay, công tác vẽ sơ đồ nền xã, phường, thị trấn và phân chia địa bàn điều tra, lập bảng kê hộ đã được BCĐ các cấp hoàn thành và truyền dữ liệu trên trang điều hành tác nghiệp của Tổng điều tra.
Hiện Thành phố đang gấp rút triển khai và hoàn thành một số bước chuẩn bị quan trọng như tập huấn nghiệp vụ và công nghệ thông tin các cấp; Rà soát các khâu; triển khai chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chuẩn bị lực lượng điều tra viên, giám sát viên tinh nhuệ sẵn sàng cho ngày ra quân TĐT dân số 1/4/2019.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Ông đã tham gia phỏng vấn!