Huyện Nguyên Bình: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục

|

Huyện Nguyên Bình: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục

Lan tỏa từ các phong trào thi đua trong toàn ngành
Năm 2019, phòng GDĐT huyện Nguyên Bình đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các nhà trường thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác quản lý và giảng dạy, gắn với nhiều hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt tập thể các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép tích hợp vào nội dung các môn học.

Bên cạnh đó, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được triển khai, thực hiện nghiêm túc trong các nhà trường; cảnh quan, môi trường sư phạm được cải thiện; 100% các lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh; học sinh luôn được rèn luyện kĩ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể...

Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được các nhà trường tiếp tục chủ động thực hiện trong toàn thể đội ngũ nhà giáo.

Việc ”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” qua nhiều năm thực hiện  đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả nhất định. Trong các kỳ thi, kiểm tra ở các đơn vị trường học

những cá nhân vi phạm quy chế đều được xử lý nghiêm, góp phần thắt chặt nề nếp, kỷ cương học đường. Kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm đều diễn ra an toàn, nghiêm túc có chất lượng.
 
 

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm
tặng quà học sinh huyện Nguyên Bình
 
Nâng cao chất lượng đào tạo
Những năm qua, thực hiện chủ trương qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, Phòng đã tham mưu để Huyện thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp và dồn điểm trường lẻ; đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực xây dựng, nâng cấp kiên cố hóa các lớp học, đầu tư thêm các phòng đa năng, trang bị các thiết bị phục vụ việc dạy học, khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, Huyện chỉ còn 50 trường học với 601 phòng học, tỷ lệ phòng kiên cố đạt 46,7%. Do xuất phát điểm thấp và nguồn lực còn hạn chế nên cơ sở vật chất của các trường ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu, nhiều trường thiếu nhà công vụ cho giáo viên, các công trình phụ trợ, nhà bán trú cho học sinh, phòng học bộ môn, khu vệ sinh....

Về việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, huyện Nguyên Bình cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Toàn bộ 20 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (được UBND tỉnh công nhận duy trì đạt chuẩn vào năm 2018), phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3 và phổ cập THCS mức độ 1, đạt xóa mù chữ ở mức độ 1, công tác duy trì sĩ số đạt cao (từ 97% trở lên) ở tất cả các cấp học. Các chỉ tiêu chất lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật, 100% trẻ mầm non được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân chỉ còn khoảng 2,6%. Tỷ lệ học sinh tiểu học được đánh giá có năng lực tốt đạt 49,9%, có phẩm chất tốt đạt 53,3%, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,54%, học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp đạt 100%; tỷ lệ học sinh khá giỏi cấp THCS đạt 61,3%, học sinh giỏi cấp tỉnh được khen thưởng 30 em.

Để duy trì kết quả ấn tượng đó, Phòng đặc biệt coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Đồng thời, Phòng chỉ đạo các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá với những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của các đơn vị; xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh./.

 
Trịnh Long