Tiền thân là Trung tâm GDTX (thành lập năm 1996) chỉ có 3 lớp học với 120 HS và 6 cán bộ giáo viên, đến nay, sau 3 năm sáp nhập với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (sáp nhập năm 2016), Trung tâm không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, mở rộng lên 18 lớp học văn hóa với gần 700 học sinh và 22 lớp học Trung cấp nghề. Trung tâm có cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, luôn lấy người học làm trung tâm, không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức nền vững chắc mà còn giáo dục các em lối sống lành mạnh, học để làm, học để khẳng định mình.
Nhà giáo Nguyễn Thúy Phương - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Cao Lộc chia sẻ: Ngay sau sáp nhập, Trung tâm đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, không chỉ phát triển về quy mô mà chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao; nền nếp, kỷ cương, kỷ luật lao động tốt; việc giáo dục toàn diện học sinh đi vào quy củ; giáo dục mũi nhọn và tham gia hăng hái các cuộc thi về Bài giảng E-learning, nghiên cứu khoa học...
Năm học 2018-2019, tỷ lệ HS tốt nghiệp của Trung tâm đứng đầu khối GDTX, xếp trên 7 trường THPT của tỉnh và cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Cũng trong năm học 2018-2019, Trung tâm có 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 HS giỏi cấp tỉnh (năm 2016 còn có HS đạt khuyến khích cấp Quốc gia). Song song với công tác giáo dục văn hóa, Trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội; Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại Hà Nội; Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên; Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Cao đẳng Nghề Lạng Sơn… để tổ chức đào tạo các lớp trung cấp nghề theo sát nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp.
Nhờ vậy, hằng năm, 100% HS khối 10 đều tham gia học trung cấp nghề, sau 3 năm theo học tại Trung tâm, HS tốt nghiệp vừa có bằng cấp III vừa có bằng Trung cấp nghề, đã có trên 30% HS có việc làm và thu nhập ổn định.
Ngoài việc đào tạo học sinh, trường đã mở 20 lớp đào tạo lái xe hạng A1 cho trên 2000 người; mở được 36 lớp cho trên 2000 lượt người trên địa bàn tỉnh được học tiếng dân tộc thiểu số; mở được nhiều lớp đào tạo như: Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Dân tộc thiểu số, dược sỹ, tin học, nấu ăn… với các bậc đào tạo khác nhau.
Với phương châm “Trường học đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp nằm trong trường học”, Trung tâm đã thành công trong công tác dạy nghề và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp. Nhằm khuyến khích HS, học viên sáng tạo, Trung tâm thường xuyên tổ chức các chương trình khởi nghiệp, cuộc thi nghề cấp trường, đồng thời mời các doanh nghiệp về tham dự để tiếp cận nhân lực lao động qua đào tạo, thành công điển hình là năm 2018, toàn bộ 12 học viên lớp cơ khí luyện kim được tuyển dụng vào Công ty đăng kiểm Lạng Sơn.
Nhà giáo Nguyễn Thúy Phương - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Cao Lộc chia sẻ: Ngay sau sáp nhập, Trung tâm đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, không chỉ phát triển về quy mô mà chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao; nền nếp, kỷ cương, kỷ luật lao động tốt; việc giáo dục toàn diện học sinh đi vào quy củ; giáo dục mũi nhọn và tham gia hăng hái các cuộc thi về Bài giảng E-learning, nghiên cứu khoa học...
Năm học 2018-2019, tỷ lệ HS tốt nghiệp của Trung tâm đứng đầu khối GDTX, xếp trên 7 trường THPT của tỉnh và cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Cũng trong năm học 2018-2019, Trung tâm có 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 HS giỏi cấp tỉnh (năm 2016 còn có HS đạt khuyến khích cấp Quốc gia). Song song với công tác giáo dục văn hóa, Trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội; Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại Hà Nội; Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên; Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Cao đẳng Nghề Lạng Sơn… để tổ chức đào tạo các lớp trung cấp nghề theo sát nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp.
Nhờ vậy, hằng năm, 100% HS khối 10 đều tham gia học trung cấp nghề, sau 3 năm theo học tại Trung tâm, HS tốt nghiệp vừa có bằng cấp III vừa có bằng Trung cấp nghề, đã có trên 30% HS có việc làm và thu nhập ổn định.
Ngoài việc đào tạo học sinh, trường đã mở 20 lớp đào tạo lái xe hạng A1 cho trên 2000 người; mở được 36 lớp cho trên 2000 lượt người trên địa bàn tỉnh được học tiếng dân tộc thiểu số; mở được nhiều lớp đào tạo như: Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Dân tộc thiểu số, dược sỹ, tin học, nấu ăn… với các bậc đào tạo khác nhau.
Với phương châm “Trường học đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp nằm trong trường học”, Trung tâm đã thành công trong công tác dạy nghề và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp. Nhằm khuyến khích HS, học viên sáng tạo, Trung tâm thường xuyên tổ chức các chương trình khởi nghiệp, cuộc thi nghề cấp trường, đồng thời mời các doanh nghiệp về tham dự để tiếp cận nhân lực lao động qua đào tạo, thành công điển hình là năm 2018, toàn bộ 12 học viên lớp cơ khí luyện kim được tuyển dụng vào Công ty đăng kiểm Lạng Sơn.
Nhà giáo Nguyễn Thúy Phương chia sẻ thêm: “Bên cạnh những thuận lợi nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ lãnh đạo các cấp, ngành. Trung tâm còn gặp một số khó khăn, nhất là cơ sở vật chất các lớp học văn hóa chật hẹp, xuống cấp (được đầu tư từ năm 1996), thầy và trò Trung tâm luôn mong mỏi được đầu tư xây dựng xứng tầm, để có thêm động lực phấn đấu hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tương lai”./.
Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nghề nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với 36 lớp dạy nghề cho hơn 2000 học viên thuộc nhiều đối tượng, được học các nghề như: Chăn nuôi, ghép cây ăn quả, sửa chữa máy nông nghiệp, hàn, làm chổi chít cho người tàn tật, may mặc, điện nước… Nhiều học viên sau đào tạo đã phát huy được kiến thức đã học để phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng trang trại chăn nuôi, làm thêm nghề phụ… nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy, chuyển đổi sản xuất, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. |
Kiều Thủy