Ngành Ngân hàng Yên Bái trong nhiều năm qua đã luôn bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Hoạt động tín dụng được nâng cao cả về chất lượng và tính an toàn, các đối tượng cho vay và các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, đã góp phần tích cực duy trì, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời thực thi có hiệu quả mục tiêu, chính sách của Chính phủ về ổn định thị trường tiền tệ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn trao đổi thông tin với người dân vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế gia đình tại bản Noong Phai, xã Phúc Sơn. Ảnh: Tư liệu.
Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái: Mạng lưới ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, đến 31/12/2018 có 9 Chi nhánh ngân hàng loại I, tăng 02 chi nhánh so với cuối năm 2015; 10 Chi nhánh loại II; 52 phòng giao dịch, tăng 7 phòng so với cuối năm 2015; 42 điểm máy rút tiền tự động ATM, tăng 7 máy so với cuối năm 2015; 20 phòng giao dịch Bưu điện trực thuộc Chi nhánh NHTMCP Bưu điện Liên Việt; 180 điểm giao dịch lưu động của NHCSXH tại UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 04 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện.
Tổng nguồn của các Chi nhánh ngân hàng, QTDND đến 31/12/2018 đạt 23.660 tỷ đồng, tăng 1,75 lần so với 31/12/2015; Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 20.607 tỷ đồng, tăng 8.875 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 20,52%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng so với tổng dư nợ luôn thấp dưới 1%.
Các chương trình tín dụng tiếp tục được triển khai và đạt hiệu quả tốt so với năm 2015 gồm: (i) Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp được đẩy mạnh, lũy kế thực hiện (từ tháng 5/2014) đến 31/12/2018, các Chi nhánh ngân hàng thương mại đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 493 doanh nghiệp, số tiền cam kết cho vay là 8.692 tỷ đồng và dư nợ là 6.592 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 24 khách hàng là 188 tỷ đồng, dư nợ là 113 tỷ đồng... từ đó đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; (ii) Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 9.550 tỷ đồng, tăng 4.161 tỷ đồng so với 31/12/2015; (iii) Tổng dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt 7.142 tỷ đồng, tăng 6.332 tỷ đồng so với 31/12/2015, đã góp phần giúp 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018, đưa tổng số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 46 xã, tăng 40 xã so với năm 2015.
Bên cạnh đó, Ngành tiếp tục chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng, nhất là NHCSXH triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ “Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”, trong đó đã tham mưu cho UBND Tỉnh quan tâm, dành một phần nguồn vốn của địa phương ủy thác cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Do đó, dư nợ 13 Chương trình tín dụng của NHCSXH đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội liên tục tăng qua các năm. Thời điểm 31/12/2008 dư nợ mới đạt 695 tỷ đồng đã tăng lên 2.768 tỷ đồng thời điểm 31/12/2018 (tăng 3,98 lần).
Công tác an sinh xã hội, được các Chi nhánh ngân hàng trên địa bàn triển khai thực hiện tích cực, như: Xây dựng phòng học, xây nhà tình nghĩa, chi học bổng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ thiên tai bão lụt... với tổng trị giá là 17.293 triệu đồng.
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Yên Bái tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống trên địa bàn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ thị trường, duy trì tăng trưởng và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT - XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra./.
Tổng nguồn của các Chi nhánh ngân hàng, QTDND đến 31/12/2018 đạt 23.660 tỷ đồng, tăng 1,75 lần so với 31/12/2015; Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 20.607 tỷ đồng, tăng 8.875 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 20,52%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng so với tổng dư nợ luôn thấp dưới 1%.
Các chương trình tín dụng tiếp tục được triển khai và đạt hiệu quả tốt so với năm 2015 gồm: (i) Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp được đẩy mạnh, lũy kế thực hiện (từ tháng 5/2014) đến 31/12/2018, các Chi nhánh ngân hàng thương mại đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 493 doanh nghiệp, số tiền cam kết cho vay là 8.692 tỷ đồng và dư nợ là 6.592 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 24 khách hàng là 188 tỷ đồng, dư nợ là 113 tỷ đồng... từ đó đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; (ii) Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 9.550 tỷ đồng, tăng 4.161 tỷ đồng so với 31/12/2015; (iii) Tổng dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt 7.142 tỷ đồng, tăng 6.332 tỷ đồng so với 31/12/2015, đã góp phần giúp 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018, đưa tổng số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 46 xã, tăng 40 xã so với năm 2015.
Bên cạnh đó, Ngành tiếp tục chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng, nhất là NHCSXH triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ “Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”, trong đó đã tham mưu cho UBND Tỉnh quan tâm, dành một phần nguồn vốn của địa phương ủy thác cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Do đó, dư nợ 13 Chương trình tín dụng của NHCSXH đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội liên tục tăng qua các năm. Thời điểm 31/12/2008 dư nợ mới đạt 695 tỷ đồng đã tăng lên 2.768 tỷ đồng thời điểm 31/12/2018 (tăng 3,98 lần).
Công tác an sinh xã hội, được các Chi nhánh ngân hàng trên địa bàn triển khai thực hiện tích cực, như: Xây dựng phòng học, xây nhà tình nghĩa, chi học bổng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ thiên tai bão lụt... với tổng trị giá là 17.293 triệu đồng.
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Yên Bái tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống trên địa bàn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ thị trường, duy trì tăng trưởng và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT - XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra./.
Bùi Trung Thu
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái
Lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn trao đổi thông tin với người dân vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế gia đình tại bản Noong Phai, xã Phúc Sơn. Ảnh: Tư liệu.