Doanh nghiệp Malaysia đổ mạnh đầu tư vào TPHCM

|

Ngày 13-7, tại hội thảo \

Lý giải về việc doanh nghiệp Malaysia đang đầu tư mạnh tại Việt Nam, bà Wong Chia Chiann, Tổng lãnh sự Malaysia chia sẻ, điều này xuất phát từ tiềm năng nguồn nguyên liệu nông, thủy sản của Việt Nam rất lớn và doanh nghiệp Malaysia rất cần nguồn nguyên liệu này để mở rộng sản xuất sản phẩm Halal.

Thông tin của Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Halal của Malaysia ước đạt 113,2 tỷ USD vào năm 2030. Thực phẩm và đồ uống là mặt hàng xuất khẩu chính trong nền kinh tế Halal, tiếp đến là nguyên liệu Halal, mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân, dầu dừa và hóa chất công nghiệp.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp Malaysia cần nguồn cung nguyên liệu nông, thủy sản ổn định và bền vững của Việt Nam. Hiện nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được thị trường Halal ưa chuộng như gạo, cao su, chè, điều, cà phê, hồ tiêu, tôm, cá… Chưa hết, nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới đã và đang tạo cơ hội cạnh tranh cao cho hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Việt Nam, nhất là sản phẩm Halal khi được hưởng mức thuế xuất khẩu 0%. Đây là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Malaysia tham gia đầu tư tại Việt Nam nhằm tăng khả năng mở rộng thị phần xuất khẩu trong thời gian tới.

Sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam được đánh giá là phong phú và có độ tin cậy cao trên thị trường quốc tế

Thực tế cho thấy, hiện mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng mở rộng sang cả thị trường Hồi giáo và phi Hồi giáo. Nguyên nhân là do sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Ước tính, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Trong khi đó, doanh nghiệp Malaysia lại có lợi thế đầu tư phát triển mạnh ngành sản xuất sản phẩm Halal.

Ông Nguyễn Tuấn cho biết thêm, TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh tại thành phố, nghiên cứu thực hiện các chính sách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối giao thương, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Được biết, Malaysia là một trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng đều qua các năm, trong đó năm 2022 đạt gần 14,8 tỷ USD và hai bên nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD năm 2025.