Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

|

Sáng 5-8, Trường Đại học Hoa Sen phối hợp với Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học công nghệ (thuộc Sở KH-CN TPHCM), Viện kinh tế Việt Nam, CLB các nhà kinh tế tổ chức hội thảo “Thành phố khởi nghiệp” và khởi động cuộc thi I-Star 2022 do UBND TPHCM và Sở KH-CN TPHCM tổ chức.
\r\n

\r\n

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam và quốc tế, đưa ra những giải pháp, hiến kế cho mô hình thành phố khởi nghiệp tại TPHCM. Qua đó thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội TPHCM.

Ký hợp tác 4 bên nhằm tạo ra các nghiên cứu, chương trình đột phá về công nghệ, sẵn sàng hội nhập quốc tế
PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhận định, TPHCM có rất nhiều lợi thế để phát triển các ý tưởng nghiên cứu, mô hình khởi nghiệp mới. Tuy nhiên, vẫn cần có những cơ chế, chính sách để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trẻ, những startup quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thành phố. Hiện nay các mô hình khởi nghiệp vẫn còn thiếu sự tương tác, kết nối văn hoá giữa các thế hệ với nhau.
PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhận định TPHCM có nhiều tiềm năng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Còn PGS.TS. Võ Thị Ngọc Thuý, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn xuất phát từ việc khởi nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của các trường đại học là rất quan trọng, đây là nơi đào tạo, khởi nguồn cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Theo Bà Phan Thị Quý Trúc, Phó trưởng Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở KH-CN TPHCM, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng rất quan trọng trong việc tạo ra các startup. Tuy nhiên, để làm được điều này rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước. Trước hết nên tập trung phát triển từ các hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, đây là nguồn lực chủ yếu để tạo ra những sản phẩm nghiên cứu mới, có giá trị. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thương mại hoá các nghiên cứu KHCN từ các trường đại học để có thể áp dụng vào thực tiễn.

Bà Phan Thị Quý Trúc, Phó trưởng Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở KH-CN TPHCM nhấn mạnh vai trò và sự quan tâm của nhà nước để tạo ra các startup 

“Hiện TPHCM có 2.000 doanh nghiệp đã thực hiện việc đổi mới sáng tạo nhưng thực tế, hệ sinh thái KHCN TPHCM không mạnh so với các nước trong khu vực. Do vậy, việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tận dụng nguồn lực từ trong nước và kể cả nước ngoài là rất quan trọng. Sở KH-CN TPHCM cũng đang tập trung đầu tư vào các hệ sinh thái trọng điểm, đẩy mạnh liên kết hoạt động của hệ sinh thái như thường xuyên kết nối chia sẻ ý tưởng online và offline, hỗ trợ kết nối cho các starup, đẩy mạnh hợp tác quốc tế…”, bà Trúc chia sẻ.

Trong chương trình cũng diễn ra lễ ký kết hợp tác 4 bên, giữa Trường Đại học Hoa Sen, Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, Viện kinh tế Việt Nam, CLB các nhà kinh tế. Qua đó, nhằm tăng cường sự hợp tác, phát huy thế mạnh mỗi bên, quan tâm đến nguồn lực sinh viên tại các trường đại học, chú trọng tạo ra các nghiên cứu, chương trình đột phá về công nghệ, sẵn sàng hội nhập quốc tế.