Chuyện dài từ... chiếc áo dài

|

Cuối tháng 6 vừa rồi, màn trình diễn đặc biệt của hơn 1.000 mẫu áo dài nữ với tên gọi Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Vài ngày trước đó, Hội thảo cấp quốc gia đầu tiên về loại trang phục đặc biệt này cũng diễn ra tại Hà Nội. Những động thái tích cực ấy gắn với một thực tế: chúng ta đang rất quyết tâm đưa tà áo dài trở thành Di sản thế giới được UNESCO vinh danh...

Những gì vừa diễn ra là bước đi kế tiếp, trên một chặng đường dài. Ở đó, việc tôn vinh tà áo đặc trưng cho v đẹp trang nhã, thanh lch ca ph n Vit Nam va là nguyn vng ca cng đồng, va là nhu cu t thân trong vic xác lp vai trò ca nó.

Di sản không danh xưng

Một thống kê thú vị: trong số 13 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam từng được UNESCO ghi danh, có tới bảy di sản gắn với sự xuất hiện của áo dài khi vận hành. Đó là các trường hợp của hát xoan, quan họ, ca trù, ví giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.

Nhưng chưa cần thống kê này, cũng không khó để khẳng định: từ rất lâu, áo dài vẫn được cộng đồng mặc định như một thứ trang phục tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Điều ấy, cũng giống với một thực tế từng được nhiều chuyên gia chỉ ra: trong những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, cụm từ “áo dài” thường không có nghĩa tương đương và phải sử dụng từ nguyên gốc (Ao Dai). Có nghĩa, không chỉ với chúng ta, trang phục này cũng được quốc tế mặc nhiên xem là bộ đồ truyền thống của Việt Nam.

Chỉ có điều, tính đến thời điểm hiện tại, áo dài vẫn chưa hề có một danh xưng tương xứng với giá trị của mình bằng các văn bản và quyết định có giá trị pháp lý. Và, câu chuyện ấy vẫn luôn được “hâm nóng” lại, mỗi khi cộng đồng phát hiện một vài trường hợp về việc tà áo dài bị gán cho những xuất xứ khác, tại một số bảo tàng hoặc sàn diễn thời trang trên thế giới.

Cần nói thêm, trong bối cảnh Việt Nam không thể đem áo dài đi đăng ký sở hữu trí tuệ tại WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) bởi theo nguyên tắc, việc đăng ký này phải thuộc về một cá nhân cụ thể thì cách hợp lý nhất là chúng ta công bố áo dài là quốc phục, hoặc một di sản của người Việt.

Sự thật, áo dài cũng đã từng bỏ lỡ những cơ hội để có được điều ấy.

Sáu năm trước, khi bảo tàng đầu tiên về áo dài Việt Nam được khánh thành tại TP Hồ Chí Minh năm 2014, địa phương này từng rất nhiệt tình đứng ra đề xuất lập hồ sơ đưa áo dài vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Để rồi một năm sau, đến lượt ngành du lịch thành phố mang tên Bác đề xuất quy định lấy ngày 8-3 hằng năm làm “ngày áo dài” của địa phương mình. Nhưng, những ý tưởng này không thể thành hiện thực vì nhiều lý do, trong đó có quan điểm cho rằng áo dài cần là di sản chung của mọi tỉnh, thành phố, thay vì một địa phương cụ thể.

Song song với câu chuyện trên, cũng vào năm 2014, đề án xây dựng Lễ phục Nhà nước cũng được ngành quản lý văn hóa khởi động và giao cho Cục Mỹ thuật, Triển lãm & Nhiếp ảnh triển khai. Về bản chất, đây là sự kế thừa của đề án xây dựng Quốc phục Việt Nam, được lập ra từ năm 1990 nhưng vẫn để ngỏ.

Đáng nói, dù là L phc (dùng trong các nghi l nhà nước và ngoi giao) hay Quc phc, áo dài n vn luôn là cái tên đầu tiên được dư lun nhc ti. Đin hình, khi ly ý kiến các chuyên gia, Cc M thut, Trin lãm & Nhiếp nh đã nhn được 100% đồng thun v vic chn áo dài làm l phc cho ph n.

Dù vậy, đề án này cũng không được hoàn thành và thông qua, để áo dài nữ có một danh vị chính thức. Lý do của nó đến từ việc phần... lễ phục cho nam giới vẫn gây tranh luận và không thể đạt được sự đồng nhất. Thêm vào đó, quy định về việc công nhận, phê duyệt chính thức cho Quốc phục và các biểu tượng văn hóa nói chung hiện cũng chưa có sự phân cấp rõ ràng.

Và cứ thế, cho đến lúc năm 2019 đã đi qua, áo dài vẫn đang thiếu một mảnh “giấy khai sinh” ở ngay chính nơi mình chào đời.

Áo dài Lemur (1934), một trong những mẫu áo dài tân thời xuất hiện vào thập niên 1930 và tạo ra phong trào đổi mới y phục nữ tại Việt Nam.

Không thể chỉ “yêu” bằng cảm tính

Những chờ đợi và cả sự hối thúc từ dư luận cũng đã bước đầu có kết quả, khi ngành quản lý văn hóa lên kế hoạch phấn đấu hoàn thành thủ tục xin công nhận áo dài là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngay trong năm nay. Và danh hiệu ấy sẽ là bước đệm cho một chặng đường quan trọng khác: trình UNESCO công nhận Áo dài Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nhưng nếu một danh hiệu cấp quốc gia là vấn đề không quá phức tạp, thì chặng đường trở thành Di sản thế giới của áo dài là một câu chuyện khác, với những khó khăn rất đặc thù.

Cụ thể, khác với những di sản phi vật thể thuộc về loại hình lễ hội, diễn xướng, âm nhạc... từng được UNESCO vinh danh, áo dài Việt Nam vốn là một hiện vật (trang phục). Để xây dựng hồ sơ dưới dạng một di sản phi vật thể, nó cần được đặt trong sự kết nối với một chuỗi các giá trị vô hình đi kèm, chẳng hạn các yếu tố về tri thức, kỹ năng, cách thức thể hiện... của cộng đồng mặc áo dài trong việc ứng xử với tự nhiên và xã hội; các tập tục văn hóa từng hình thành quanh bộ trang phục này hay ý nghĩa của các biểu tượng trên áo...

Ở một góc độ khác, trong khi những dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, nghệ thuật xòe Thái, hội Gióng... vốn có cộng đồng gắn với di sản thường được giới hạn trong làng, xã, trong một vùng nên không quá khó để xác định cụ thể thì áo dài lại mở ra một cộng đồng rất rộng từng gắn bó máu thịt với nó theo suốt chiều dài lịch sử.

Trong khi đó, cho đến hiện tại, chúng ta cũng chưa có những nghiên cứu, khảo sát đầy đủ về mối liên hệ, kết nối giữa nhiều chủ thể: những làng nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải; những người thợ cắt may, trang trí cho tà áo dài truyền thống; những nhà thiết kế sáng tạo và phát triển áo dài trong dòng chảy theo thời gian; những người đã và đang khoác trên mình tà áo dài cũng như chuyển giao và phát triển văn hóa của nó theo thời gian...

Bởi vậy, tại cuộc hội thảo quốc gia vừa qua, nhiều chuyên gia đã lưu ý: với một di sản bao quát khá rộng như áo dài, việc nhận diện và xác định nội hàm văn hóa liên quan là vô cùng khó khăn. Thực tế, đã có trường hợp một số hồ sơ của các nước bị đánh trượt ngay từ tiêu chí đầu tiên (về xác định rõ di sản và cộng đồng thực hành) khi đệ trình lên UNESCO vì không thể phân định được phạm vi của di sản. Do vậy, việc xây dựng hồ sơ cho áo dài cần tiến hành công phu, thận trọng và có thể tập trung vào một số vùng trung tâm của di sản từng tạo ra sự phát triển, thịnh hành của áo dài như Hà Nội với sự sáng tạo của Lemur, Huế với Áo dài cung đình, hay phong cách áo dài qua các thời kỳ tại TP Hồ Chí Minh...

Với tất cả những phức tạp ấy, việc áo dài Việt Nam được vinh danh ở cấp thế giới vẫn sẽ là một con đường dài. Ở đó, bên cạnh tình cảm và nhiệt huyết, chúng ta cần có thêm những nghiên cứu đầy đủ, vừa để tăng sức nặng hồ sơ và vừa để nâng cao sự hiểu biết của chính cộng đồng đang khoác trên mình bộ trang phục đó.

Trong hơn 500 di sản phi vật thể từng được UNESCO ghi danh, chỉ có bốn di sản thuộc trường hợp “trang phục truyền thống” giống với áo dài. Ngược lại, có tới 27 di sản gắn với các kỹ thuật sản xuất truyền thống như dệt thảm truyền thống ở Kashan (Iran) và Chiprovtsi (Bulgaria), dệt vải lụa Nhật Bản, dệt Taquille (Peru), làm khăn trùm đầu phụ nữ bằng lụa ở Azerbaijan hay dệt thổ cẩm Nam Kinh (Trung Quốc). Do vậy, cũng đã có ý kiến đề xuất Việt Nam nên làm hồ sơ về nghề may áo dài truyền thống để trình lên UNESCO. Tuy nhiên, theo phân tích, cách làm này có thể đơn giản khi lập hồ sơ, nhưng lại không thể tiêu biểu cho toàn bộ di sản áo dài tại Việt Nam.