Mở rộng cho vay tiêu dùng, kịp thời tháo gỡ bất cập

|

Làm thế nào đẩy lùi tín dụng đen? Các chuyên gia, nhà quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực ngăn chặn hiệu quả tín dụng đen, khuyến khích người dân có nhu cầu vay tìm đến nguồn tín dụng chính thống khi trao đổi với Nhân Dân hằng tháng...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng:

“Mở rộng cho vay tiêu dùng, phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng”

Trong năm giải pháp trọng tâm Ngân hàng Nhà nước đề xut nhm đẩy lùi tín dng đen, trước hết là sửa đổi Thông tư 43 về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động, tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động của loại hình này thông qua quản lý về quy mô, điều kiện kinh doanh, phạm vi địa bàn hoạt động, khuôn khổ lãi suất... để ngăn chặn tình trạng và nguy cơ mất an toàn và tiếp tay cho tín dụng đen hoạt động...; Khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng tiêu dùng lành mạnh, đặc biệt sản phẩm tín dụng trong sinh hoạt đối với các vùng công nghiệp, khu vực đông dân.

Song song với đó, sửa đổi Thông tư 39 quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng để quy định tách bạch hoạt động cho vay phục vụ đời sống và cho vay tiêu dùng cá nhân của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân; Nghiên cứu hoàn thiện quy định về cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm...

Thứ hai, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Quyết định 28 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo (kết thúc thực hiện năm 2020) theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng.

Thứ ba, nắm sát hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các TCTD, bảo đảm hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thứ tư, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành ngân hàng về các chương trình chính sách tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay; đồng thời cảnh báo các thủ đoạn của các đối tượng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng như những hệ lụy nặng nề mà tín dụng đen gây ra.

Thứ năm, các TCTD cần tiếp tục quyết liệt triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55, Nghị định 116 và hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 10 và Thông tư 25 để người dân nhanh chóng được hưởng những chính sách ưu đãi vừa được Chính phủ sửa đổi, bổ sung trong năm 2018.

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng:

“Áp dụng cơ chế thị trường trong quan hệ tín dụng”

Để đẩy lùi tín dng đen cn nhng gii pháp căn cơ và bn vng. Trước hết, cần tăng khả năng tiếp cận tín dụng, vốn chính thức cho người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tập trung vào cơ chế, chính sách. Chính phủ sớm ban hành chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, có chính sách rõ ràng và nhất quán thực thi khuyến khích cho vay đối tượng dễ bị tổn thương, khẩn trương hoàn thành việc ban hành hướng dẫn triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn nhất quán thực hiện ba bộ luật liên quan (Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự) theo hướng quy định trần lãi suất cho vay nặng lãi có thể là 100%/năm. Ưu tiên phát triển thị trường cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư nhằm tăng khả năng cung ứng vốn trung - dài hạn cho doanh nghiệp cũng như cơ hội đầu tư của người dân; chú trọng củng cố, lành mạnh hóa và phát triển hệ thống tài chính vi mô (gồm quỹ tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp, các tổ chức tài chính vi mô, Fintech, hụi, họ, phường...). Phát triển, lành mạnh hóa thị trường tín dụng tiêu dùng, trong đó cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các công ty tài chính hoạt động bài bản, lành mạnh hơn; rà soát tổng thể và định vị lại các kênh phân phối dịch vụ tài chính phù hợp hơn, qua đó vừa tăng độ bao phủ vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính; các tổ chức tài chính cần tiếp tục cải tiến quy trình cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế sản phẩm - dịch vụ phù hợp hơn, minh bạch thông tin về các điều kiện tín dụng (lãi suất, phí, trả nợ, nhắc nợ, phạt...).

Trong việc này, cần dần loại bỏ quan điểm bao cấp lãi suất, mà thay vào đó, tiến tới áp dụng cơ chế thị trường trong quan hệ tín dụng, như thế mới bảo đảm động lc cho vay đối vi các t chc tài chính, cũng như trách nhim tr n ca bên vay (trong mi trường hp, lãi sut cho vay theo th trường vn thp hơn nhiu so vi tín dng đen).

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển công nghệ thông tin trong bối cảnh xu thế kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép chữ ký số, nhận dạng số; ban hành quy định (có thể dạng thí điểm - sandbox) đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, ví điện tử, v.v. nhằm tận dụng tốt hơn thành quả công nghệ, song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Cuối cùng, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân, cộng đồng trong phòng, chống tín dụng đen. Người dân, doanh nghiệp cần tránh xa những quảng cáo, kêu gọi hỗ trợ vay vốn, không cần chứng minh thu nhập... tại các tờ quảng cáo, tờ rơi, tin nhắn, v.v. Mỗi khi có nhu cầu tín dụng thực sự, người dân hay doanh nghiệp nên tìm kiếm các nguồn thông tin chính thức từ các tổ chức tài chính, từ các website tin cậy, tham khảo ý kiến tư vấn chính thống trước khi quyết định.

Đại tá Phm Văn Tám, Cc phó Cc Cnh sát Hình s:

“Sớm tháo gỡ bất cập trong quy định pháp luật và trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến tín dụng đen”

Thực tế việc đánh giá chứng cứ đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 201 BLHS. Đó là số tiền thu lời bất chính tính theo số tiền lãi thu được có khấu trừ số tiền lãi cao nhất trong giao dịch dân sự mà Bộ luật Dân sự cho phép (20%) hay không; có được cộng dồn tiền lãi các lần giao dịch hay chỉ tính với giao dịch đủ định mức cấu thành tội phạm; cách x lý số tiền thu lời bất chính và số tiền gốc cho vay (trả lại hay xung công quỹ); cách tính trong trường hợp hợp đồng vay có cả lãi trong hạn, lãi do quá hạn; có được cộng số tiền phí các đối tượng thu của người đi vay với tiền lãi để tính tiền thu lời bất chính hay không (đặc biệt là hình thức cho vay ngang hàng, vay trực tuyến P2P Lending); tiền thu lời bất chính được tính từ thời gian thực tế đã trả lãi hay từ khi kết thúc hợp đồng; trường hợp đối tượng cho vay thu tiền lãi trước, sau khi trả hết lãi mới thu tiền gốc, nếu bị phát hiện giữa chừng thì tiền lãi thu trước có được khấu trừ tiền gốc chưa trả; hướng xử lý trường hợp người vay đang trả nợ giữa chừng thì phát sinh thỏa thuận đáo hạn, ký nhận nợ mới (gồm cả tiền gốc và lãi chưa trả). Việc xác định vai trò các đối tượng là nhân viên, người làm thuê tham gia vào hoạt động như phát tờ rơi, môi giới, nhắc nợ, thu hồi nợ... tư cách tham gia tố tụng của người đi vay là người bị hại hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng đang là vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Do đó, theo tôi, cần tháo gỡ bằng cách xây dựng những quy định cụ thể trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán như tiền lãi nặng để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền sau khi trừ đi tiền lãi hợp pháp 20% theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự; số tiền thu lợi bất chính là tổng số tiền lãi thu được của tất các giao dịch còn thời hiệu xử lý (nhiều lần đối với một người và đối với nhiều người), nếu từ 30 triệu đồng trở lên sẽ cấu thành tội phạm; tư cách tham gia tố tụng của người vay tiền là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi được cho là hợp pháp được trừ tịch thu sung quỹ Nhà nước, số tiền phí mà người cho vay thu của người đi vay cũng phải được cộng với tiền lãi để tính số tiền thu lời bất chính. Thời gian tính tiền thu lời bất chính được tính từ thời điểm giao kết hợp đồng đến lần người đi vay đã trả lãi gần nhất kể từ thời điểm bị phát hiện, xử lý. Đối với trường hợp người cho vay thu tiền lãi trước, sau khi trả hết lãi mới thu tiền gốc, nếu bị phát hiện giữa chừng nhưng người đi vay chưa hoàn hoặc mới chỉ trả một phần số tiền gốc thì số tiền lãi đã thu phải được tính là số tiền lãi thu lời bất chính; trường hợp người đi vay đang trả nợ giữa chừng thì phát sinh thỏa thuận đáo hạn, ký nhận nợ mới (gồm cả tiền gốc và lãi chưa trả) thì số tiền trong hợp đồng đáo hạn sau khi khấu trừ tiền gốc của hợp đồng ban đầu phải coi là tiền thu lời bất chính.

Ngoài ra, qua khảo sát, đánh giá thực trạng của các công ty P2P lending, nếu phát hiện các hoạt động biến tướng lợi dụng để hoạt động tín dụng đen thì tập trung đấu tranh đồng thời kiến nghị có khuôn khổ pháp lý để quản lý hình thức kinh doanh mới này. Song song với trấn áp mạnh mẽ tội phạm liên quan đến tín dụng đen, cần tăng cường tuyên truyền, tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao nhằm tạo bước chuyển về nhận thức để người dân đề cao cảnh giác, không “sập bẫy” tín dụng đen.