Trong nhiều năm nay, đo lường hạnh phúc chủ quan, cụ thể là sự hài lòng với cuộc sống đang là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá về chất lượng cuộc sống, sự hạnh phúc - những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Mặc dù vậy, ở Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống, chất lượng cuộc sống còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, chưa có cơ quan, tổ chức nào công bố dữ liệu chính thức liên quan đến các chủ đề này. Chính vì vậy, với mục tiêu hướng tới là thiết kế một bộ công cụ đáng tin cậy nhằm đo lường sự hài lòng với cuộc sống, phục vụ cho đánh giá về chất lượng cuộc sống ở Việt Nam, bài viết sẽ tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết về sự hài lòng với cuộc sống cũng như việc đo lường sự hài lòng với cuộc sống.
Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng với cuộc sống
Theo Diener và cộng sự (1999), hạnh phúc chủ quan được xác định là những đánh giá nhận thức và cảm xúc của một người về cuộc sống của họ. Trạng thái hạnh phúc chủ quan đạt được khi ai đó được trải nghiệm cảm xúc dễ chịu, ít khi gặp tâm trạng tiêu cực và có sự hài lòng cao về cuộc sống.
Nhìn chung, mỗi mặt của trạng thái hạnh phúc chủ quan cần được đo lường riêng biệt. Tuy nhiên, theo Stiglitz và cộng sự (2009), các đo lường sự hài lòng với cuộc sống thường được thực hiện nhiều nhất, đặc biệt trong mối liên hệ với chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu của Veenhoven (1996) cũng từng chỉ ra: Sự hài lòng với cuộc sống là một chỉ tiêu chất lượng cuộc sống “hiển nhiên” vì nó giúp đánh giá con người đã phát triển tốt như thế nào. Ventegodt và cộng sự (2003) cũng đã kết luận, hầu hết các lý thuyết về chất lượng cuộc sống tập trung vào sự hài lòng với cuộc sống.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng với cuộc sống. Theo Andrew (1974), sự hài lòng với cuộc sống là một đánh giá tổng thể (từ tiêu cực đến tích cực) về cảm xúc và thái độ về cuộc sống của một người tại một thời điểm cụ thể. Trong khi đó, theo Veenhoven (1996), sự hài lòng với cuộc sống là mức độ đánh giá tích cực về chất lượng cuộc sống tổng thể của mỗi người. Sousa & Lyubomirsky (2001) cho rằng, sự hài lòng với cuộc sống là sự bằng lòng hoặc chấp nhận với các điều kiện sống hoặc sự thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn về cuộc sống nói chung. Diener và cộng sự (1985) lại cho rằng, sự hài lòng với cuộc sống là phán đoán nhận thức của cá nhân về những so sánh dựa trên sự tương thích giữa các điều kiện sống của họ với các tiêu chuẩn.
Nhìn chung, sự hài lòng với cuộc sống có thể được tiếp cận theo hai cách: (1) cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up), sự hài lòng với cuộc sống là kết quả tổng hợp của sự hài lòng với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống; (2) cách tiếp cận từ trên xuống (top-down), sự hài lòng với cuộc sống là nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với các khía cạnh cụ thể.
Từ hai cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã phân biệt giữa sự hài lòng với tổng thể cuộc sống (global life satisfaction) và sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống (life-domain satisfaction). Sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống đề cập tới sự hài lòng với những mặt cụ thể của cuộc sống cá nhân, chẳng hạn như gia đình, công việc, thu nhập… trong khi các đánh giá về sự hài lòng với tổng thể cuộc sống là rộng hơn, thể hiện qua một kết luận toàn diện của cá nhân. Nhìn chung, sự hài lòng với tổng thể cuộc sống và sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Veenhoven, 1996; Pavot & Diener, 2008).
Đo lường sự hài lòng với cuộc sống
Để đo lường sự hài lòng với cuộc sống, phần lớn các nhà nghiên cứu lựa chọn thực hiện các cuộc điều tra thống kê vì cho rằng, sự hài lòng với cuộc sống được coi là một sự đánh giá nên điều tra là cách trực tiếp và chính xác nhất để đo lường nó (Sousa & Lyubomirsky, 2001). Khi đó, các cá nhân sẽ được hỏi về mức độ hài lòng của họ với cuộc sống tổng thể hoặc với các khía cạnh của cuộc sống. Thông thường, các thang điểm từ 0 hoặc 1 đến 5, 7 hoặc 10 sẽ được sử dụng, trong đó điểm số 0 hoặc 1 cho biết mức độ không hài lòng cao nhất.
Để đo lường sự hài lòng với tổng thể cuộc sống, các nhà nghiên cứu đã thiết kế thang đo theo hai dạng: Có một chỉ báo hoặc có nhiều chỉ báo. Một trong những thang đo một chỉ báo nổi tiếng là của Andrews & Withey (1976), có tên là “Delighted-Terrible Scale”. Thang đo này yêu cầu những người tham gia chỉ ra mức độ hài lòng với cuộc sống bằng cách chọn một trong bảy khuôn mặt, từ khuôn mặt hạnh phúc đến khuôn mặt buồn bã để trả lời câu hỏi “Bạn cảm thấy thế nào về toàn bộ cuộc sống của mình?”. Trong số các thang đo nhiều chỉ báo, thang đo Sự hài lòng với cuộc sống (Satisfaction with Life Scale) gồm 5 chỉ báo do Diener và cộng sự (1985) xây dựng là công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan (Larsen & Eid, 2008). Thang đo này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới khi đo lường sự hài lòng với cuộc sống. Nghiên cứu của tác giả cho thấy, thang đo này khi áp dụng vào Việt Nam vẫn đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và tính đơn hướng. Việc thực hiện khảo sát với thang đo này nhìn chung dễ quản lý với các chi phí thấp.
Tuy nhiên, việc đo lường sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống dường như phức tạp hơn. Theo Halpern (2010), sự hài lòng với cuộc sống đã được chứng minh là khác nhau giữa các quốc gia do sự khác biệt trong quan niệm về tự do, vốn xã hội và niềm tin. Dựa vào cách tiếp cận từ dưới lên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khía cạnh của cuộc sống được cho là có liên quan đến sự hài lòng với tổng thể cuộc sống. Mặc dù vậy, Easterlin & Sawangfa (2007) cho rằng, hiện chưa có sự thống nhất về việc đó là những khía cạnh nào. Nhưng các tác giả cũng cho rằng, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này dường như đã nhất trí bốn khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống là điều kiện tài chính, cuộc sống gia đình, sức khỏe và công việc.
Bên cạnh các khía cạnh trên, các nghiên cứu cũng đưa thêm một số khía cạnh khác có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống tổng thể. Praage và cộng sự (2003) rút ra sự hài lòng tổng thể được tổng hợp bởi sự hài lòng với sức khỏe, tình trạng tài chính, công việc, giải trí, nhà ở và môi trường. Rojas (2007) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa hạnh phúc và sự hài lòng với bảy khía cạnh của cuộc sống gồm: Sức khỏe, kinh tế, công việc, gia đình, bạn bè, cá nhân và cộng đồng. Argyle (2001) lại đưa ra các khía cạnh gồm tiền bạc, sức khỏe, công việc và việc làm, các mối quan hệ xã hội, giải trí, nhà ở và giáo dục. Headey and Wearing (1992) đề xuất các khía cạnh như giải trí, hôn nhân, công việc, mức sống, bạn bè, đời sống tình dục và sức khỏe…
Trên cơ sở những phân tích nhằm làm rõ các khía cạnh của cuộc sống, nhiều nghiên cứu đã xây dựng các thang đo về sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống. Nhiều thang đo trong số này cho đến nay vẫn được sự dụng rộng rãi bởi các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác nhau nhằm đo lường sự hài lòng với cuộc sống hoặc phục vụ cho việc tính chỉ số hài lòng với cuộc sống hay chỉ số chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc…
Bảng hỏi sự hài lòng với cuộc sống (Lisat-9) được xây dựng bởi Fugl-Meyer là một công cụ để đánh giá chất lượng cuộc sống. Lisat-9 gồm 1 câu hỏi về sự hài lòng với cuộc sống tổng thể và 8 câu hỏi về sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống, gồm: Khả năng tự chăm sóc, giải trí, nghề nghiệp, tình hình tài chính, đời sống tình dục, mối quan hệ với đối tác, cuộc sống gia đình và sự kết nối với bạn bè (Post và cộng sự, 2012). Bảng hỏi này được sử dụng khá phổ biến ở châu Âu hiện nay.
Bảng hỏi chất lượng cuộc sống của Lehman (QoLI) xem xét sự hài lòng với cuộc sống nói chung bên cạnh sự hài lòng với điều kiện sống, thời gian giải trí, các mối quan hệ gia đình, các mối quan hệ xã hội, thu nhập khả dụng, công việc, sự an toàn cá nhân, sức khỏe thể chất và tinh thần (Lançon và cộng sự, 2000).
Chỉ số Hạnh phúc cá nhân (Personal Wellbeing Index) được xây dựng trên cơ sở đo lường sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống như: Mức sống, sức khỏe, thành tựu đạt được trong cuộc sống, các mối quan hệ, sự an toàn, sự kết nối cộng đồng, an ninh tương lai và tâm linh/ tôn giáo (International Wellbeing Group, 2013). Chỉ số này hiện đang được sử dụng để đo lường hạnh phúc chủ quan ở Australia.
Hướng đo lường sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều thang đo đo lường sự hài lòng với cuộc sống được đưa ra nhưng việc lựa chọn thang đo nào hoặc những khía cạnh nào được đo lường còn tùy thuộc vào mục đích của đo lường cũng như bối cảnh của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, việc đo lường sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống dường như phức tạp hơn. Theo Halpern (2010), sự hài lòng với cuộc sống đã được chứng minh là khác nhau giữa các quốc gia do sự khác biệt trong quan niệm về tự do, vốn xã hội và niềm tin. Dựa vào cách tiếp cận từ dưới lên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khía cạnh của cuộc sống được cho là có liên quan đến sự hài lòng với tổng thể cuộc sống. Mặc dù vậy, Easterlin & Sawangfa (2007) cho rằng, hiện chưa có sự thống nhất về việc đó là những khía cạnh nào. Nhưng các tác giả cũng cho rằng, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này dường như đã nhất trí bốn khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống là điều kiện tài chính, cuộc sống gia đình, sức khỏe và công việc.
Bên cạnh các khía cạnh trên, các nghiên cứu cũng đưa thêm một số khía cạnh khác có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống tổng thể. Praage và cộng sự (2003) rút ra sự hài lòng tổng thể được tổng hợp bởi sự hài lòng với sức khỏe, tình trạng tài chính, công việc, giải trí, nhà ở và môi trường. Rojas (2007) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa hạnh phúc và sự hài lòng với bảy khía cạnh của cuộc sống gồm: Sức khỏe, kinh tế, công việc, gia đình, bạn bè, cá nhân và cộng đồng. Argyle (2001) lại đưa ra các khía cạnh gồm tiền bạc, sức khỏe, công việc và việc làm, các mối quan hệ xã hội, giải trí, nhà ở và giáo dục. Headey and Wearing (1992) đề xuất các khía cạnh như giải trí, hôn nhân, công việc, mức sống, bạn bè, đời sống tình dục và sức khỏe…
Trên cơ sở những phân tích nhằm làm rõ các khía cạnh của cuộc sống, nhiều nghiên cứu đã xây dựng các thang đo về sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống. Nhiều thang đo trong số này cho đến nay vẫn được sự dụng rộng rãi bởi các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác nhau nhằm đo lường sự hài lòng với cuộc sống hoặc phục vụ cho việc tính chỉ số hài lòng với cuộc sống hay chỉ số chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc…
Bảng hỏi sự hài lòng với cuộc sống (Lisat-9) được xây dựng bởi Fugl-Meyer là một công cụ để đánh giá chất lượng cuộc sống. Lisat-9 gồm 1 câu hỏi về sự hài lòng với cuộc sống tổng thể và 8 câu hỏi về sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống, gồm: Khả năng tự chăm sóc, giải trí, nghề nghiệp, tình hình tài chính, đời sống tình dục, mối quan hệ với đối tác, cuộc sống gia đình và sự kết nối với bạn bè (Post và cộng sự, 2012). Bảng hỏi này được sử dụng khá phổ biến ở châu Âu hiện nay.
Bảng hỏi chất lượng cuộc sống của Lehman (QoLI) xem xét sự hài lòng với cuộc sống nói chung bên cạnh sự hài lòng với điều kiện sống, thời gian giải trí, các mối quan hệ gia đình, các mối quan hệ xã hội, thu nhập khả dụng, công việc, sự an toàn cá nhân, sức khỏe thể chất và tinh thần (Lançon và cộng sự, 2000).
Chỉ số Hạnh phúc cá nhân (Personal Wellbeing Index) được xây dựng trên cơ sở đo lường sự hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống như: Mức sống, sức khỏe, thành tựu đạt được trong cuộc sống, các mối quan hệ, sự an toàn, sự kết nối cộng đồng, an ninh tương lai và tâm linh/ tôn giáo (International Wellbeing Group, 2013). Chỉ số này hiện đang được sử dụng để đo lường hạnh phúc chủ quan ở Australia.
Hướng đo lường sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều thang đo đo lường sự hài lòng với cuộc sống được đưa ra nhưng việc lựa chọn thang đo nào hoặc những khía cạnh nào được đo lường còn tùy thuộc vào mục đích của đo lường cũng như bối cảnh của mỗi quốc gia.
Với mục đích đo lường sự hài lòng với cuộc sống nhằm phục vụ cho việc tính và đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam nên việc xác định các khía cạnh của cuộc sống cần phải có sự kết nối với các thành phần của chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu cũng như xem xét mục tiêu phát triển, định hướng phát triển của Việt Nam, tác giả đã kết luận, chất lượng cuộc sống của Việt Nam bao gồm các thành phần phản ánh điều kiện sống khách quan của con người như: Điều kiện kinh tế, nhà ở, giáo dục, y tế, quan hệ gia đình, tham gia cộng đồng và giải trí, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, quản trị và quyền chính trị; và thành phần phản ánh cảm nhận chủ quan của người dân về cuộc sống (thông qua sự hài lòng với cuộc sống).
Tổng hợp từ các nghiên cứu của quốc tế và phân tích bối cảnh trong nước cho thấy, đo lường sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam nên được thực hiện trên các khía cạnh: Điều kiện kinh tế, công việc, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giải trí, sự an toàn, môi trường, sự kết nối với cộng đồng và tiếng nói công dân. Việc đo lường này, như thông lệ, phải được thực hiện qua các cuộc điều tra xã hội học. Các câu hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert với 5, 7 hay 10 bậc.
Trong điều tra này, một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nên được thu thập nhằm làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm dân số, cũng như phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng của người dân. Nghiên cứu của Dolan & Metcalfe (2012) đã nhận được sự đồng thuận của một số nghiên cứu khác khi chỉ ra, sự hài lòng với cuộc sống được xem là tương quan với thu nhập, tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân, sức khỏe, các đặc điểm cá nhân như giới tính, tuổi. Vì thế, việc thiết kế khảo sát sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam cần phải xem xét cả những khía cạnh khách quan này để phân tích được đầy đủ và toàn diện./.
Tổng hợp từ các nghiên cứu của quốc tế và phân tích bối cảnh trong nước cho thấy, đo lường sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam nên được thực hiện trên các khía cạnh: Điều kiện kinh tế, công việc, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giải trí, sự an toàn, môi trường, sự kết nối với cộng đồng và tiếng nói công dân. Việc đo lường này, như thông lệ, phải được thực hiện qua các cuộc điều tra xã hội học. Các câu hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert với 5, 7 hay 10 bậc.
Trong điều tra này, một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nên được thu thập nhằm làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm dân số, cũng như phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng của người dân. Nghiên cứu của Dolan & Metcalfe (2012) đã nhận được sự đồng thuận của một số nghiên cứu khác khi chỉ ra, sự hài lòng với cuộc sống được xem là tương quan với thu nhập, tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân, sức khỏe, các đặc điểm cá nhân như giới tính, tuổi. Vì thế, việc thiết kế khảo sát sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam cần phải xem xét cả những khía cạnh khách quan này để phân tích được đầy đủ và toàn diện./.
TS. Nguyễn Thị Xuân Mai
Khoa Thống kê - Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Thống kê - Trường Đại học Kinh tế quốc dân