Là một trong 5 loại hình đối tượng được điều tra trong Tổng điều tra Kinh tế năm 2021, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo. Những kết quả từ Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 tại Bình Định đã phác thảo một số nét khái quát chính về khu vực này trong thời gian qua.
Tại thời điểm Tổng điều tra, toàn tỉnh có 515 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng với sự tham gia của 1.779 chức sắc và lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở này. So với năm 2017, số cơ sở giảm 3,4% (giảm 18 cơ sở) và lao động giảm 9,6% (giảm 189 người). Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phần lớn là Phật giáo chiếm 66,4%, Công giáo chiếm 13,2%, Cao Đài chiếm 9,5% tổng số và duy nhất có 1 cơ sở giáo dục, đào tạo tôn giáo.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đã được Nhà nước xếp hạng trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ thấp 2,1%, trong đó di tích lịch sử có 3 cơ sở, di tích văn hoá có 3 cơ sở, di tích lịch sử văn hoá có 4 cơ sở, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ có 1 cơ sở.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; Chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước...
Trong những năm qua với chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, số cơ sở tôn giáo năm 2017 là 533 cơ sở, năm 2021 là 515 cơ sở. Tuy số lượng cơ sở tôn giáo có giảm nhẹ, nhưng so với 14 tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung, Bình Định vẫn đứng thứ 7/14.
Những năm qua, các cơ sở tôn giáo, đặt biệc các chùa được xây dựng và tôn tạo, vừa là địa điểm tâm linh thờ tự cho nhân dân, vừa trở thành những điểm tham quan, thu hút rất đông khách du lịch như: Chùa Thiên Hưng, Chùa Ông Núi, Nhà thờ Lòng Sông…
Đại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo an tâm, tin tưởng chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế địa phương; tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Do số lượng cơ sở tôn giáo giảm, nên số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng giảm từ 1.968 người năm 2017 xuống còn 1.779 người năm 2021. So với 14 tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung, số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo của Bình Định năm 2017 đứng thứ 5/14 tỉnh; năm 2021 đứng thứ 7/14 tỉnh. Số lượng lao động năm 2021 giảm còn do tại Bình Định có Trường Trung cấp Phật học, vào thời điểm điều tra đang xảy ra dịch Covid -19 nên trong tu viện chỉ có 5 lao động (năm 2017 là 210 lao động).
Tính theo quy mô dân số năm 2021, cứ 2.929 người dân Bình Định thì có 1 cơ sở tôn giáo, trong khi đó bình quân chung cả vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung là 2.735 người/1 cơ sở (tỉnh có ít cơ sở tôn giáo nhất là Quảng Bình, 6.112 người dân/1 cơ sở tôn giáo; tỉnh có nhiều cơ sở tôn giáo nhất là Thừa Thiên-Huế, 1.156 người dân /1 cơ sở tôn giáo).
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo tỉnh Bình Định những năm qua được nâng lên, đa số chức sắc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu đổi mới của đất nước và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới,… góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người dân có đạo và các cơ sở tôn giáo đang phát huy tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, chung tay góp sức xây dựng tỉnh Bình Định ngày thêm phát triển../.
Tại thời điểm Tổng điều tra, toàn tỉnh có 515 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng với sự tham gia của 1.779 chức sắc và lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở này. So với năm 2017, số cơ sở giảm 3,4% (giảm 18 cơ sở) và lao động giảm 9,6% (giảm 189 người). Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phần lớn là Phật giáo chiếm 66,4%, Công giáo chiếm 13,2%, Cao Đài chiếm 9,5% tổng số và duy nhất có 1 cơ sở giáo dục, đào tạo tôn giáo.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đã được Nhà nước xếp hạng trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ thấp 2,1%, trong đó di tích lịch sử có 3 cơ sở, di tích văn hoá có 3 cơ sở, di tích lịch sử văn hoá có 4 cơ sở, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ có 1 cơ sở.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; Chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước...
Trong những năm qua với chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, số cơ sở tôn giáo năm 2017 là 533 cơ sở, năm 2021 là 515 cơ sở. Tuy số lượng cơ sở tôn giáo có giảm nhẹ, nhưng so với 14 tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung, Bình Định vẫn đứng thứ 7/14.
Do số lượng cơ sở tôn giáo giảm, nên số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng giảm từ 1.968 người năm 2017 xuống còn 1.779 người năm 2021. So với 14 tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung, số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo của Bình Định năm 2017 đứng thứ 5/14 tỉnh; năm 2021 đứng thứ 7/14 tỉnh. Số lượng lao động năm 2021 giảm còn do tại Bình Định có Trường Trung cấp Phật học, vào thời điểm điều tra đang xảy ra dịch Covid -19 nên trong tu viện chỉ có 5 lao động (năm 2017 là 210 lao động).
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo tỉnh Bình Định những năm qua được nâng lên, đa số chức sắc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu đổi mới của đất nước và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới,… góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người dân có đạo và các cơ sở tôn giáo đang phát huy tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, chung tay góp sức xây dựng tỉnh Bình Định ngày thêm phát triển../.
PV (Theo Kết quả TĐT Kinh tế 2021, tỉnh Bình Định)