9 tháng đầu năm 2022, nhờ sự nỗ lực và quyết tâm vượt qua khó khăn cùng việc triển khai tích cực các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực, nền kinh tế dần đi vào ổn định và phục hồi nhanh. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch diễn ra sôi động và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp duy trì mức tăng trưởng mặc dù chịu tác động tiêu cực của yếu tố thời tiết; an sinh xã hội đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được tăng cường…
Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng năm 2022 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2022 ước tính tăng gần 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 (sơ bộ quý I tăng 10,4%; sơ bộ quý II tăng 10,8%; ước tính quý III tăng 18,7%2). Quy mô nền kinh tế Quảng Nam ước tính 9 tháng năm 2022 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành); trong đó khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 14,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 34,7%; khu vực dịch vụ chiếm 32,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 17,7% (tương ứng 9 tháng năm 2021: 16,5%; 32,1%; 34%; 17,4%).
Khu vực công nghiệp - xây dựng 9 tháng năm 2022 tăng trưởng cao ước đạt 21,7% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 7,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (tương ứng quý III/2022: +32,5%; đóng góp 11,5 điểm phần trăm). Ngành công nghiệp tăng 25,7%, đóng góp 7,2 điểm phần trăm; đáng chú ý ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vị trí chủ lực (+24,3%; đóng góp 5,3 điểm phần trăm); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 9 tháng năm 2022 tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 1,8 điểm phần trăm. Ngành xây dựng ước tính 9 tháng năm 2022 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (quý II/2022: +4,8%; đóng góp 0,4 điểm phần trăm).
Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc trở lại, đặc biệt hoạt động du lịch trước đây do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đã dần phục hồi khi Quảng Nam được chọn đăng cai Năm du lịch quốc gia 2022; khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2022 đạt mức tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Dịch vụ lưu trú và ăn uống (+33,5%; đóng góp 0,8 điểm phần trăm); bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+8,6%; đóng góp 0,5 điểm phần trăm); thông tin truyển thông (+5,8%; đóng góp 0,2 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (+7,5%; đóng góp 0,2 điểm phần trăm);… Riêng hoạt động vận tải tuy đã có những bước phục hồi nhưng ở mức chậm, do ảnh hưởng giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến cho các đơn vị kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn; VA hoạt động vận tải, kho bãi 9 tháng năm 2022 tăng 5,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính 9 tháng năm 2022 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 2,8 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế; trong đó đóng góp từ thuế nhập khẩu (2,1 điểm phần trăm), đóng góp từ VAT và các loại thuế sản phẩm khác (0,7 điểm phần trăm).
Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng năm 2022 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2022 ước tính tăng gần 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 (sơ bộ quý I tăng 10,4%; sơ bộ quý II tăng 10,8%; ước tính quý III tăng 18,7%2). Quy mô nền kinh tế Quảng Nam ước tính 9 tháng năm 2022 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành); trong đó khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 14,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 34,7%; khu vực dịch vụ chiếm 32,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 17,7% (tương ứng 9 tháng năm 2021: 16,5%; 32,1%; 34%; 17,4%).
Khu vực công nghiệp - xây dựng 9 tháng năm 2022 tăng trưởng cao ước đạt 21,7% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 7,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (tương ứng quý III/2022: +32,5%; đóng góp 11,5 điểm phần trăm). Ngành công nghiệp tăng 25,7%, đóng góp 7,2 điểm phần trăm; đáng chú ý ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vị trí chủ lực (+24,3%; đóng góp 5,3 điểm phần trăm); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 9 tháng năm 2022 tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 1,8 điểm phần trăm. Ngành xây dựng ước tính 9 tháng năm 2022 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (quý II/2022: +4,8%; đóng góp 0,4 điểm phần trăm).
Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc trở lại, đặc biệt hoạt động du lịch trước đây do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đã dần phục hồi khi Quảng Nam được chọn đăng cai Năm du lịch quốc gia 2022; khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2022 đạt mức tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Dịch vụ lưu trú và ăn uống (+33,5%; đóng góp 0,8 điểm phần trăm); bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+8,6%; đóng góp 0,5 điểm phần trăm); thông tin truyển thông (+5,8%; đóng góp 0,2 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (+7,5%; đóng góp 0,2 điểm phần trăm);… Riêng hoạt động vận tải tuy đã có những bước phục hồi nhưng ở mức chậm, do ảnh hưởng giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến cho các đơn vị kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn; VA hoạt động vận tải, kho bãi 9 tháng năm 2022 tăng 5,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính 9 tháng năm 2022 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 2,8 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế; trong đó đóng góp từ thuế nhập khẩu (2,1 điểm phần trăm), đóng góp từ VAT và các loại thuế sản phẩm khác (0,7 điểm phần trăm).
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tài chính, ngân hàng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022 tăng 46% so với cùng kỳ năm trước do thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao; thu nội địa đạt 90% dự toán năm. Chi ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm tính đến cuối tháng 9/2022 đạt hơn 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng 93% dự toán năm, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó thu nội địa đạt trên 17 nghìn tỷ đồng (bằng 90%; +30%); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt gần 4,8 nghìn tỷ đồng (bằng 101%; +165%). Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 715 tỷ đồng, gần bằng 98% dự toán năm, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn 854 tỷ đồng (đạt 57% dự toán; -8%); thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt hơn 11,7 nghìn tỷ đồng (bằng 97% dự toán; +51%)… Tổng chi ngân sách địa phương tính đến cuối tháng 9/2022 ước đạt hơn 13,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57% dự toán năm, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó chi thường xuyên đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (bằng 59%; +4%); chi đầu tư phát triển 5,9 nghìn tỷ đồng (bằng 129%; -1,0%).
Cùng với nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các chỉ số hoạt động của ngành Ngân hàng đạt kết quả tốt so với đầu năm và cùng kỳ năm trước. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai nhiều chương trình, biện pháp hỗ trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên và khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần phục hồi kinh tế. Ước tính đến 30/9/2022, tổng huy động vốn trên địa bàn đạt 74,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nguồn vốn nội tệ chiếm 98,6% tổng huy động, tăng 11,5% so với đầu năm; nguồn vốn ngoại tệ (chiếm 1,4%; +21,6%). Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến cuối tháng 9/2022 ước đạt gần 92 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng 54,3%, tín dụng trung dài hạn chiếm 45,7% trong tổng dư nợ.
Trên lĩnh vực cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, từ đầu năm tới nay, Quảng Nam tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 26,7 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021. Phân theo nguồn vốn, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý ước thực hiện trên 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ; nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện gần 14,9 nghìn tỷ đồng (+13,5%); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gần 6,1 nghìn tỷ đồng (+32,2%).
Về tình hình thu hút đầu tư: Tính đến hết tháng 8/2022, tỉnh đã cấp mới 47 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 7,5 nghìn tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn được cấp phép như: Công ty TNHH sản xuất xe du lịch chuyên dụng cao cấp Thaco (2,7 nghìn tỷ đồng); khu căn hộ du lịch, thương mại Wyndham Grand Hoi An (600 tỷ đồng); khách sạn Casamia Hội An (546 tỷ đồng); Đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Đông cầu Hương An, huyện Quế Sơn (425 tỷ đồng)… Tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh hiện nay là 960 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 241 nghìn tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp mới 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn gần 29 triệu USD, giảm 02 dự án và tăng 14,3 triệu USD so với cùng kỳ; trong số dự án cấp mới có 03 dự án ngành công nghiệp và 01 dự án ngành dịch vụ. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến nay là 195 dự án với tổng vốn đăng ký 06 tỷ USD.
Tính từ đầu năm đến ngày 19/9/2022, cả tỉnh có 962 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần 06 nghìn tỷ đồng; tăng 8,6% về số doanh nghiệp và giảm 7,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Trên các lĩnh vực xã hội, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được các cấp chính quyền, các đơn vị trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời. Tổng số tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ước tính đến ngày 30/9/2022 là 20.863 người (đạt 88% KH). Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 667 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó Nhật Bản: 61 lao động, Lào: 50 lao động, Đài Loan: 22 lao động, Hàn Quốc: 22 lao động, Nga: 08 lao động...
Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 12/01/2022, toàn tỉnh có 33.127 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,59%; tổng số hộ cận nghèo 8.202 hộ (tỷ lệ 1,88%).
Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp ngày càng phù hợp, phục vụ tốt nhu cầu học tập của xã hội. Tính đến ngày 30/8/2022, toàn ngành có 793 trường (giảm 04 trường) với tổng số học sinh 354.123 học sinh (tăng 8.735 học sinh so với cuối năm học 2021-2022).
Ước tính đến cuối tháng 9 năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội ước đạt gần 209,8 nghìn người, tăng gần 01% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 9,7% so với cùng thời điểm năm trước; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt gần 174,4 nghìn người (+0,6%; +11,6%); số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 1,5 triệu người (-0,2%; +1,2%), tỷ lệ bao phủ ước đạt trên 95% dân số toàn tỉnh. Tổng số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong tháng ước đạt hơn 453 tỷ đồng, tính chung 9 tháng năm 2022 chỉ tiêu này đạt hơn 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đến ngày 30/6/2022: Bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn tỉnh là 16,43 tiêu chí/xã, đã có 118 xã được công nhận đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 60,8% và có 10 xã đạt chuẩn nâng cao; 01 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM13; có 195 thôn đã được công nhận đạt chuẩn “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”; có 14 thôn được công nhận thôn NTM. Mục tiêu đến cuối năm 2022 có thêm ít nhất 07 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 125 xã/194 xã, đạt tỷ lệ 64,4%; bình quân chung số tiêu chí đạt chuẩn của toàn tỉnh (194 xã) từ 16,5 tiêu chí/xã trở lên; có thêm ít nhất 20 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu; các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025.
Theo đánh giá, mặc dù tình hình phát triển kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm của tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế: Nguồn thu từ tiền sử dụng đất vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguồn thu từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa đạt tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; công tác lập Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung của một số địa phương còn chậm so với yêu cầu; tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn còn chậm; dịch Covid-19 đã cơ bản được khống chế tuy nhiên với những biến thể mới dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp...
Về nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2022, Quảng Nam tiếp tục rà soát và chủ động đề ra các giải pháp thiết thực, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra; chủ động chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023./.
T.Hòa (TH)