Những điểm sáng nổi bật
Giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, tình hình phức tạp trên biển Đông, thiên tai, dịch bệnh… đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó cũng tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cũng giống như nhiều địa phương khác bên cạnh những thuận lợi, Trà Vinh phải đối mặt với những khó khăn đan xen như điểm xuất phát kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19… đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cùng đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều điểm sáng.
Trong 5 năm qua, tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Trà Vinh đạt được tốc độ khá cao so với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 11,22%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 1,43%, công nghiệp - xây dựng tăng cao ở mức 34,03%, khu vực dịch vụ tăng 6,78%. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế từng bước được cải thiện, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố trong khu vực, GRPD theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 64,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,81 lần so với năm 2015, đứng thứ 7/13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm tỷ trọng 45,92% GRDP giảm xuống còn 32,07% năm 2020, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 54,08% năm 2015 lên 67,93% năm 2020. Trà Vinh đặc biệt chú trọng giảm cơ cấu nông nghiệp và tăng cơ cấu ngành thủy sản phù hợp với định hướng tái cơ cấu kinh tế của Tỉnh và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng khá cao do giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Trà Vinh có thêm công nghiệp sản xuất điện (nhiệt điện, điện mặt trời) đi vào hoạt động, một số ngành công nghiệp chế biến phát triển khá như: May mặc, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô tô, túi xách các loại… Bên cạnh đó, ngành thương mại, dịch vụ cũng phát triển khả quan, các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương mại điện tử; các lĩnh vực lưu trú, ăn uống, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, nghệ thuật vui chơi giải trí, giáo dục, ý tế chất lượng cao ngày càng phát triển.
Trong 5 năm qua, tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Trà Vinh đạt được tốc độ khá cao so với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 11,22%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 1,43%, công nghiệp - xây dựng tăng cao ở mức 34,03%, khu vực dịch vụ tăng 6,78%. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế từng bước được cải thiện, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố trong khu vực, GRPD theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 64,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,81 lần so với năm 2015, đứng thứ 7/13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm tỷ trọng 45,92% GRDP giảm xuống còn 32,07% năm 2020, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 54,08% năm 2015 lên 67,93% năm 2020. Trà Vinh đặc biệt chú trọng giảm cơ cấu nông nghiệp và tăng cơ cấu ngành thủy sản phù hợp với định hướng tái cơ cấu kinh tế của Tỉnh và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng khá cao do giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Trà Vinh có thêm công nghiệp sản xuất điện (nhiệt điện, điện mặt trời) đi vào hoạt động, một số ngành công nghiệp chế biến phát triển khá như: May mặc, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô tô, túi xách các loại… Bên cạnh đó, ngành thương mại, dịch vụ cũng phát triển khả quan, các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương mại điện tử; các lĩnh vực lưu trú, ăn uống, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, nghệ thuật vui chơi giải trí, giáo dục, ý tế chất lượng cao ngày càng phát triển.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đáng chú ý là trong giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh đã tập trung kêu gọi đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh, nhờ đó nhiều năng lực sản xuất mới được bổ sung vào nền kinh tế tỉnh như: Trung tâm Điện lực Duyên Hải (nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên hải 2, Duyên hải 3 mở rộng), Điện mặt trời Trung Nam, dự án xây dựng khu nhà ở của Tập đoàn Hoàng Quân, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Trung tâm thương mại và siêu thị GO Trà Vinh, Co.op Mart (thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải, Tiểu Cần)… đã có những tác động tích cực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản Tỉnh.
Nhờ thực hiện công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo đúng quy định, chú trọng bồi dưỡng các nguồn thu, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đạt trên 59,8 nghìn tỷ đồng, vượt 29,5% dự toán, trong đó thu nội địa ước đạt 19,3 nghìn tỷ đồng, vượt 14,1% dự toán, tăng bình quân 18,89%/năm. Tính đến năm 2020, thu nội địa đã tăng 2,35 lần so với năm 2015. Cũng trong giai đoạn này, tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển tại Trà Vinh đã ghi nhận thành tựu đáng khích lệ. Vốn đầu tư tăng khá cao do đầu tư các dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải chiếm trên 56% tổng vốn và một số công trình trọng điểm khác như Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, trung tâm thương mại Vincom Trà Vinh, Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long, các dự án điện gió… Cụ thể: Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 123,1 nghìn tỷ đồng, vượt 36,8% mục tiêu đề ra cho giai đoạn, gấp 1,5 lần giai đoạn trước.
Điểm sáng trong các lĩnh vực xã hội chính là công tác phổ cập giáo dục được giữ vững ổn định và có bước phát triển; công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh đã đáp ứng được tình hình mới và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Thị trường lao động phát triển nhanh, hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, cơ sở dữ liệu gốc về cung - cầu lao động được hình thành đến cấp huyện. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 67%, tỷ lệ lao đồng có văn bằng, chứng chỉ đạt 33%, tạo thêm việc làm cho 125,3 nghìn người lao động, tất cả các chỉ tiêu trên đều vượt kế hoạch đề ra. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối giai đoạn xuống còn 1,67% (năm 2020); đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 3% xuống còn 2,5% (vượt mục tiêu đề ra). Qua đó, Trà Vinh cũng đã làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, đảm bảo quốc phòng - an ninh…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, thực chất, được sự đồng thuận trong nhân dân nên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sản xuất phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng lên; cảnh quan, môi trường có nhiều khởi sắc theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường vững mạnh. Đến cuối năm 2020, các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới đều vượt mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn. Cụ thể: 70/85 xã (chiếm 82,4%); 90% số hộ, 75% ấp đạt chuẩn nông thôn mới; 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của đồng bằng sông Cửu Long
Bước sang giai đoạn mới phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, Trà Vinh vẫn đứng trước những thuận lợi cùng khó khăn đan xen cả trong nước và thế giới. Mặc dù vậy, Trà Vinh quyết tâm quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cả hệ thống chính trị, phát huy tính dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên. Theo đó, Tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng đổi mới sáng tạo, tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, gắn với liên kết vùng, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trà Vinh phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới trước năm 2025 và trở thành tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030.
Chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025, Tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm từ 10-11%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,35%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 14,48%; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 7,69%. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người tương đương
4.300 USD (theo tỷ giá quy đổi 1 USD = 23.200 đồng). Tỷ trong nông nghiệp chiếm 23,75%; công nghiệp - xây dựng chiếm 46,16%; thương mại - dịch vụ chiếm 30,09%. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 33%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm bình quân từ 1,5-2%/năm.
Thời gian qua, Trà Vinh đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, du lịch; nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với những hiệu quả kinh tế biển đem lại trong giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh tự tin đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành Trung tâm kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đã xác định vùng phát triển kinh tế biển gồm khu vực ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, đặc biệt là thị xã Duyên Hải với các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh.
Để làm được điều đó, Tỉnh đã lên phương án chủ động rà soát, điều chỉnh và xây dựng đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng biển của tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Trà Vinh tập trung phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, khuyến khích các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững gắn với bảo vệ, tái sinh nguồn lợi thủy hải sản; đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng.
Song song với đó, Tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch biển, tập trung đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Xây dựng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử để thu hút khách.
Phát triển các ngành công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. Phát triển các ngành công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Quan tâm phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển.
Đặc biệt chú trọng đầu tư cảng nước sâu và các bến tàu thủy nội địa phù hợp với hệ thống cảng biển đã được duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo kết nối giao thông với các tỉnh, thành phố trong khu vực và quốc tế. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ vận tải biển, kho ngoại quan, logistics, khu phi thuế quan, khu dịch vụ công nghiệp, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Qua đó, Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Tài chính chuyển Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Long (thuộc Cục hải quan thành phố Cần Thơ) về tại Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp thuế xuất - nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển qua Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu.
Kết thúc tiến trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh đã gặt hái được nhiều thành công với những điểm nhấn đáng khích lệ, tạo động lực mạnh mẽ và nền móng vững chắc để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tiếp theo của giai đoạn 2021-2025. Tin tưởng rằng, với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, Trà Vinh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra./.
Chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025, Tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm từ 10-11%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,35%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 14,48%; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 7,69%. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người tương đương
4.300 USD (theo tỷ giá quy đổi 1 USD = 23.200 đồng). Tỷ trong nông nghiệp chiếm 23,75%; công nghiệp - xây dựng chiếm 46,16%; thương mại - dịch vụ chiếm 30,09%. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 33%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm bình quân từ 1,5-2%/năm.
Thời gian qua, Trà Vinh đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, du lịch; nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với những hiệu quả kinh tế biển đem lại trong giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh tự tin đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành Trung tâm kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đã xác định vùng phát triển kinh tế biển gồm khu vực ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, đặc biệt là thị xã Duyên Hải với các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh.
Để làm được điều đó, Tỉnh đã lên phương án chủ động rà soát, điều chỉnh và xây dựng đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng biển của tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Trà Vinh tập trung phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, khuyến khích các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững gắn với bảo vệ, tái sinh nguồn lợi thủy hải sản; đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng.
Song song với đó, Tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch biển, tập trung đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Xây dựng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử để thu hút khách.
Phát triển các ngành công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. Phát triển các ngành công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Quan tâm phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển.
Đặc biệt chú trọng đầu tư cảng nước sâu và các bến tàu thủy nội địa phù hợp với hệ thống cảng biển đã được duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo kết nối giao thông với các tỉnh, thành phố trong khu vực và quốc tế. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ vận tải biển, kho ngoại quan, logistics, khu phi thuế quan, khu dịch vụ công nghiệp, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Qua đó, Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Tài chính chuyển Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Long (thuộc Cục hải quan thành phố Cần Thơ) về tại Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp thuế xuất - nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển qua Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu.
Kết thúc tiến trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Trà Vinh đã gặt hái được nhiều thành công với những điểm nhấn đáng khích lệ, tạo động lực mạnh mẽ và nền móng vững chắc để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tiếp theo của giai đoạn 2021-2025. Tin tưởng rằng, với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, Trà Vinh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra./.
Lê Thanh Nam
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh