Giảm số lượng trường nhưng phát triển mạnh về quy mô trường lớp
Để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã thực hiện Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp, gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế. Đến nay, toàn tỉnh có 612 trường (bao gồm 10 trung tâm GDNN-GDTX) với 8.211 nhóm/lớp, 218.448 học sinh, giảm 15 trường so với năm học 2018-2019. Tuy mạng lưới trường lớp giảm, nhưng quy mô, số lượng học sinh các cấp học tiếp tục tăng. Việc điều chỉnh mạng lưới trường, bên cạnh mục đích là tạo thuận lợi cho thực hiện giảm biên chế, còn giúp cho hoạt động đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai được tập trung theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai luôn chủ động phối hợp với các sở, ngành của Tỉnh tham mưu cho HĐND, UBND Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án, kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học. Với mỗi giai đoạn, tỉnh Lào Cai đều ban hành các đề án trọng tâm để thực hiện. Nhờ đó, những năm qua, cơ sở vật chất trường, lớp của tỉnh Lào Cai có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tính đến năm học 2019-2020, toàn Tỉnh có 8.445 phòng học, 100% các cơ sở giáo dục đã có lớp học kiên cố tại trường chính, diện tích đất cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và các hoạt động của nhà trường; cơ sở vật chất trường, lớp học sạch, đẹp từng bước hiện đại từ vùng thấp đến vùng cao, thôn, bản. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai hiện có 366 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 60,79% tổng số trường học trên địa bàn toàn Tỉnh.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường đổi mới hoạt động dạy và học
Cùng với việc quy hoạch lại mạng lưới trường, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, thời gian qua, tỉnh Lào Cai cũng luôn chú trọng đến việc phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực và tăng cường đổi mới hoạt động dạy và học. Theo đó, Tỉnh tích cực triển khai Đề án phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ năm học và thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đến nay 100% cán bộ, quản lý giáo viên của tỉnh Lào Cai có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Song song với đó, hoạt động dạy và học của các đơn vị giáo dục tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh, sinh viên. Mở rộng, nâng cao chất lượng dạy môn tin học, ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục. Đáng chú ý, Lào Cai luôn tích cực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học Tin học và ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học; phối hợp với các nhà mạng viễn thông tiếp tục triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT. Triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành và một số hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý điều hành như: Vnedu, smas, vnptioffice, dịch vụ công, cổng thông tin điện tử…; tăng cường sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý theo hình thức trực tuyến, liên thông do Bộ GD&ĐT cung cấp; xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm giáo dục thông minh, lớp học thông minh, mô hình học trải nghiệm sáng tạo STEM Vinaponics ở một số trường trọng điểm. Đến nay, số giáo viên có thể ứng dụng CNTT cơ bản để hỗ trợ dạy học đạt 95,7%, số giáo viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ e-learning đạt 30,0%.
Nhờ những giải pháp đó, Lào Cai tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong 15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc về phong trào giáo dục và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là điển hình tiên tiến về giáo dục vùng cao, địa phương thí điểm thực hiện đổi mới giáo dục./.
Song song với đó, hoạt động dạy và học của các đơn vị giáo dục tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh, sinh viên. Mở rộng, nâng cao chất lượng dạy môn tin học, ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục. Đáng chú ý, Lào Cai luôn tích cực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học Tin học và ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học; phối hợp với các nhà mạng viễn thông tiếp tục triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT. Triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành và một số hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý điều hành như: Vnedu, smas, vnptioffice, dịch vụ công, cổng thông tin điện tử…; tăng cường sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý theo hình thức trực tuyến, liên thông do Bộ GD&ĐT cung cấp; xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm giáo dục thông minh, lớp học thông minh, mô hình học trải nghiệm sáng tạo STEM Vinaponics ở một số trường trọng điểm. Đến nay, số giáo viên có thể ứng dụng CNTT cơ bản để hỗ trợ dạy học đạt 95,7%, số giáo viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ e-learning đạt 30,0%.
Nhờ những giải pháp đó, Lào Cai tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong 15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc về phong trào giáo dục và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là điển hình tiên tiến về giáo dục vùng cao, địa phương thí điểm thực hiện đổi mới giáo dục./.