Là một tỉnh có tới 80% dân số, 70% lao động ở khu vực nông thôn, Yên Bái luôn xác định nông, lâm nghiệp là trụ cột của kinh tế địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái đã tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từ đó đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản.
Thành quả bước đầu của tái cơ cấu
Những năm qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu toàn ngành Nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa thành 8 đề án gắn với chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, theo thế mạnh từng địa phương đã được quan tâm đầu tư phát triển và tổ chức sản xuất tốt.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, từng bước hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
Thành quả bước đầu của tái cơ cấu
Những năm qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu toàn ngành Nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa thành 8 đề án gắn với chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, theo thế mạnh từng địa phương đã được quan tâm đầu tư phát triển và tổ chức sản xuất tốt.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, từng bước hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn đặc sản nông nghiệp của tỉnh Yên Bái
Đến nay, Yên Bái đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, giá trị cao như: Vùng lúa đặc sản 3.000 ha, vùng ngô hàng hóa 15.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm 450 ha, vùng cây ăn quả 7.000 ha, vùng chè 8.500 ha, vùng quế 70.000 ha, vùng tre măng Bát độ trên 3.600 ha, vùng sơn tra (táo mèo) 6.000 ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000 ha…
Thành công trong việc tái cơ cấu góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành. Mặc dù, trong những năm qua diễn biến thời tiết bất thuận, thiên tai liên tiếp xảy ra nhưng kết thúc năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,2%, đứng thứ 7/14 tỉnh miền núi phía Bắc.
Tập trung vào khâu tiêu thụ
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019- 2021”. Theo đó, Tỉnh tập trung hỗ trợ các đơn vị cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng, mẫu mã bao bì, tiêu chuẩn đóng gói bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, đơn vị phân phối và thị trường, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự tin cậy về chất lượng và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Đối tượng tham gia Đề án tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết sản xuất với hộ gia đình, cá nhân.
Cũng theo Đề án này, tỉnh sẽ hỗ trợ các đơn vị quản lý, chế biến tổ chức, tiếp cận, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững. Ngành Công thương và ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… Tổng nguồn vốn cho dự án gần 30 tỷ đồng./.
Thành công trong việc tái cơ cấu góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành. Mặc dù, trong những năm qua diễn biến thời tiết bất thuận, thiên tai liên tiếp xảy ra nhưng kết thúc năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,2%, đứng thứ 7/14 tỉnh miền núi phía Bắc.
Tập trung vào khâu tiêu thụ
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019- 2021”. Theo đó, Tỉnh tập trung hỗ trợ các đơn vị cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng, mẫu mã bao bì, tiêu chuẩn đóng gói bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, đơn vị phân phối và thị trường, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự tin cậy về chất lượng và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Đối tượng tham gia Đề án tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết sản xuất với hộ gia đình, cá nhân.
Cũng theo Đề án này, tỉnh sẽ hỗ trợ các đơn vị quản lý, chế biến tổ chức, tiếp cận, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững. Ngành Công thương và ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… Tổng nguồn vốn cho dự án gần 30 tỷ đồng./.
Yên Bái: Khai thác gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
Yên Bái có hơn 70% đất tự nhiên được quy hoạch cho mục đích sử dụng lâm nghiệp. Để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, thời gian qua, Chi cục kiểm lâm Yên Bái chỉ đạo các hạt kiểm lâm tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện tốt Đề án phát triển cây quế, cây sơn tra và tre măng Bát độ. Kết quả, diện tích rừng trồng hằng năm đạt trên 15.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63% năm 2018. Đối với công tác bảo vệ rừng, ngành đã triển khai tốt việc khoán bảo vệ rừng cho địa phương, Ban quản lý, doanh nghiệp và người dân. Các phương án bảo vệ rừng, phòng, chống chữa cháy rừng được triển khai tới tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn có rừng được giao quản lý. Phối hợp với cơ quan công an, quân đội để kiểm tra truy quét và xử lý dứt điểm các tụ điểm phá rừng, khai thác mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật… |
Trần Thế Hùng
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái