Đào tạo, định hướng nghề cho người lao động
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đổi mới xây dựng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng người học như: Tăng cường các giờ giảng thực hành, tích hợp; đưa học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp nhằm giảm chi phí đào tạo; học sinh được tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm... Kết quả năm 2018, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 37,6 nghìn người (đạt 112% kế hoạch), góp phần đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh đạt 67,5% vào cuối năm 2018. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, có trường đạt 100%, ngoài ra có một số ngành nghề học sinh chưa tốt nghiệp nhưng đã được doanh nghiệp nhận vào làm việc như ngành hàn, may... Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đạt trên 4,3 nghìn người, bằng 140,5% kế hoạch, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 87%, nhờ đó đã góp phần nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, lao động có việc làm qua đào tạo, thu nhập lao động nông thôn tăng, tạo điều kiện cho các địa phương hoàn thành một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phát triển rộng khắp trên 10 huyện/thành phố, đào tạo 119 ngành nghề ở cả 3 cấp trình độ với quy mô đào tạo trên 33.000 người/năm (tăng hơn 2.000 người/năm so với năm 2016). Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đã phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan rà soát lại danh mục ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đội ngũ lao động theo định hướng các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Có thể nói, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các lớp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp đã giúp người lao động áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, chăn nuôi, canh tác và kinh doanh… tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, tạo thu nhập, ổn định đời sống của người lao động, góp phần tích cực hoàn thành thắng lợi Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh. Các chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp đã tập trung đào tạo hướng vào phục vụ theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, cung cấp nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cho việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo vùng.
Giải quyết việc làm, ổn định đời sống người lao động
Cùng với công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cũng được tỉnh Nam Định quan tâm thực hiện hiệu quả, góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn góp phần tạo nhiều việc làm mới và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Với cách làm này, cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ổn định hoạt động, tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2018, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 35,85 ngàn lao động, đạt 112% KH. Trong đó: Xuất khẩu lao động gần 2 nghìn người, đạt 153,5% KH; Chương trình thực tập sinh Nhật Bản 33 lao động. Tạo việc làm từ các nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho 1,55 nghìn người…
Mặt khác, để người lao động có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp, hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức các sàn giao dịch giới thiệu việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức được 12 phiên giao dịch việc làm hàng tháng tại Trung tâm và 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 trường đại học trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với trường Đại học Điều dưỡng tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên năm 2018. Lồng ghép tư vấn định hướng nghề nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên với hoạt động tư vấn về việc làm, học nghề cho người lao động tại Trung tâm... Tổng số lao động được Trung tâm tư vấn việc làm, học nghề là 44,66 nghìn lượt lao động, đạt 595,4% KH; Giới thiệu việc gần 4,1 nghìn lao động, đạt 203% KH; Hoàn thành báo cáo phân tích - dự báo thị trường lao động năm 2018.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng giảm tải, tích hợp gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nâng cao và khẳng định thương hiệu với người học và xã hội bằng sản phẩm đầu ra, đáp ứng được yêu cầu và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, Ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức để cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết, cập nhật ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh, mở ra cho người lao động thêm nhiều cơ hội giải quyết việc làm. Đặc biệt, sẽ tăng cường liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thông qua nhiều hình thức hợp đồng liên kết đào tạo và tuyển dụng sau đào tạo./.
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đổi mới xây dựng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng người học như: Tăng cường các giờ giảng thực hành, tích hợp; đưa học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp nhằm giảm chi phí đào tạo; học sinh được tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm... Kết quả năm 2018, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 37,6 nghìn người (đạt 112% kế hoạch), góp phần đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh đạt 67,5% vào cuối năm 2018. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, có trường đạt 100%, ngoài ra có một số ngành nghề học sinh chưa tốt nghiệp nhưng đã được doanh nghiệp nhận vào làm việc như ngành hàn, may... Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đạt trên 4,3 nghìn người, bằng 140,5% kế hoạch, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 87%, nhờ đó đã góp phần nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, lao động có việc làm qua đào tạo, thu nhập lao động nông thôn tăng, tạo điều kiện cho các địa phương hoàn thành một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phát triển rộng khắp trên 10 huyện/thành phố, đào tạo 119 ngành nghề ở cả 3 cấp trình độ với quy mô đào tạo trên 33.000 người/năm (tăng hơn 2.000 người/năm so với năm 2016). Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đã phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan rà soát lại danh mục ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đội ngũ lao động theo định hướng các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Có thể nói, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các lớp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp đã giúp người lao động áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, chăn nuôi, canh tác và kinh doanh… tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, tạo thu nhập, ổn định đời sống của người lao động, góp phần tích cực hoàn thành thắng lợi Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh. Các chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp đã tập trung đào tạo hướng vào phục vụ theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, cung cấp nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cho việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo vùng.
Giải quyết việc làm, ổn định đời sống người lao động
Cùng với công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cũng được tỉnh Nam Định quan tâm thực hiện hiệu quả, góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn góp phần tạo nhiều việc làm mới và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Với cách làm này, cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ổn định hoạt động, tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2018, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 35,85 ngàn lao động, đạt 112% KH. Trong đó: Xuất khẩu lao động gần 2 nghìn người, đạt 153,5% KH; Chương trình thực tập sinh Nhật Bản 33 lao động. Tạo việc làm từ các nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho 1,55 nghìn người…
Mặt khác, để người lao động có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp, hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức các sàn giao dịch giới thiệu việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức được 12 phiên giao dịch việc làm hàng tháng tại Trung tâm và 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 trường đại học trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với trường Đại học Điều dưỡng tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên năm 2018. Lồng ghép tư vấn định hướng nghề nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên với hoạt động tư vấn về việc làm, học nghề cho người lao động tại Trung tâm... Tổng số lao động được Trung tâm tư vấn việc làm, học nghề là 44,66 nghìn lượt lao động, đạt 595,4% KH; Giới thiệu việc gần 4,1 nghìn lao động, đạt 203% KH; Hoàn thành báo cáo phân tích - dự báo thị trường lao động năm 2018.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng giảm tải, tích hợp gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nâng cao và khẳng định thương hiệu với người học và xã hội bằng sản phẩm đầu ra, đáp ứng được yêu cầu và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, Ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức để cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết, cập nhật ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh, mở ra cho người lao động thêm nhiều cơ hội giải quyết việc làm. Đặc biệt, sẽ tăng cường liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thông qua nhiều hình thức hợp đồng liên kết đào tạo và tuyển dụng sau đào tạo./.
Hoàng Đức Trọng
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định