Nam Định: Điểm đến hấp dẫn cho hợp tác đầu tư cùng phát triển

|

Nam Định: Điểm đến hấp dẫn cho hợp tác đầu tư cùng phát triển

Phát huy những giá trị, lợi thế riêng biệt

Nam Định là trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí thuận lợi để kết nối với Thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và hệ thống sân bay, cảng biển. Mạng lưới giao thông của tỉnh được quy hoạch và đầu tư khá đồng bộ, gồm cả đường sắt, đường thủy, đường bộ tạo thành mạng lưới giao thông vận tải liên hoàn, đủ điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức tới mọi vùng miền trong nước và quốc tế.

 
 
Bên cạnh đó, địa hình tỉnh Nam Định chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng thấp trũng (gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường) có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống; Vùng đồng bằng ven biển (gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng) với bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển; và thành phố Nam Định - đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là một trong những trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ của cả nước và cũng là trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định còn là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, bao gồm cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Tỉnh có hơn 1.300 di tích lịch sử văn hóa với nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, kiến trúc như: Quần thể Khu di tích văn hóa đền Trần (di tích quốc gia đặc biệt), chùa Cổ Lễ, thánh đường Phú Nhai, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện (di tích quốc gia đặc biệt)... Đặc biệt Nam Định còn có quần thể di tích Phủ Dầy gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” năm 2016 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với 72km bờ biển, Nam Định cũng đã xây dựng  và bước đầu khai thác hiệu quả một số khu du lịch biển hấp dẫn như: Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thủy). Đáng lưu ý là, Vườn quốc gia Xuân Thủy với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú, được UNESCO công nhận là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Ngoài ra, Nam Định có nguồn lao động trẻ dồi dào, với trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, cùng với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có chất lượng, hằng năm đào tạo các kỹ sư, công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Nam Định đã xây dựng danh mục các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, làm định hướng cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư như: Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, ô tô, điện - điện tử, dệt may; sản xuất công nghệ cao gồm công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin; công nghiệp sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, công nghiệp phần mềm; công nghiệp chế biến thủy sản, nông sản thực phẩm sạch, chất lượng cao; đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật; đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, khu du lịch biển nghỉ dưỡng; xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc y tế chất lượng cao.
 
Đồng thời, Tỉnh cũng dành nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư trên địa bàn như: Nhà đầu tư được lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình thức đầu tư phù hợp; được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trong đó có 3 huyện ven biển thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư. Tỉnh đang chỉ đạo thực hiện chủ trương giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất để các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại, phục vụ sản xuất công nghiệp tại huyện Ý Yên. Riêng đối với những dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao và có ý nghĩa quan trọng, Tỉnh sẽ phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ cho áp dụng các chính sách ưu đãi đặc thù.
 
Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định luôn quan tâm, đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất cho các  nhà  đầu tư, doanh  nghiệp. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên duy trì đối thoại công khai ít nhất 2  lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết trực tiếp những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Tỉnh cũng tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ kết nối cung cầu, xây dựng nhãn hiệu, công bố chất lượng, số, vạch, tiếp cận điện năng, giải phóng mặt bằng… Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp về đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí và rút ngắn thời gian so với quy định chung.
 
Tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các Sở, ngành tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (Par Index). Từng chỉ số thành phần được giao cho đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.
 
Để tiếp tục hoàn thiện sở hạ tầng, Tỉnh tập trung đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 09 khu công nghiệp với các cụm công nghiệp các huyện, thành phố. Hiện tại, đã 04 khu công nghiệp với tổng diện tích mặt bằng trên 1.200 ha đang hoạt động, trong đó: Khu công nghiệp Hòa đã lấp đầy diện tích 100%; khu công nghiệp Bảo Minh đã lấp đầy đang thực hiện thủ tục để mở rộng; khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để bàn giao mặt bằng cho các nhà đầuthứ cấp; Khu công nghiệp Mỹ Thuận vị trí thuận lợi nối với tuyến đường bộ Nam Định - Phủ đang được tập trung triển khai thực hiện các thủ tục để đầu xây dựng hạ tầng, sau khi hoàn thành sẽ thu hút các ngành sản xuất công nghiệp công nghệ cao.
 
Hiện, Tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện điều chỉnh quy hoạch các khu - cụm công nghiệp đến năm 2030; thực hiện quy hoạch phát triển thành phố Nam Định đến năm 2040 để có căn cứ thu hút các dự án đầu tư trọng điểm, công nghệ cao, tạo động lực phát triển chung cho toàn tỉnh. Cùng với đó, Tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông như: Cầu Thịnh Long; Tuyến đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bìnhhoàn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để Dự án đầu tư tuyến đường bộ ven biển sớm được phê duyệttriển khai, với mục tiêu kết nối giữa các vùng kinh tế của tỉnh, cũng như giữa tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía Bắc.
 
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, Tỉnh đang tập trung nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, thông qua việc quy hoạch lại các trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện sáp nhập một số trường nghề thành trường đào tạo đa ngành, từ đó tập trung nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đào nghề của tỉnh.
 
Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Nam Định những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Năm 2017, Nam Định là địa phương đứng thứ 7/59 tỉnh, thành phố về thu hút vốn FDI; Năm 2018, Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho 109 dự án, với tổng số vốn đăng ký và bổ sung gần 200 triệu USD và gần 2.500 tỷ đồng. Hiện nay nhiều nhà đầu tư có uy tín từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… đang có nhu cầu và cam kết đầu tư ngay trong giai đoạn 2018-2020 vào Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với quy mô vốn lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại. Điều đó cho thấy, Nam Định đang và sẽ trở thành điểm đến lý tưởng để các nhà đầu trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư./.
 
Trần Anh Dũng
Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định