Ngành ngân hàng tỉnh Nam Định làm tốt vai trò là kênh cung cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế

|

Ngành ngân hàng tỉnh Nam Định làm tốt vai trò là kênh cung cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế

Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 21 chi nhánh tổ chức tín dụng cấp I, 42 Quỹ tín dụng nhân dân,14 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp II, 4 đơn vị tổ chức tài chính vi mô, 107 phòng giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm, 191 ATM và 373 điểm chấp nhận thẻ (POS). Với mạng lưới phát triển gồm nhiều loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD và khách. Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 56 nghìn tỷ đồng; Nguồn vốn huy động đạt gần 54,4 nghìn tỷ đồng; trong 3 năm ( từ 2016 đến 2018), dư nợ toàn hệ thống tăng 20,52%, nguồn vốn huy động tăng 20,65%.

 
Hoạt động giao dịch với khách hàng tại Hội sở Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định

Hàng năm, đồng hành cùng với tỉnh trong thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chủ động tập trung vốn tín dụng kịp thời cung cấp vốn cho người dân và doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển nông nghiệp, nông thôn; mở rộng sản xuất để xuất khẩu; cung cấp vốn cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ khởi nghiệp. Đặc biệt, Chi nhánh luôn sát sao trong việc chỉ đạo các TCTD, bám sát và đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Trung ương, của Tỉnh như: Chương trình cho vay phát triển thủy sản mà trọng tâm là cho vay đóng tàu; chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay đối với chăn nuôi, thuỷ sản… Cùng với đó là triển khai nghiêm túc các chương trình cho vay hỗ trợ thực hiện các chính sách an sinhhội, như: Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/ NQ-CP; chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP… Đáng chú ý, chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã được triển khai đa dạng, theo đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN UBND tỉnh, tạo được sự đồng thuận và có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng doang nghiệp trên địa bàn. Các hợp đồng tín dụng sau khi được ký kết và giải ngân, đều được đánh giá là có tác động tích cực, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, khôi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động tín dụng nhiều ngân hàng đã hỗ trợ hiệu quả để các ngành nghề, lĩnh vực của Tỉnh phát triển, qua đó thể hiện rõ nét vai trò của mình trong nền kinh tế của Tỉnh, như: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp PTNT Bắc Nam Định, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định…
 
Bên cạnh đó, với quyết tâm cao đấu tranh chống lại tín dụng đen, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tỉnh tập trung cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, giúp người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn, ngân hàng Chính sách Xã hội Nam Định đã tập trung ưu tiên vốn cho các vùng nông thôn, vùng “trũng tín dụng” để phần nào đưa được đồng vốn kịp thời đến vớicon, giảm thiểu việc các hộ nghèo lại càng nghèo thêm khi vướng vào tín dụng đen.
 
thể nói, với những hoạt động thiết thực, hiệu quả ngành ngân hàng Nam Định đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp vốn kịp thời đến các doanh nghiệp,con sản xuất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế hội của Tỉnh./.
 
P.V