"Hoạt động du lịch Việt Nam đã diễn ra sôi động và tiếp tục đà tăng trưởng đầy ấn tượng trong những năm vừa qua”. Nhận định này được thể hiện rõ hơn thông qua sự chuyển dịch quỹ đạo tăng trưởng của khách quốc tế đến Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đã tăng đột biến từ mức bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2014-2015 lên tới mức 21,6%/năm giai đoạn 2016-2017 (cho dù trước đó đã duy trì mức tăng trưởng 11,7%/năm giai đoạn 2012-2013). Thậm chí, quy mô khách quốc tế đến Việt Nam trong 2018 đã đạt mức kỷ lục với 15,5 triệu lượt người, tăng 19,9% so năm 2017 ( tương đương 2,6 triệu lượt khách), bỏ xa ngưỡng 10 triệu lượt khách (năm 2016) từng được coi là kỷ lục trong nhiều năm trước đó. Mặt khác, cho dù quy mô khách du lịch nội địa đã có dấu hiệu giảm tốc kể từ năm 2010 trở lại đây (từ mức tăng trưởng bình quân 29%/năm giai đoạn 2014-2015 xuống tới mức 13,4%/năm giai đoạn 2016-2017) nhưng vẫn đạt con số: 73,2 triệu lượt trong năm 2017 (Bảng 1) gấp khoảng 5 lần so qui mô khách quốc tế. Quy mô khách du lịch nội địa được dự báo tiếp tục xu hướng tăng vì mức thu nhập dân cư đang được cải thiện đáng kể, cùng với sự phát triển của loại hình dịch vụ du lịch đang thúc đẩy nhu cầu về du lịch của người dân tăng cao.
Bảng trên cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam đang ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự cải thiện về hạ tầng, cùng sự đầu tư phát triển du lịch theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Thực tế những năm vừa qua, ngoài việc đẩy mạnh qui hoạch đầu tư, quảng bá cho các điểm, các khu du lịch, tạo sự liên kết vùng, đầu tư phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, đa dang hóa phương tiện giao thông đã đưa tới hiệu quả rõ rệt cho tăng trưởng qui mô khách quốc tế.
Nếu xét theo phương tiện đến có thể thấy tỷ trọng khách quốc tế đến bằng đường không đang có chiều hướng tăng cao (chiếm tỷ trọng cao nhất: 84,4% tổng khách quốc tế năm 2017). Một trong những lý do khiến phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng lựa chọn di chuyển bằng đường không là bởi những ưu điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này: An toàn, tiện lợi, tiện nghi, tiết kiệm thời gian và sức lực, thoải mái (phù hợp với các chuyến du lịch/công tác kinh doanh với khoảng cách lớn về địa lý).
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không đã tăng mạnh từ mức bình quân năm rất thấp (khoảng 2,4%/năm) trong giai đoạn 2014-2015 lên tới mức rất cao (khoảng 24,2%/năm) giai đoạn 2016-2017. Riêng năm 2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không ước đạt 12,5 triệu lượt, tăng 14,4% so năm 2017 và chiếm tỷ trọng 80,6% trong cơ cấu khách quốc tế (phân theo phương tiện). Đồng thời với việc tăng tỷ trọng khách quốc tế đến bằng đường hàng không, tỷ trọng khách quốc tế đến bằng đường bộ có xu hướng suy giảm (chiếm tỷ trọng 13,6% tổng khách quốc tế trong năm 2017, giảm đáng kể so các năm: Năm 2014 (20,5%), năm 2015 (18%) và năm 2016 ( 14,6%). Tuy nhiên bước sang năm 2018, cơ cấu này lại có sự thay đổi khi tỷ trọng khách quốc tế đi bằng đường bộ tăng trở lại với tỷ trọng 18,06 %. Dấu hiệu tăng trưởng du lịch bằng đường bộ cũng cho thấy hạ tầng giao thông đã đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đáp ứng các tour du lịch bình dân và thu hút ngày càng nhiều khách từ những nước láng giềng lân cận…
Những năm gần đây, song song với việc đầu tư cho hạ tầng du lịch thì hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết tour quốc tế cũng đã được đẩy mạnh nên thị trường khách quốc tế rất đa dạng.
Nếu xét theo thị trường khách quốc tế có thể thấy rõ một trong những động lực quan trọng nhất góp phần vào kết quả đầy ấn tượng của hoạt động du lịch Việt Nam chính là sự “bùng nổ” về quy mô khách quốc tế đến Việt Nam từ thị trường châu Á nói chung và từ thị trường khách Đông Bắc Á nói riêng.
Thị phần của khách châu Á đến Việt Nam trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ giữ vị trí dẫn đầu (chiếm 70% năm 2015 và 75% năm 2017 và 78 % năm 2018) mà còn đang có xu hướng tăng nhanh kể từ năm 2010 trở lại đây. Theo Tổng cục Thống kê (GSO, 2018), tốc độ tăng trưởng khách quốc tế châu Á đến Việt Nam giai đoạn 2016-2017 đã cao gấp 7,6 lần so với mức cùng kỳ giai đoạn 2014-2015 (còn thị trường khách Đông Bắc Á đạt mức tăng trưởng 40%/năm giai đoạn 2016-2017 và cao gấp 8,7 lần so với giai đoạn 2014-2015).
Đặc biệt, cho dù Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về quy mô “lớn nhất” của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam (vượt mốc 4 triệu lượt khách năm 2017 và đạt xấp xỉ 5 triệu lượt vào năm 2018), nhưng Hàn Quốc mới thực sự là nước có lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2010 trở lại. Điều này có thể được giải thích một phần bởi những nỗ lực của ngành du lịch nước ta trong triển khai chính sách thu hút du khách quốc tế và phần khác là do nhu cầu khách Hàn Quốc đến Việt Nam không chỉ đơn thuần nhằm mục đích du lịch-nghỉ ngơi mà còn kết hợp kinh doanh (chủ yếu thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài). Nếu chỉ tính những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam trong năm 2018 thì Hàn Quốc hiện đang là một trong hai đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam xét cả về số dự án đầu tư (1043 dự án) với tổng số vốn đăng ký 3657,6 triệu USD. Trong khi đó, thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam lại bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, từ mức tăng trưởng 51,4% năm 2016 xuống tới mức 48,6% năm 2017 và chỉ đạt mức 24 % trong năm 2018.
Trái với xu hướng tăng trưởng mạnh của thị trường khách châu Á, thị trường khách châu Âu đến Việt Nam (mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 14%) vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao và ổn định trong vòng 8 năm qua (đạt tốc độ bình quân 15%/năm và giữ vị trí thứ 2 về quy mô khách quốc tế đến Việt Nam). Các trụ cột chính giúp duy trì sự ổn định đà tăng trưởng cao của thị trường khách châu Âu đến Việt Nam bao gồm Nga, Anh, Pháp và Đức (chiếm tỷ trọng 70% khách châu Âu đến Việt Nam). Năm 2018, những thị trường này có lượng khách đến Việt Nam tăng trưởng lần lượt là: 5,7%; 5,1%; 9,5% và 7,1%. Một số thị trường khác vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định trong năm 2018 như châu Mỹ tăng 10,6%; châu Úc tăng 4% và châu Phi tăng 19,2%.
Góp mặt vào sự bùng nổ của thị trường khách quốc tế có vai trò quan trọng của các công ty, doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Theo số liệu từ Tổng cục du lịch, nếu như năm 2013, cả nước mới có 1.305 doanh nghiệp lữ hành quốc tê thì tới năm 2017 đã có 1752 doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng đạt 4,3% năm 2015; 5,3% năm 2016 và 9,5% năm 2017.
Một trong những điểm đáng lưu ý là trong khi số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước đang có chiều hướng giảm mạnh (từ 58 doanh nghiệp năm 2010 xuống chỉ còn 5 doanh nghiệp năm 2017) thì doanh nghiệp lữ hành thuộc khu vực ngoài nhà nước (nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) lại có xu hướng tăng cao trong cùng kỳ. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2018, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình công ty cổ phần đã đạt mức cao kỷ lục 1.164 doanh nghiệp và 556 doanh nghiệp vào năm 2017 (tương ứng cao gấp 2,2 lần và 2 lần so với các mức cùng kỳ của năm 2010). Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tương đối ổn định. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước (nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lữ hành phục vụ kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Nhìn vào thị trường khách quốc tế trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy: Du lịch Việt Nam đang trên đà khởi sắc theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Với lượng khách quốc tế vượt ngưỡng 15 triệu lượt trong năm 2018 sẽ là động lực lớn để ngành du lịch Việt Nam tiếp tục những hướng đầu tư hiệu quả. Mặc dù khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số du khách, nhưng khách quốc tế đến Việt Nam mới là động lực chính dẫn tới xu hướng tăng nhanh tổng thu từ khách du lịch cho Việt Nam.
Do đó, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của khách châu Á nói riêng và quốc tế nói chung thì bên cạnh việc đẩu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng các tour, thì các địa phương cần đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng vận tải; Đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; Đầu tư phát triển hệ thống lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới; Tăng cường các hoạt động hợp tác, xúc tiến và quảng bá du lịch… Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch Việt Nam tiếp đà tăng tốc và phát triển bền vững đúng nghĩa là ngành công nghiệp không khói./.
Nếu xét theo thị trường khách quốc tế có thể thấy rõ một trong những động lực quan trọng nhất góp phần vào kết quả đầy ấn tượng của hoạt động du lịch Việt Nam chính là sự “bùng nổ” về quy mô khách quốc tế đến Việt Nam từ thị trường châu Á nói chung và từ thị trường khách Đông Bắc Á nói riêng.
Thị phần của khách châu Á đến Việt Nam trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ giữ vị trí dẫn đầu (chiếm 70% năm 2015 và 75% năm 2017 và 78 % năm 2018) mà còn đang có xu hướng tăng nhanh kể từ năm 2010 trở lại đây. Theo Tổng cục Thống kê (GSO, 2018), tốc độ tăng trưởng khách quốc tế châu Á đến Việt Nam giai đoạn 2016-2017 đã cao gấp 7,6 lần so với mức cùng kỳ giai đoạn 2014-2015 (còn thị trường khách Đông Bắc Á đạt mức tăng trưởng 40%/năm giai đoạn 2016-2017 và cao gấp 8,7 lần so với giai đoạn 2014-2015).
Đặc biệt, cho dù Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về quy mô “lớn nhất” của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam (vượt mốc 4 triệu lượt khách năm 2017 và đạt xấp xỉ 5 triệu lượt vào năm 2018), nhưng Hàn Quốc mới thực sự là nước có lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2010 trở lại. Điều này có thể được giải thích một phần bởi những nỗ lực của ngành du lịch nước ta trong triển khai chính sách thu hút du khách quốc tế và phần khác là do nhu cầu khách Hàn Quốc đến Việt Nam không chỉ đơn thuần nhằm mục đích du lịch-nghỉ ngơi mà còn kết hợp kinh doanh (chủ yếu thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài). Nếu chỉ tính những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam trong năm 2018 thì Hàn Quốc hiện đang là một trong hai đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam xét cả về số dự án đầu tư (1043 dự án) với tổng số vốn đăng ký 3657,6 triệu USD. Trong khi đó, thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam lại bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, từ mức tăng trưởng 51,4% năm 2016 xuống tới mức 48,6% năm 2017 và chỉ đạt mức 24 % trong năm 2018.
Trái với xu hướng tăng trưởng mạnh của thị trường khách châu Á, thị trường khách châu Âu đến Việt Nam (mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 14%) vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao và ổn định trong vòng 8 năm qua (đạt tốc độ bình quân 15%/năm và giữ vị trí thứ 2 về quy mô khách quốc tế đến Việt Nam). Các trụ cột chính giúp duy trì sự ổn định đà tăng trưởng cao của thị trường khách châu Âu đến Việt Nam bao gồm Nga, Anh, Pháp và Đức (chiếm tỷ trọng 70% khách châu Âu đến Việt Nam). Năm 2018, những thị trường này có lượng khách đến Việt Nam tăng trưởng lần lượt là: 5,7%; 5,1%; 9,5% và 7,1%. Một số thị trường khác vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định trong năm 2018 như châu Mỹ tăng 10,6%; châu Úc tăng 4% và châu Phi tăng 19,2%.
Góp mặt vào sự bùng nổ của thị trường khách quốc tế có vai trò quan trọng của các công ty, doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Theo số liệu từ Tổng cục du lịch, nếu như năm 2013, cả nước mới có 1.305 doanh nghiệp lữ hành quốc tê thì tới năm 2017 đã có 1752 doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng đạt 4,3% năm 2015; 5,3% năm 2016 và 9,5% năm 2017.
Một trong những điểm đáng lưu ý là trong khi số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước đang có chiều hướng giảm mạnh (từ 58 doanh nghiệp năm 2010 xuống chỉ còn 5 doanh nghiệp năm 2017) thì doanh nghiệp lữ hành thuộc khu vực ngoài nhà nước (nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) lại có xu hướng tăng cao trong cùng kỳ. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2018, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình công ty cổ phần đã đạt mức cao kỷ lục 1.164 doanh nghiệp và 556 doanh nghiệp vào năm 2017 (tương ứng cao gấp 2,2 lần và 2 lần so với các mức cùng kỳ của năm 2010). Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tương đối ổn định. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước (nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lữ hành phục vụ kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Nhìn vào thị trường khách quốc tế trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy: Du lịch Việt Nam đang trên đà khởi sắc theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Với lượng khách quốc tế vượt ngưỡng 15 triệu lượt trong năm 2018 sẽ là động lực lớn để ngành du lịch Việt Nam tiếp tục những hướng đầu tư hiệu quả. Mặc dù khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số du khách, nhưng khách quốc tế đến Việt Nam mới là động lực chính dẫn tới xu hướng tăng nhanh tổng thu từ khách du lịch cho Việt Nam.
Do đó, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của khách châu Á nói riêng và quốc tế nói chung thì bên cạnh việc đẩu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng các tour, thì các địa phương cần đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng vận tải; Đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; Đầu tư phát triển hệ thống lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới; Tăng cường các hoạt động hợp tác, xúc tiến và quảng bá du lịch… Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch Việt Nam tiếp đà tăng tốc và phát triển bền vững đúng nghĩa là ngành công nghiệp không khói./.
TS. Nguyễn Cao Đức - TS. Phí Hồng Minh
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam